- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Học hết bậc thành chung ở Nam Đinh, sau đó về Hà Nội viết văn làm báo.
- Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945, với ba đề tài chính : Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp vang bóng một thời, Đời sống trụy lạc.
- Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
28 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (7), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHAØO QUYÙ THAÀY COÂ VEÀ DÖÏ HOÄI GIAÛNGTRÖÔØNG THCS & THPT LÖÔNG HOØA AGiaùo vieân thöïc hieän: Chaâu Tuøng LaâmTư liệu văn học: Lời hay ý đẹp:Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng. – Lỗ TấnPhú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. – Khổng TửThập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. – Cao Bá QuátTìm hiểu chung1. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Học hết bậc thành chung ở Nam Đinh, sau đó về Hà Nội viết văn làm báo. - Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945, với ba đề tài chính : Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp vang bóng một thời, Đời sống trụy lạc.- Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.2. Phong cách nghệ thuật: - Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, uyên bác, độc đáo tập trung thể hiện trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... Vừa tiếp cận đời sống và con người từ góc độ văn hóa nghệ thuật, từ phương diện tài hoa nghệ sĩ.Đóng góp rất lớn trong thể loại tùy bút và bút kí, mà nổi bật trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám.3. Tác phẩm chính và tập truyện vang bóng một thời.- Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời, Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),- Vang bóng một thời là tập truyện gồm 11 truyện ngắn: Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Ngôi mả cũ, Hương cuội, Chữ người tử tù, Ném bút chì, Chén trà trong sương sớm, Một cảnh thu muộn, Báo oán.3. Tác phẩm chính và tập truyện Vang bóng một thời.- Nhân vật chính trong tập truyện “Vang bóng một thời” là những con người tài hoa trong thú chơi tao nhã đầy nghệ thuật: uống trà, chơi hoa, chơi chữ, thả thơ, Họ là những nho sĩ cuối mùa - những người tài hoa bất đắc chí. Tuy buông xuôi, bất lực trước những nhố nhăng của xã hội nhưng không a dua theo thời, không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” như “cái đạo sống của người tài tử”,- “Chữ người tử tù” là một trong 11 truyện ngắn đặc sắc trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Xuất bản năm 1940.4. Chữ Hán và nghệ thuật thư pháp- Chữ Hán (chữ Nho): là chữ tượng hình, viết bằng bút lông - mực tàu.- Nghệ thuật thư pháp: là nghệ thuật viết chữ đẹp, mang tính hội họa. Chữ Hán có 4 kiểu viết:+ Chân: Chân phương+ Thảo: Viết thoáng+ Triện: Theo hình vuông+ Lệ: Uốn lượn hoa mĩ=> Qua nét chữ phần nào có thể thấy được tài năng, tâm hồn, phẩm hạnh, ước mơ, khát vọng của người viết. Chữ là NGƯỜI.Chữ triện Chữ thảo Chữ chân 5. Bố cục văn bản:Đoạn 1 (từ đầu đến “ta dò ý hắn lần nữa xem sao”): Tâm trạng viên quản ngục khi biết Huấn Cao cùng năm người tử tù sẽ đến nhà lao do mình cai quản.Đoạn 2 (tiếp theo đến “ ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”): Diễn biến tâm trạng, hành động của quản ngục và Huấn Cao trong thời gian những người tử tù ở đề lao.Đoạn 3 (còn lại): Huấn Cao cho chữ và lời khuyên quản ngục. II. Đọc - hiểu văn bản:1. Tình huống truyện độc đáo:Họ gặp nhau trong cảnh ngục tù.Trong hoàn cảnh éo le.+ Huấn Cao: Kẻ tử tù, “phản nghịch” - Chấp pháp+ Quản ngục: Kẻ giữ trật tự xã hội - Hành pháp=> Trên bình diện xã hội họ đối nghịch, nhưng trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỉ, tri âm – Hai tâm hồn yêu cái đẹp. Chính tình huống này đã làm tỏa sáng vẻ đẹp của cả hai hình tượng.2. Nhân vật Viên quản ngụca. Cảnh ngộ: - Là cai ngục sống giữa gông xiềng, tội ác, hằng ngày phải làm và chứng kiến bao điều: “ tàn nhẫn”, “lừa lọc”, “giữa một đống cặn bã phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt” - Luôn day dứt vì đã chọn nhầm nghề.=> Cảnh sống ấy dễ tha hóa một con người, đẩy con người vào chốn bùn nhơ có thể nói viên quản ngục sống với nghề nghiệp của mình như bị cầm tù về mặt nhân cách. 2. Nhân vật viên quản ngục:b. Phẩm chất và tính cách :- Là người tài hoa: Đam mê thư pháp.+ Xem chữ Huấn Cao như “báu vật,” nếu không xin được thì “ân hận suốt đời”.+ Băn khoăn lo lắng, tìm mọi cách để xin được chữ của Huấn Cao.=> Biết thưởng thức nghệ thuật và trân trọng nghệ thuật. Một thú chơi thanh cao, không phù hợp với một cai ngục.2. Nhân vật viên quản ngục:b. Phẩm chất và tính cách:- Là người có nhân cách: biết giá người, quý trọng người ngay: + Khi nghe tin Huấn Cao đến: cho quét dọn phòng giam trước. + Khi tiếp nhận tù nhân: Nhìn Huấn Cao với đôi mắt hiền lành, kính nể (biệt nhỡn). + Tiếp đãi Huấn Cao: dâng rượu thịt, nói năng cung kính, lễ độ => Một người có khí phách, bất chấp luật lệ nhà tù chỉ vì một lòng quý trọng đối với một con người có nhân cách lớn như Huấn Cao.b. Phẩm chất và tính cách- Ngôn ngữ và hành động của quản ngục đối với người tử tù:+ Ngôn ngữ cung kính: Xin lĩnh ý, xin bái lĩnh.+ Vái lạy người tử tù: Khi được chữ và lời khuyên+ Tư thế: thụ động, khúm núm, run run+ Khi tiếp nhận lời huấn dụ của Huấn Cao : Chân thành đến nghẹn ngào.=> Địa vị xã hội nhà tù bị xóa mờ nhường chỗ cho cái đẹp nhân cách, trí tuệ lên ngôi.c. Đánh giá: - Ngục quan là người có nhân cách biết kính mến khí phách, biết tiếc và quý trọng người tài, quý trọng thiên lương, khao khát vươn tới cái đẹp, cái văn minh, văn hóa. - Môi trường, nghề nghiệp là gông xiềng phủ lên nhân cách của đời ông. Và ông đã chiến thắng cảnh ngộ, chiến thắng chính mình bằng sức cảm hóa của cái Tâm, cái Tài, cái Nhân cách lớn của Huấn Cao.3. Nhân vật Huấn Cao:a. Cảnh ngộ : - Là người dám đứng về phía nông dân chống lại triều đình, nay sa cơ thất thế phải chịu án tử hình. =>Cảnh ngộ gông xiềng nhưng vẫn ung dung, đĩnh đạc. Là một anh hùng thất thế, thất thế nhưng vẫn anh hùng. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách.b. Phẩm chất và tính cách:- Là một nghệ sĩ người tài hoa:+ Huyền thoại về:“tài viết chữ nhanh và đẹp”+ Qua lời viên quản ngục: “Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”.=> Chất nghệ sĩ đó đã làm hài hòa thế đối nghịch giữa người tử tù và viên quản ngục, thành sự hòa hợp tri kỉ, tri âm. Sức mạnh của nghệ thuật và nhân cách có thể cảm hóa được con người.b. Phẩm chất và tính cách:- Dũng khí hiên ngang bất khuất:+ Huyền thoại về : “ tài bẻ khóa và vượt ngục”, “ văn võ đều có tài”.+ Oai dũng thần tướng: hành động dỗ gông đuổi rệp.+ Thản nhiên nhận rượu thịt+ Khinh thường kẻ vô danh tiểu tốt thị oai.+ Khẩu khí khinh bạc : khi ra lệnh quản ngục thoái lui=> Là người bất khuất trước uy quyền.b. Phẩm chất và tính cách:- Bao dung, độ lượng, trọng nghĩa khinh tài:+ Chỉ tặng chữ cho người tri kỉ: “ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.+ Trân trọng, quý mến, nâng đỡ những người có tấm lòng hướng thiện: Sẵn lòng cho chữ và chân thành khuyên nhũ viên quản ngục.=> Cứng cỏi trước uy quyền nhưng mềm lòng trước một nhân cách, có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả. Là người có tư tưởng tiến bộ.c. Đánh giá: Huấn Cao là hình tượng thẩm mỹ với vẻ đẹp lý tưởng trên phương diện : Nhân, nghĩa, trí, dũng. Bất khuất trước cường quyền nhưng lại mềm lòng trước một nhân cách.4. Cảnh cho chữ:Cảnh tượng xưa nay chưa từng có: + Nhà ngục biểu tượng của gông xiềng dã man lại diễn ra cảnh chữ tặng chữ cho nhau, đường hoàng, bình thản như ở ngoài đời. + Người tử tù ung dung viết chữ, đỉnh đạc khuyên răn cai ngục. + Cai ngục khúm núm, run run=> Đó là bức tranh tuyệt tác vừa hiện thực, vừa siêu thực: + Hiện thực vì nó có đủ màu sắc hình khối, có cả mùi thơm của thứ mực nho hảo hạng4. Cảnh cho chữ:+ Siêu thực: ở chỗ kì diệu, huyền ảo ở hình tượng Huấn Cao lồng lộng, kì vĩ dồn cả tâm lực vào từng nét chữ, giải thích ý nghĩa từng chữ, thưởng thức mùi mực thơm, nâng người viên quản ngục thẳng dậy cùng với lời khuyên chân thành.=> Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể sống chung với cái ác. Muốn thưởng thức cái đẹp phải có tâm hồn trong sáng. Đây cũng chính là tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.III. Tổng kết Nội dung Khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm hồn trong sáng, cao thượng và khí phách hiên ngang. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp, bộc lộ kín đáo tấm lòng yêu nước.Nghệ thuật Thể hiện tài năng tạo dựng tình huống truyện, dựng cảnh, Khắc họa thành công tính cách nhân vật, tạo không khí truyện cổ kính, trang trọng, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Khai thác tối ưu hiệu quả của thủ pháp đối lập và bút pháp lí tưởng hoá. Chủ đề: - Qua “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân muốn nói lên tiếng nói trân trọng đối với những con người tài hoa và nhân cách cao thượng đồng thời cũng nói lên nỗi xót thương, nuối tiếc trước những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc ngày một mai một và đó cũng là cách bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả trước lòng thời cuộc. SƠ DỒ TÓM TẮT NHÂN VẬT HUẤN CAOHUẤN CAONho sĩ tài hoaThiên lương trong sáng Khí phách hiên ngang Nhân vật lý tưởng có sự kết hợp hài hòa giữa TÂM - TÀI, THIỆN – MỸ Xin trân trọng cám ơnBuổi học kết thúc.
File đính kèm:
- CHU NGUOI TU TU 3 TIET.ppt