Bài giảng môn Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận (3)

I.TÌM HIỂU CHUNG

Tác giả: Huy Cận

 Cuộc đời:

Tên khai sinh là Cù Huy Cận.Sinh ngày 31/05/1919, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Xuất thân trong một nhà Nho gốc nông dân.

Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới.

Huy Cận mất ngày 19/02/2005 tại Hà Nội.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận (3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG THỰC HÀNH TỔ 3 Lớp 11c2 HÙNG VƯƠNG (Bình Dương)TRÀNG GIANGHUY CẬNI.TÌM HIỂU CHUNGTác giả: Huy Cận Cuộc đời:Tên khai sinh là Cù Huy Cận.Sinh ngày 31/05/1919, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Xuất thân trong một nhà Nho gốc nông dân.Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới.Huy Cận mất ngày 19/02/2005 tại Hà Nội. HUY CẬN năm 1940 (21 tuổi) Sự nghiệp sáng tác :Ông sáng tác thơ từ 1934, đăng thơ từ 1936.Trước CMT8 : Lửa thiêng (1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca,Sau CMT8 : Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Nhà thơ Huy Cận (trái) và Xuân Diệu (phải)HUY CẬN NĂM 1969 ( 50 TUỔI) Ông bà Huy Cận (1 năm trước ngày ông mất)2. Tác phẩm Xuất xứ: viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập thơ Lửa thiêng. Tựa đề: Tràng Gianghai từ Hán Việt + âm “ang” trang trọng, cổ kính, con sông như bắt nguồn từ thưở xa xưa, con sông của lịch sử, của văn hoá, của sự vĩnh hằng. Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn của thi nhân, của sông nước tràng giang, từ đó toát lên lòng yêu quê hương đất nước.II. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬTDòng sông mênh mông (khổ 1) Sông nước, thuyền trôi : hình ảnh quen thuộc. Gợn : một thoáng sóng xao động nhẹ nhưng lại cuộn trong lòng nhà thơ một nỗi buồn trùng điệp. “Buồn điệp điệp, nước song song, sầu trăm ngả” : từ láy, số từ trăm nỗi buồn được cụ thể hoá lại dàn trải mênh mông. Thuyền về >< nước lại : tiểu đối, tương phản, tạo nên sự chia lìa. “Củi một cành khô lạc mấy dòng” : đảo ngữ gợi cho ta liên tưởng đến những kiếp người nhỏ bé bấp bênh trôi nổi giữa dòng đời vô định. Sơ kết : 3 câu thơ đầu mang âm hưởng Đường thi, câu 4 mang âm hưởng hiện đại Cái tôi cô đơn buồn rầu. 2. Không gian vũ trụ ( khổ 2) “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” : đảo ngữ, lấy vầnđôi nét chấm phá càng tạo nên vẻ quạnh hiu. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” : lấy động tả tĩnh, âm thanh mơ hồ lắng đọng niềm khát khao giao cảm. “Nắng xuống / trời lên / sâu chót vót” : câu thơ mở rộng không gian hai chiều (rộng, ngang), từ láy “chót vót” tạo nên một không gian vũ trụ bao la. “Sông dài / trời rộng / bến cô liêu” : câu thơ có 3 vế diễn tả kích thước của vũ trụ càng mênh mông thì chiều sâu thẳm của tâm hồn càng trống vắng, bơ vơ. 3. Tâm trạng cô đơn (khổ 3) Điệp từ “không” nhấn mạnh 2 lần , không có một phương tiện nào để con người và tình người đến với nhau, chỉ có “ Bèo dạt, hàng nối hàng, lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”: dù có mở ra một ít màu sắc vẫn không giảm được nét đìu hiu. 4. Nỗi sầu vô định (khổ 4) a. Hai câu đầu: - Bức tranh cực đạiLớp lớp :chồng chất lên nhauMây cao đùn núi bạc :ý thơ của Đỗ Phủ tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên - Bức tranh cực tiểu“Chim nghiêng, cánh nhỏ” : sự yếu ớt, cô đơn của một sinh vật bé nhỏ.“Bóng chiều sa”: chiều tà gợi nỗi buồn xa vắng Tương phản giữa không gian cực đại với cánh chim bé nhỏ diễn tả bằng ẩn dụ cái nhỏ nhoi, tội nghiệp của con người trước vũ trụ mênh mang.Liên hệ thơ Thôi Hiệu : “Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?) (Tản Đà dịch) b. Hai câu cuối “Lòng quê dợn dợn vời con nước” : từ láy  nét chao động của lòng yêu quê hương, đất nước. “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” : tứ thơ của Thôi Hiệu được bàn tay tài hoa sáng tạo nâng lên để biểu hiện tình nhớ nước yêu nhà.  Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ - Nghệ thuật đối xứng và cách dùng từ láy. - Cách miêu tả sự vật: mang màu sắc cổ điển ở không gian, thời gian, ngôn ngữ, nhịp điệu giọng điệu trầm buồn. - Hình ảnh thơ và cách dùng ngôn từ vừa táo bạo lại vừa gần gũi. - Cái tôi cá nhân hiện đại, một cái tôi cá nhân thuộc về một thời đại mới. III. TỔNG KẾT Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. “Tràng Giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc” Xuân DiệuLUYỆN TẬP1. Cách cảm nhận không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?2. Vì sao câu thơ cuối Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu ? Cám ơn các bạn đã theo dõi bài học này. Mong các bạn ủng hộ tập thể tổ 3. Chúc các bạn vui vẻ !

File đính kèm:

  • pptTrang giang(7).ppt