Bài giảng môn Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận (2)

1-TÁC GIẢ: HUY CẬN(1919-2005)

•Trước CM tháng Tám là một nhà Thơ Mới lãng mạn nổi tiếng.

 Các tập thơ tiêu biểu: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự

•Sau cách mạng tháng Tám là một trong những người lãnh đạo nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam.

 Các tập thơ tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hạt lại gieo,

•Thơ Huy Cận thường hàm súc, giàu chất triết lí, đậm phong vị thơ Đường.

•Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam hiện đại.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận (2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÀNG GIANG HUYCẬNI-GIỚI THIỆU1-TÁC GIẢ: HUY CẬN(1919-2005)Trước CM tháng Tám là một nhà Thơ Mới lãng mạn nổi tiếng. Các tập thơ tiêu biểu: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tựSau cách mạng tháng Tám là một trong những người lãnh đạo nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Các tập thơ tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hạt lại gieo,Thơ Huy Cận thường hàm súc, giàu chất triết lí, đậm phong vị thơ Đường.Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam hiện đại.CHÀNG TRAI LÃNG MẠN- HUY CẬN VÀ KHI ĐÃ LÀ “CỐ NHÂN”!!!ĐÔI BẠN THÂN XUÂN- HUY!!!TUYỂN TẬP THƠ HUY CẬNTràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu của Huy Cận. Bài thơ được viết mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa Thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sông nước. 2-BÀI THƠ TRÀNG GIANG3- THỂ THƠ_ BỐ CỤCThể thơ: thơ bảy chữ thuộc thể thơ tự do.Bố cục: gồm 4 khổ thơ Khổ 1:Khung cảnh sông nứơc mênh mông,bất tận. Khổ 2:Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều. Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng. Khổ 4:Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm mong tìm chỗ nương tựa của nhà thơ.II- PHÂN TÍCH1- Khổ 1 : Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận.Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.SÓNG GỢN TRÀNG GIANG BUỒN ĐIỆP ĐIỆP..  Sóng gợn tràng giang Nỗi buồn điệp điệp Thuyền nước xuôi dòng Sầu dâng trăm ngả. Củi khô lạc mấy dòng Tâm hồn cô đơn lạc lõng. Nỗi buồn lan toả cảnh vật và con người CẢNH VÀ TÌNH ĐĂNG ĐỐI :Nghệ thuật :  -Đối ý và đối xứng -Dùng từ láy: điệp điệp, song song. -Hình ảnh sáng tạo, hiện đại: củi một cành khô kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định. 2- Khổ 2:Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều.Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.Nắng xuống trời lên sâu chót vót;Sông dài trời rộng bến cô liêu.Nỗi buồn càng thêm lan rộng và thấm sâu: -Hình ảnh: cồn nhỏ, nắng xuống, trời lên, sông dài, bến cô liêu cảnh vật thêm hoang vắng, cô tịch.-Khung cảnh thiên nhiên rợn ngợp, con người trở nên bé nhỏ giữa vũ trụ bao la. 3- Khổ 3:Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng.Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Nỗi buồn trước trời rộng sông dài hoà lẫn nỗi buồn nhân thế, cuộc đời: Cánh bèo trôi ấn tượng về sự chia li, tan tác càng gợi nỗi buồn mênh mông.Không có một hoạt động nào của con người: không một chuyến đò, không cầu.Chỉ có mối liên hệ duy nhất của thiên nhiên với nhau: bờ xanh- bãi vàng. Thái độ phủ nhận thực tại, mong tìm thấy mối giao hoà với cuộc đời, tuyệt nhiên không thấy. Sự cô quạnh được đặc tả bằng chính cái không tồn tại. 4-Khổ 4: Tâm sự nhớ quê,mong tìm nơi nương tựa trong cuộc đời.Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. ..****.CÁNH CHIM CÔ ĐƠNCÁNH CHIM CÔ ĐƠNMÂY CAO ĐÙN NÚI BẠC-Khổ thơ kết đặc sắc, hài hòa yếu tố cổ điển và hiện đại.-Mây, núi, cánh chim nhỏ, ánh hoàng hôn, càng gợn dậy hơn “cơn sóng” buồn trong lòng thi nhân.-Điệp từ “dợn dợn” làm tăng thêm nỗi lòng nhớ quê cuồn cuộn, dâng tràn con người ý thức về mình và mong tìm thấy trong cõi đời vô định một nơi nương nhờ, bám vào để tâm hồn được an lạc, để thấy một cuộc sống ý nghĩa và niềm tin hi vọng.III- TỔNG KẾT Qua bài Thơ Mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thể hiện cái tôi luôn trăn trở, day dứt về số phận của thế hệ và đất nước.Nghệ thuật sử dụng hình thức đối, từ láy, điệp từ hiệu quả.Nghệ thuật không gian hoá tâm trạng.Hình ảnh thơ mới lạ, hiện thực, cụ thể.Giọng thơ mang đậm phong vị Đường thi.Phần củng cố:1- Nhận xét về phong cách thơ Huy Cận.2-Liệt kê những hình ảnh mang tính cổ điển, và hiện đại trong bài thơ.3-Nhận xét hệ thống từ ngữ nghệ thuật trong bài thơ.4-Sưu tầm một số bài thơ trong tập “Lửa Thiêng” của Huy Cận,(về nhà).CHUẨN BỊ BÀI MỚI:Xem lại bài thao tác lập luận bác bỏ để chuẩn bị phần luyện tập.Đọc và làm bài tập 1, 2.Lập dàn ý cho câu hỏi 3.Suy nghĩ và đưa ra một vấn đề mình quan tâm, vào lớp đưa lớp cùng bàn luận.TIẾT HỌC KẾT THÚC. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. CHÚC MỘT TUẦN MỚI TỐT LÀNH VÀ NIỀM VUI!!! TẠM BIỆT!!!!!!!!

File đính kèm:

  • pptTrang giang(6).ppt
Giáo án liên quan