Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thuyết minh về lễ hội

Lệ Mật là một làng quê thuộc xã việt hưng, huyện gia lâm, cách trung tâm thành phố hà nội khoảng 7 km về phía đông bắc (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Làng nổi tiếng về nghề bắt rắn và chế biến đặc sản thịt rắn.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thuyết minh về lễ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH VỀ LỄ HỘIHội làng Lệ MậtLệ Mật là một làng quê thuộc xã việt hưng, huyện gia lâm, cách trung tâm thành phố hà nội khoảng 7 km về phía đông bắc (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Làng nổi tiếng về nghề bắt rắn và chế biến đặc sản thịt rắn.người dân hà nội xưa có câu ca :Nhớ ngày 23 tháng 3 Dân trại ta vượt nhị hà thăm quê Kinh quán, cựu quán đề huề Hồ tây cá nhảy đi về trong mây hội làng lệ mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh thành thăng long (dân kinh quán) gặp gỡ nhau để tâm sự và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, những người khai hoang.Hội làng được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 âm lịch, hội chính vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, suy tôn thành hoàng làng lệ mật. Vào ngày hội chính, đại diện con cháu của 13 trại phía tây thành thăng long xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ kinh đô về đình làng lệ mật để dự hội. Trong ngày hội làng có trò múa rắn độc đáo, con rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn đẹp, rắn lạ,..Phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn...Du khách tham dự lễ hội có thể được thưởng thức các món đặc sản chế biến từ thịt rắn.Lễ hội rắn, một trong những lễ hội đặc biệt kỳ lạ với nhiều "trò" diễn xướng còn lưu vết tín ngưỡng dân gian cổ đại, vừa được dân chúng vùng thập tam trại (khu vực quận ba đình - hà nội ngày nay) tổ chức quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay...tục truyền, đời vua lý thái tông (1028 - 54), công chúa đang đi thuyền rồng cùng với cung nữ trên sông thiên đức (sông đuống ngày nay) thì bất ngờ một con thuỷ quái (rắn lớn) hung dữ khiến gió to sóng cả nổi lên lật thuyền công chúa. Có một chàng trai họ Hoàng đang thả thuyền ven sông kéo lưới đánh cá, thấy vậy đã dũng cảm lao xuống sông giết thuỷ quái cứu được công chúa. Nhà vua vô cùng cảm kích, ban thưởng cho nhiều vàng bạc, châu báu và quyền cao chức trọng, nhưng chàng từ chối, chỉ xin vua cho chàng đưa dân nghèo khai hoang lập ấp mở trại quanh thành Thăng Long để làm ăn sinh sống Từ đó dân làng Lệ Mật, một phần ở lại làng gọi là cựu quán, còn phần lớn vào thành khai khẩn đất hoang gọi là Kinh Quán, tương truyền đó là các làng Cống Vị, Giảng Võ, Liễu Giai, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Vĩnh Phúc, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Ngọc Khánh, Kim Mã, Phủ Đề, Thuỵ Khê ngày nay. Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn chàng làm thành hoàng thờ ở đình làng. Hằng năm đến 23.3 âm lịch, dân của 13 làng tập trung tại lệ mật để mở hội tưởng nhớ công đức của người xưa. mở đầu lễ hội là nghi thức rước nước và đánh cá thờ, tế lễ rất trang nghiêm, long trọng tại đình làng. sau đó là tiết mục múa rắn, do đội múa của làng trình diễn nhắc nhở lại sự tích thành hoàng đánh thuỷ quái cứu công chúa, đồng thời diễn trò bắt rắn độc. Ngoài ra, còn nhiều tích vui với sự tham gia của nhiều tầng lớp và lứa tuổi khác nhau. Hội làng còn là dịp những người anh em họ hàng thân thích ở "kinh quán" và "cựu quán" gặp gỡ, trao đổi thăm hỏi thân tình. Ngày nay, lệ mật là một vùng sản xuất nông nghiệp của ngoại thành hà nội và vẫn duy trì nghề nuôi, bắt rắn độc truyền thống. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi

File đính kèm:

  • pptluyen tap viet doan van thuyet minh(1).ppt