Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 77, 78 - Đọc văn: Hồi trống Cổ Thành

§ I/ Tìm hiểu chung :

§ 1. Tác giả La Qúan Trung ( sgk )

§ 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”

§ - Đặc điểm thể loại : tiểu thuyết chương hồi

§ - Cốt truyện ( sgk)

§ 3. Đọan trích “ Hồi trống Cổ Thành” :

§ - Trích ở hồi 28 của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”.

§ - Nội dung đọan trích ( sgk).

 

ppt29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 77, 78 - Đọc văn: Hồi trống Cổ Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77-78 : Đọc văn Hồi trống Cổ ThànhĐọc thêm Táo tháo uống ruợu luận anh hùng A/ Đoạn trích: “ Hồi trống Cổ Thành” I/ Tìm hiểu chung : 1. Tác giả La Qúan Trung ( sgk )2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” - Đặc điểm thể loại : tiểu thuyết chương hồi- Cốt truyện ( sgk)3. Đọan trích “ Hồi trống Cổ Thành” :- Trích ở hồi 28 của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”.- Nội dung đọan trích ( sgk). II/ Đọc hiểu 1. Đọc và giải nghĩa từ khó :- Đọc sáng tạo, thể hiện được tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công .- Chú ý các từ “ bát xà mâu” “ cửa quan thứ sáu” 2. Phân tích : a.Nhân vật Trương Phi :* Là người nổi tiếng nóng tính và cương trực trong Tam quốc diễn nghĩa.Ở đoạn trích này, cá tính của nhân vật được thể hiện một cách cụ thể và sinh động:- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi đã :+Lập tức vác xà mâu, lên ngựa, dẫn quân ra nghênh Chiến với Quan Công. + Mắt trợn tròn, râu vểnh ngượchò hét, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.+ Dùng từ ngữ gay gắt, lỗ mãng để nhục mạ, chửi bới Quan Công.( gọi Quan Công là “mày” “thằng phụ nghĩa” và xưng “tao” với Quan Công). + Bất chấp sự phân trần của Quan Công và hai chị dâu,Trương Phi vẫn quyết lấy mạng Quan Công ( chỉ vì một lý do : Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa).-Mối nghi ngờ của Trương Phi càng bị đẩy lên tới đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của Sái Dương.+ Trương Phi hăm hở xông lại đâm Quan Công.+ Đưa ra một điều kiện có tính thách thức : Trong ba hồi trống Quan Công phải chém rớt đầu Sái Dương. - Sau khi Quan Công đã chém rớt đầu Sái Dương:+ Trương Phi mới thật sự tin vào lòng trung nghĩa của Quan Công.+ Trương Phi sụp lạy anh và khóc* Tóm lại, xuất hiện trong đoạn trích, Trương Phi hiện lên :-Là một người cương trực và trung nghĩa (chỉ vì nghi ngờ Quan Công bội nghĩa mà có thái độ và hành động nóng nảy đến thô lỗ đến khó chấp nhận).- Với Trương Phi, mọi việc được suy nghĩ rất giản đơn và luôn giải quyết công việc bằng hành động một cách dứt khoát . - Bên cạnh đó, Trương Phi còn là một người biết sửa sai, biết phục thiện, dám nhận sai lầm, thiếu sót một cách thành khẩn.* Tóm lại, Trương Phi là nhân vật chính trong đọan trích.Đó là một người có tính cách “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”.Ở Trương Phi, mọi việc đều thể hiện bằng hành động mà không chấp nhận sự quanh co, lắt léo.=> Đó là con người của hành động và của nghĩa tình. TRƯƠNG PHI2. Nhân vật Quan Công : - Là người đứng đầu ngũ hổ tướng của Lưu Bị; một người nổi tiếng là “tuyệt nghĩa” trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.- Ở vào một tình thế : bị Trương Phi- người em kết nghĩa vườn đào nghi ngờ là bội nghĩa và bị Trương Phi quyết lấy mạng, Quan Công vẫn:*Một mực bình tĩnh và khiêm nhường : + Hai lần “tránh mũi mâu” của Trương Phi và “vừa đỡ vừa can”.+ Cầu cứu hai chị dâu làm nhân chứng minh oan cho mình.+ Mặc cho Trương Phi xỉ nhục, Quan Công vẫn dùng ngôn từ thân mật để gọi Trương Phi * Tỏ ra là người có tài năng quân sự xuất chúng: + Chấp nhận sự thách thức của Trương Phi. + Chém rớt đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống.* Là một người độ lượng và bao dung : + Chấp nhận sự xin lỗi của Trương Phi . +Tình cảm anh em đoàn tụ, gắn bó như xưa.* Tóm lại, nhân vật Quan Công hiện lên trong đoạn trích là một người trung nghĩa, độ lượng,từ tốn và khiêm nhường- một con người đáng kính. QUAN CÔNG 3.Âm vang của hồi trống Cổ Thành : - Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng và trở thành biểu tượng cho :+ Tính cương trực của Trương Phi.+ Lòng trung nghĩa của Quan Công.+ Tình nghĩa anh em, bạn bè trong sáng, cao cảcủa Lưu Bị- Quan Công-Trương Phi.=> Đó là “hồi trống thách thức, minh oan và đòan tụ”. * Những đặc sắc về nghệ thuật của đọan trích:- Cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính.- Tính cách nhân vật được khắc họa đậm nét qua ngôn ngữ, hành động .- Lời kể chuyện rành mạch, khách quan, không tô vẽ, không bình phẩm nhưng sinh động, tạo hấp dẫn cho nguời đọc.4. Ghi nhớ ( sgk) B.Đọc thêm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” I/ Tìm hiểu chung : 1. Vị trí đọan trích : - Đọan trích được trích ở hồi 21của “Tam Quốc diễn nghĩa” .2.Cốt truyện :Đọan trích có một cốt truyện hòan chỉnh :+ Trình bày : Giới thiệu nhân vật, sự việc, hòan cảnh của Huyền Đức khi đang nương nhờ trên đất Tào. + Khai đọan : Giữa tiệc rượu, câu chuyện “ luận anh hùng” đến một cách tự nhiên do sự xuất hiện của hiện tượng vòi rồng hút nước.+ Phát triển: Huyền Đức nêu tên những người là anh hùng nhưng Tào Tháo bác bỏ.+ Đỉnh điểm : Tào Tháo tỏ rõ thâm ý về việc luận anh hùng.+ Kết thúc : Lưu Bị giật mình nhưng kịp thời che dấu ; Tào Tháo không nghi ngờ Lưu Bị nữa.=> Cốt truyện là dấu ấn của truyện kể ( thoại bản – loại truyện viết ra để kể chứ không phải để đọc ) ; cốt truyện li kỳ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều tình huống gay cấn, tạo ra ở người nghe sự hồi hộp chờ đợi. II/ Đọc- bình chú : 1. Đọc : sáng tạo thể hiện tính cách của các nhân vật.2. Bình chú : *Nhân vật chính trong đọan trích: - Lưu Bị là người anh kết nghĩa của Quan Công và Trương Phi. - Tào Tháo là địch thủ của ba anh em Lưu- Quan- Trương. LƯU BỊTÀO THÁOa. Nhận vật Lưu Bị : * Tình thế của Lưu Bị : + Tào Tháo đang ở thế rất mạnh . + Lưu Bị do thực lực còn yếu nên phải nương nhờ vào Tào Tháo ở Hứa Đô.=> Trong tình thế ấy, Lưu Bị phải luôn giữ kín ý đồ chiến lược của mình (trồng rau, ngày ngày làm người canh điền để che mắt Tào Tháo)* Cuộc đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo :- Khi được Tào Tháo mời uống rượu quá bất ngờ  lúc đầu Lưu Bị mất bình tĩnh ( Huyền Đức giật mình ).- Khi nghe Tào Tháo bảo ông đang “ làm một việc lớn lao”  “ Huyền Đức sợ tái mặt”- Khi Tào Tháo “lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình và nói: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”  Huyền Đức giật nảy mìnhthìa, đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất” => Lưu bị bị Tào Tháo đẩy vào tình huống gay cấn : hai lần Lưu Bị “ giật mình” và một lần “tái mặt” tỏ ra lúng túng trước Tào Tháo.- Nhưng do khôn ngoan, thận trọng nên Lưu Bị đã lấy lại được bình tĩnh, ứng phó trót lọt : + Tào Tháo chất vấn về anh hùng Lưu Bị từ chối bình luận. + Tình thế buộc phải nói  Lưu Bị nêu ra tên tuổi những người đáng chú ý, mặc cho Tào bác bỏ, không tranh luận.+ Bị Tào chỉ đích danh là người anh hùng Lưu Bị lợi dụng tiếng sấm rền vang để che giấu điều tuyệt mật.* Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật Lưu Bị : - Miêu tả trực tiếp bằng thái độ, hành động, ngôn ngữ ( làm vườn, giật mình, tái mặt, trấn tĩnh, dùng câu nói của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa, đũa) .- Miêu tả gián tiếp bằng việc miêu tả thiên nhiên ( vòi rồng, tiếng sấm rền vang).* Tóm lại, Lưu Bị là một người coo chí lớn ( là một ông vua tốt “ Trên báo đền ơn nước, dưới yên định lê dân” ; là người khôn ngoan, kiên nhẫn , biết nhẫn nhịn trước đối thủ để chờ thời cơ mưu đồ việc lớn.b. Nhân vật Tào Tháo : - Với Lưu Bị : + Bề ngoài có vẻ tôn trọng (cho Lưu Bị ở nhờ, mời Lưu Bị uống ruợu, tỏ thái độ vui vẻ ) + Bên trong : luôn có ý thăm dò, “ nắn gân” Lưu Bị bằng cái thế áp đảo của người tự coi mình hơn Lưu Bị. - Quan niệm về người anh hùng : + Bác bỏ hết những người mà Lưu Bị nêu lên một cách hạ người để đề cao mình một cách tự kiêu- tự đắc.+ Theo Tào Tháo, người anh hùng là người : có chí lớn, chí nuốt cả đất trời; có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ. => Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo phản ánh rõ con người của Tào Tháo : Có tài thao lược, có nhiều thủ đọan và mưu mô xảo quyệt, mục đích làm bá chủ thiên hạ. - Quan niệm này đại diện cho quan niệm của giai cấp phong kiến thống trị trong XH TQ xưa.- Câu nói “ Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ coo sứ quân và ta ” đã lột trần bản chất gian hùng của Tào Tháo : + Đề cao Lưu Bị chính là cách ngầm đề cao mình của Tào Tháo;+Đề cao Lưu Bị cũng là để “dọa” Lưu Bị hãy coi chừng! * Những đặc sắc về nghệ thuật : - Dựng cảnh tài tình, sống động, đặc biệt cuộc uống rượu bàn về anh hùng rất có không khí . - Xây dựng tính cách nhân vật sắc nét, đặc biệt là nhân vật Tào Tháo qua “ khẩu khí” của y.- Xây dựng các câu đối thọai hay, lời thoại logic, chặt chẽ.- Nhiều chi tiết đắt, đáng nhớ.=> Trong đọan truyện, Lưu Bị là nhân vật đối sánh để làm nổi bật tính cách, bản chất và quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo.III/ Củng cố, luyện tập :* Câu 1 : Theo em, quan niệm về anh hùng của Tào Tháo khác với Lưu Bị như thế nào ? -Tào Tháo : Anh hùng là người trong bụng có chí lớn nuốt cả đất trời , có mưu cao , có tài bao trùm cả vũ trụ - Lưu Bị : Cứu khốn phò nguy , trên báo đền nợ nước, dưới yên định lê dân , có chí khí làm vua * Câu 2 : Những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo ? - Lưu Bị : nhân nghĩa,, khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. - Tào Tháo : Gian hùng, đa nghi, tự đại, coi thường người, tự đề cao mình. Tào TháoLưu Bị -Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng thế, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. Tự tin, bản lĩnh, thông minh, sắc sảo, hiểu mình, hiểu người. Chủø quan, đắc chí, coi thường người khác.Bị Lưu Bị lừa, qua mặt mà không hề biết. - Đang thua, mất đất, mất quân, phải nương nhờ Tào Tháo “ nơi hang hùm, nọc rắn” vô cùng nguy hiếm.Lo lắng, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo. Thận trọng, khôn ngoan, linh họat, biết che giấu được thái độ và hành động có phần sơ suất của mình để qua mặt Tào Tháo.*Câu 3 : Đoạn trích thể hiện quan điểm của La Quán Trung như thế nào ? Tôn Lưu , biếm Tào : - Gọi Tào Tháo là “Tháo” , gọi Lưu Bị là “ “Huyền Đức” * Câu 4 : Theo em , cuối đọan trích, Tào Tháo có biết được ý đồ của Lưu Bị hay không ? Vì sao ?

File đính kèm:

  • pptBai Tao Thao uong ruou luan anh hung.ppt