KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU 1: Việc thưởng cho người quân hiệu giữ thêm cấm đã phản ánh phẩm chất nào của Trần Thủ Độ?
A. Khích lệ người dưới giữ nghiêm phép nước dù người bề trên vi phạm
B. Bao dung trước những lỗi lầm nhỏ của kẻ dưới quyền
C. Không xét đoán con người với những lỗi lầm nhỏ
D. Không vùi dập những người đang thi hành nhiệm vụ
CÂU 2: Trần Thủ Độ can gián vua không cho anh mình làm tướng nhằm mục đích gì?
A. Không muốn kẻ khác lấn quyền mình
B. Tự ái vì vua đánh giá anh mình có tài hơn
C. Không muốn anh em nắm giữ chức vụ quan trọng để kéo bè, kết đảng
D. Không muốn có việc khó xử giữa hai anh em.
CÂU 3: Điều nào không đúng với Trần Thủ Độ:
A. Có học vấn cao C. Làm quan được moi người suy tôn
B. Tài lược hơn người D. Quyền lực hơn cả vua
CÂU 4: Vì sao Trần Thủ Độ muốn chặt ngón chân của người xin chức tước:
A. Muốn thử thách người làm quan C. Muốn phân biệt viên quan đó
B. Ghét bỏ những người xin xỏ D. Muốn răn đe những kẻ chạy chọt, xin xỏ.
20 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 68: Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô Người thực hiện: Hoàng Thị Kim TrangTrường : THPT Mạc Đĩnh ChiNgày dạy : 13/02/2009Kiểm tra bài cũCâu 1: Việc thưởng cho người quân hiệu giữ thêm cấm đã phản ánh phẩm chất nào của Trần Thủ Độ? A. Khích lệ người dưới giữ nghiêm phép nước dù người bề trên vi phạm B. Bao dung trước những lỗi lầm nhỏ của kẻ dưới quyền C. Không xét đoán con người với những lỗi lầm nhỏ D. Không vùi dập những người đang thi hành nhiệm vụCâu 2: Trần Thủ Độ can gián vua không cho anh mình làm tướng nhằm mục đích gì? A. Không muốn kẻ khác lấn quyền mình B. Tự ái vì vua đánh giá anh mình có tài hơn C. Không muốn anh em nắm giữ chức vụ quan trọng để kéo bè, kết đảng D. Không muốn có việc khó xử giữa hai anh em.Câu 3: Điều nào không đúng với Trần Thủ Độ: A. Có học vấn cao C. Làm quan được moi người suy tôn B. Tài lược hơn người D. Quyền lực hơn cả vuaCâu 4: Vì sao Trần Thủ Độ muốn chặt ngón chân của người xin chức tước: A. Muốn thử thách người làm quan C. Muốn phân biệt viên quan đó B. Ghét bỏ những người xin xỏ D. Muốn răn đe những kẻ chạy chọt, xin xỏ.ACAD Tiết 68: Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Trích: “Truyền kỳ mạn lục” – Nguyễn Dữ I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả: Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ thứ XVI. Quê quán: Xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện, Hải Dương- Xuất thân: Trong gia đình khoa bảng (Cha đỗ tiến sỹ, bản thân ông cũng ra làm quan)2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích “Truyền kỳ mạn lục”- Thể loại truyền kỳ: + Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại+ Có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI.+ Dùng các yếu tố kỳ ảo, hoang đường làm phương thức nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống.- Truyền kỳ mạn lục” – Nguyễn Dữ:+ Được viết bằng chữ Hán+ Ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI+ Gồm 20 truyện. + Nội dung: Phản ánh, phê phán, đả kích hiện thực xã hội phong kiến đen tối, hủ bại; đồng tình với cảnh ngộ đau khổ của người dân lương thiện bị chà đạp, hà hiếp; thể hiện khát vọng phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc cho con người Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.Văn bản gốc của “truyền kỳ mạn lục”II. Đọc hiểu văn bản1. Đọc văn bản2. Bố cục:Bố cục của tác phẩm“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”? Phần I: “Ngô Tử Văn ... không cần gì cả”: Giới thiệu nhân vật Tử Văn và hành động đốt đền của chàng. Phần II: “Đốt đền xong .... ngục Cửu U” -> Tử Văn đương đầu với ma quỷ.- Phần III: Phần còn lại: Tử Văn nhận làm chức phán sự Đền Tản Viên và Lời bình của tác giả Tóm tắt tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?* Tóm tắt theo hệ thống nhân vật: Stt Tên nhân vậtNghề nghiệp Loại1Ngô Tử VănNho sỹNgười2Bách hộ họ ThôiTướng giặcYêu quái3Thổ côngNgự sử đại phuThần linh4Diêm VươngVua âm phủThần linh5Nhân vật không tênLính canhQuỷ sứ-> Nhận vật chủ yếu trong tác phẩm là ma quỷ và thần linh; chỉ có mình Tử Văn là người, sau đó thành thần.* Tóm tắt các sự việc theo nhân vật chính:SttSự việc Nội dung1Đốt đềnTrừ hại cho dân2Bị sốtGặp Bách hộ họ Thôi + Thổ công3ChếtBị kiện xuống Minh ti -> Thắng kiện4Sống lạiLàm lại đền cho Thổ công5Thành thầnGiữ chức phán sự-> Bối cảnh câu chuyện xảy ra chủ yếu ở cõi âmIII. Đọc hiểu văn bản:1. Tử Văn và hành động đốt đền của chànga. Giới thiệu nhân vật tử văn::+ Tên: Soạn+ Quê quán: Huyện Yên Dũng, Lạng Giang+ Tính tình: Cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Vùng Bắc Hà vẫn khen là người cương trực.-> Giới thiệu ngăn gọn những nét tính cách cơ bản của nhân vật chính-> Phần nào hé mở xung đột của truyện.-> Là cách giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại.b. Ngô Tử Văn với hành động đốt đền- Nguyên nhân:: Tên tướng giặc bại trận cướp đền, làm yêu quái trong dân gian -> Tử Văn tức giận- Hành động đốt đền của Tử văn:+ Tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền -> Thể hiện thái độ nghiêm túc, công khai việc làm của mình.+ Tin vào hành động chính nghĩa, lấy lòng trong sạch và thái độ chân thành mong được trời chia sẻ. Thái độ của Tử Văn sau khi đốt đền:Mọi người Ngô Tử VănLắc đầu, lè lưỡi, lo sợ cho Tử Văn Vẫn vung tay không sợ gì cả-> Khẳng khái, cương trực tin vào hành động chính nghĩa của mình -> Thái độ kiên quyết của người trí thức muốn đả phá sự mê tín, loại trừ yêu quái.- ý nghĩa của hành động đốt đền của tử Văn: Thể hiện lòng dũng cảm, cương trực, tính cách mạnh mẽ, quyết liệt của Tử Văn.2. Tử Văn đương đầu với ma quỷ:- Sau khi đốt đền Tử Văn gặp những sự việc gì?- Tử Văn có thái độ và cách giải quyết ra sao? Tử Văn với các sự việc Thái độ & cách giải quyết của Tử Văn- Gặp hồn ma viên Bách hộ họ Thôi. Hắn giả Làm cư sĩ đến đòi Tử Văn trả lại đền và doạ kiện Tử Văn với Diêm Vương.- Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên- Gặp Thổ công. Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước. Tử Văn kinh ngạc: “Sao mà nhiều thần quá vậy” > Hỏi cặn kẽ “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không” -> Quyết tâm làm theo lời chỉ bảo của thổ công.- Bị hai tên quỷ sứ bắt xuống Minh ti. Chúng đe doạ, vu cáo: “Tội ác sâu nặng không được dự vào hàng khoan giảm”.- Tử Văn khẳng khái cương quyết: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”.- Gặp Diêm vương bị la mắng, uy hiếp- Tử Văn cứng cỏi, không chịu nhún nhường, trình bày như lời dặn của thổ công.- Gặp lại viên Bách hộ họ Thôi. Hắn đã vu vạ cho Tử Văn tội đốt đền.Tử Văn khôn ngoan đáp rằng: “Nếu vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi”. Kết quả, ý nghĩa cuộc đấu tranh giữa Tử Văn và viên Bách hộ họ Thôi?Kết quả: Viên Bách hộ họ Thôi nhận tội và chịu sự trừng phạt của Diêm Vương -> Bị đày xuống ngục Cửu U.- Tử Văn chiến thắng -> Được tin tưởng giao cho chức phán sự đền Tản Viên.ý nghĩa: Khẳng định sự chiến thắng của chính nghĩa trước gian tà; cái thiện phải thắng cái ác -> Đây cũng là quan niệm của nhân sinh tốt đẹp của nhân dân ta qua các chuyện cổ tích dân gian.3. Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên- Tại sao Tử Văn lại tự nguyện chết để làm chức phán sự Đền Tản Viên? Nhận xét về nhân vật Tử Văn?- Chức phán sự: Là một chức quan trọng ở đền Tản Viên, có nhiệm vụ xem xét những vụ kiện, giúp việc cho người xử án; góp phần đem lại công bằng cho xã hội.-> Tử Văn là người sống có lý tưởng, tâm huyết với lẽ phải; không chịu sự trói buộc bởi danh lợi tầm thường; không vì mục đích “xôi thịt của dân cúng tế” mà vì “để tiếng về sau”.Em có nhận xét gì về hình ảnh ở cuối truyện: Tử Văn đã giữ chức phán sự đền Tản Viên. Chàng xuất hiện trên “xe ngựa đi đến ầm ầm, “chắp tay thi lễ”, “rồi cưỡi gió biến mất”?- Hình ảnh hào hùng, phi phàm .... -> Khẳng định tính cách cao đẹp, nhất quán của Tử Văn: sống có lý tưởng, nguyện chết vì lý tưởng -> Thể hiện quan niệm bài trừ ma quỷ bất mình và lòng tôn kính tổ tiên của tác giả.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Nghệ thuât kế chuyện đặc sắc, hấp dẫn kịch tính (chứa đựng xung đột chính – tà; thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác) qua vụ xử kiện căng thẳng, quyết liệt dưới Âm phủ.- Đặc sắc trong cách thức biểu đạt của văn tự sự trung đại: biểu hiện qua hình thức kể chuyện truyền kỳ- Sử dụng nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường như kể chuyện thần linh, ma quỷ -> Phản ánh hiện thực, thể hiện quan niệm nhân sinh tích cực của tác giả.2. Nội dung:- Truyện tập trung miêu tả trí thức Tử Văn với tính cương trực, dũng cảm, quyết vạch mặt gian tà trước công lý.- Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng của khát vọng phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI -> Đây cũng chính là quan niệm nhân sinh tốt đẹp mà tác giả gửi gắm quan hình ảnh người trí thức Tử VănHướng dẫn về nhà:- - Học sinh học thuộc phần ghi nhớ/ Sách giáo khoa trang 61.- Tóm tắt truyện (Không quá 20 dòng).- Soạn bài học tiếp theocác thầy cô đã về dự tiết học hôm nay
File đính kèm:
- Chuyen chuc phan su den Tan Vien(13).ppt