1.Tác giả ( SGK)
-Trương Hán Siêu là một trọng thần triều Trần.
2.Tác phẩm :Phú sông Bạch Đằng
- Hoàn cảnh ra đời : khoảng 50 năm sau kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi.
- Sông Bạch Đằng: - con sông gắn liền với tên tuổi của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán( 938 )và đặc biệt với “ hai vị thánh quân” Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong lần thứ 3 đánh tân giặc Mông-Nguyên( năm 1288)
22 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57: Đọc vănPhú sông Bạch ĐằngTrương hán siêuNgười thực hiện : Vi Xuân Hải- Tổ Văn-THPT Chi LăngNgày soạn : 6/1/2009, Tiết thứ 57, Ngày giảng : 13/1/2009 , Tuần học : 21i.Tìm hiểu chung:1.Tác giả ( SGK) -Trương Hán Siêu là một trọng thần triều Trần.2.Tác phẩm :Phú sông Bạch Đằng - Hoàn cảnh ra đời : khoảng 50 năm sau kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi. - Sông Bạch Đằng: - con sông gắn liền với tên tuổi của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán( 938 )và đặc biệt với “ hai vị thánh quân” Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong lần thứ 3 đánh tân giặc Mông-Nguyên( năm 1288)Di tích còn lại của “ Bạch Đằng giang phú “白 藤 江 賦客有Nguyên văn chữ Hán bài “ Bạch Đằng giang phú “-Trương Hán Siêua.Thể phú : - Xuất xứ từ Trung Quốc , thịnh hành vào thời Hán,dùng lối văn có nhịp điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tư tưởng của tác giả -Đặc điểm:- +Miêu tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời. + Kết hợp văn xuôi + văn vần + Kết cấu 4 phần ( mở, giải thích, bình luận, kết )-Bài phú sông Bạch Đằng được viết thể phú cổ thể :có trước thời Đường, đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức chủ khách để bày tỏ diễn đạt nội dung.( bố cục 4 phần )b.Nội dung :diễn tả cảm xúc của nhân vật khách dạo chơi trên sông BĐ , niềm tự hào của các bô lão địa phương.Sơ đồ sông Bạch đằng ngày naySông bạch đằng lịch sử trong cuộc sống kinh tế hôm nayDấu tích của những cuộc thuỷ chiến trên sông bạch đằngc.Bố cục : 4 phần: + Đoạn 1:( từ đầu đến( luống còn lưu”): Cảm xúc của “khách”trước cảnh sông Bạch Đằng. +Đoạn2 : ( từ “ Bên sông bô lão” đến “ nghìn xưa ca ngợi”): Các cụ bô lão kể lại các chiến tích trên dòng sông BĐ. + Đọan 3( từ “ Tuy nhiên: Từ có vũ trụ” đến” chừ lệ chan”: Các bô lão bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông BĐ. + Đoạn 4: ( đoạn còn lại ) : Tác giả khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người.II.Tìm hiểu chi tiết: 1.Hình tượng nhân vật khách: - Tư thế : tự do, phóng khoáng,hoà mình vào với đất trời mà vui thú không biết chán. - Mục đích dạo chơi : thưởng thức vẻ đẹp, nghiên cứu cảnh trí đất nước, nâng cao hiểu biết. -Địa danh sách vở: Trung Quốc xa xôi đã thể hiện cho cái tráng trí bốn phương của khách -Địa danh đất Việt: với những không gian cụ thể, có thực đó là: Đại Than, bến Đông Triều, Bạch Đằng: - * Vẻ đẹp thiên nhiên * Vẻ đẹp lịch sử + Cảnh thực,đẹp nhưng buồn ảm đạm , hiu hắt tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước. + Khách vừa thể hiện tâm hồn phong phú, vừa nhạy cảm.-Tâm trạng : Vừa tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. Khách hiện lên với tâm hồn thanh cao nhưng đồng thời cũng là một kẻ sĩ thiết tha với đất nước với lịch sử dân tộc. 2.Hình tượng các bô lão : - Thái độ với khách: nhiệt tình, hiếu khách. - Kể với khách về các chiến công trên sông BĐ với niềm tự hào, kiêu hãnh. - Diễn biễn trận đánh hiện lên rõ rệt, sinh động qua lời kể của các bô lão . + Quá trình trận đánh ( cờ, quân, gươm giáo) + Trận giáp la cà : quyết liệt, gay cấn, được thua. _ Nghệ thuật phóng đại: Nhật nguyệt chừ Trời đất chừ.. Diễn tả trận đánh ác liệt, kinh thiên động địa + Quân giặc :mạnh, nhiều mưu ma chước quỷ, ỷ thế đương hiếu chiến, hiếu thắng. BênMục đíchLực lượngTinh thầnHệ quảNghệ thuật miêu tảĐịch TaNgô quyền chỉ huy tướng sĩ đánh bại quân nam hán trên sông bạch đằng( năm 938 )-Nghệ thuật: so sánh : địch-ta xưa-nay nêu bật tính phi nghĩa của kẻ thù. - Ngợi ca vua Trần nhiều lần lập chiến công ở sôngBĐ được người đời mến phục, ngợi ca. -Suy nghĩ về đất nước: + Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của ta đã có từ xa xưa “Từ có vũ trụ đã có giang sơn” Tính chất bền vững lâu đời của lịch sử dân tộc. + Thiên thời : “ Trời cũng chiều lòng người” + Địa lợi: đất hiểm + Nhân hoà : nhiều hào kiệt, nhân tài-Là những chứng nhân của lịch sử, các bô lão thấy đau xót, hổ thẹn khi BĐ bị lãng quên. -Lời ca của các bô lão: + Ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của non sông. + Nhấn mạnh một lẽ đời mang tính quy luật muôn thuở: * bất nghĩa-tiêu vong *anh hùng- lưu danh ngợi ca dân tộc anh hùng chính nghĩa.Qua lời kể của các bô lão, ta thấy được tấm lòng thiết tha yêu quý quê hương của họ ( yêu truyền thống )Liên hệ : Hơn một trăm năm sau, qua đây, Nguyễn Trãi lại viết :Biển lùa gió bấc thổi băng băngNhẹ kéo buồm thơ vượt Bạch Đằng.Ngạc chặt, kình băm non lởm chởm.Giáo gươm chìm gẫy biết bao tầng.( Bạch đằng hải khẩu )môt góc sông bạch đằng ngày nay3.Lời ca của khách : - Khẳng định công lao to lớn của các vị minh quân nhà Trần. -Ngợi ca sức mạnh non sông đất nước. -Ngợi ca nền thái bình vững chắc muôn thuở được tạo bởi yếu tố đức cao của dân tộc. -Nhấn mạnh vai trò, vị trí của con người đối với lịch sử.Sông Đằng một giải dài ghê/ Luồng to sóng lớn dồn về biển ĐôngIII.Tổng kết : 1.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng. - Lời văn linh hoạt, dễ hiểu. -Hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình, vừa mang ý nghĩa khái quát. -Ngôn từ trang trọng hào sảng, vừa lắng đọng, vừa gợi cảm.2.Nội dung: - Bài phú là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước Lý-Trần. -Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. - Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vị trí con người.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em đã đến dự bài học tiết học này!
File đính kèm:
- Phu song Bach Dang(5).ppt