Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Làm văn: Trình bày một vấn đề

I. Tầm quan trọng của việc trình bày vấn đề:

+ Mục đích:

 Để bày tỏ nguyện vọng suy nghĩ, nhận thức của mình với người khác, thuyết phục họ thông cảm và đồng tình.

VD: Phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt lớp, đại hội lớp.

+ Thực trạng:

 Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày các vấn đề.

=> Cần rèn luyện một số thao tác cơ bản cần thiết nhất.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Làm văn: Trình bày một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ dạy thể nghiệm Những bài văn khó trong chương trình Ngữ Văn 10Hà nội Thanh hóa nghệ an huế ĐN TPHCM10C9Người thực hiện: Thầy giáo Ngô Chiến ThắngLàm văn: Trình Bày Một Vấn ĐềI. Tầm quan trọng của việc trình bày vấn đề:+ Mục đích: Để bày tỏ nguyện vọng suy nghĩ, nhận thức của mình với người khác, thuyết phục họ thông cảm và đồng tình.VD: Phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt lớp, đại hội lớp...+ Thực trạng: Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày các vấn đề.=> Cần rèn luyện một số thao tác cơ bản cần thiết nhất.Làm văn: Trình Bày Một Vấn ĐềII. Công việc chuẩn bị:Chọn vấn đề để trình bày:VD: Đề tài: Ma túy.Các vấn đề cần trình bày: + Hiểm họa của Ma túy đối với học sinh.+ Hiểm họa của Ma túy đối với loài người.+ Làm thế nào để phòng chống Ma túy...Làm văn: Trình Bày Một Vấn ĐềNgười nghe: Các bạn học sinh trong lớp, thầy cô giáo.Em thích thú và có hiểu biết về vấn đề nào?Việc lựa chọn vấn đề để trình bày phụ thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, tuổi tác trình độ của người nghe, tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của vấn đề...2. Lập dàn ý:VD: Trình bày vấn đề: hiểm họa Ma túy đối với học sinh.Làm văn: Trình Bày Một Vấn Đề Vấn đề cần trình bày gồm các ý sau:Ma túy là gì?+ Chất gây nghiện.+ Chất hướng thần.Tác hại của Ma túy:+ Tác hại đối với bản thân.+ Tác hại đối với gia đình và xã hội.Làm văn: Trình Bày Một Vấn Đề- Thực trạng đáng lo ngại:+ Số lượng học sinh nghiện Ma túy nhiều.+ Mức độ nghiện, hậu quả.Nguyên nhân:+ Chủ quan.+ Khách quan.Giải pháp:+ Ngăn chặn.+ Giáo dục.Làm văn: Trình Bày Một Vấn ĐềCác bước lập dàn ý: Xác định các ý cần trình bày.Các ý triển khai thành các ý nhỏ. Xếp các ý theo trình tự hợp lí, ý nào là ý trọng tâm.Chuẩn bị câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý, dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.III. Trình bày:Thủ tục cần thiết:Bước lên diễn đàn một cách đàng hoàng, tự tin, lịch sự, không được vội vàng hấp tấp...Chào cử tọa : chào người có trọng trách, lớn tuổi trước, sau đó tự giới thiệu về mình. Làm văn: Trình Bày Một Vấn Đề- Nêu lí do trình bày vấn đề : VD: Ma túy đang tấn công gây thảm họa cho giới trẻ, trong đó có học sinh, học sinh cần tránh xa ma túy.2.Trình bày:Nêu nội dung chính: VD: Hiểm họa Ma túy đối với học sinh.- Nội dung ấy gồm bao nhiêu vấn đề.- Mỗi vấn đề ấy cụ thể hóa ra sao?- Cần có chuyển ý, chuyển đoạn, liên hệ thực tế cho sinh động dễ hiểu. Làm văn: Trình Bày Một Vấn Đề3. Kết thúc vấn đề:Tóm tắt, nhấn mạnh các ý chính.Đặt ra yêu cầu cụ thể.Cảm ơn người nghe.IV. Luyện tập: Bài tập 1(trang 150)+ Bắt đầu trình bày (nhóm 1) :- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi....- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây...- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi...+ Trình bày nội dung chính (nhóm 2) :- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu...+ Chuyển ý (nhóm 3) :- Để xem xét tất cả các phương án... - Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường... + Tóm tắt và kết thúc (nhóm 4) : - Tôi muốn kết thúc bài nói... - Giờ sắp kết thúc bài nói...Bài tập trắc nghiệm.- Dùng dòng nào có thể điền vào các chỗ trống để hoàn thành câu văn sau:- Phát biểu, trình bày một vấn đề là dùng/.../ nhằm truyền đạt /.../, nêu lên/.../ và bày tỏ/.../ của mình trước/.../ về một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống.B. Ngôn ngữ nói/ thông tin/ suy nghĩ/ chính kiến, tình cảm/ mọi người. A. Ngôn ngữ nói/ thông tin/ suy nghĩ, thái độ, tình cảm/ mọi người.C. Ngôn ngữ nói/ kiến thức/ suy nghĩ/ chính kiến, tình cảm/ mọi người. D. Ngôn ngữ nói/ kiến thức/ suy nghĩ/ thái độ, tình cảm/ mọi người.

File đính kèm:

  • pptTrinh bay mot van de(3).ppt