- Nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc , quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ Việt.
- Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt và chữ viết để vận dụng vào học lịch sử văn học Việt Nam.
- Nâng cao tình cảm quý mến và thái độ trân trọng đối với tiếng Việt , trau dồi vốn tiếng Việt và cơ bản là phải biết làm cho tiếng Việt ngày càng thêm trong sáng.
49 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆTMục tiêu cần đạt - Nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc , quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ Việt. - Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt và chữ viết để vận dụng vào học lịch sử văn học Việt Nam. - Nâng cao tình cảm quý mến và thái độ trân trọng đối với tiếng Việt , trau dồi vốn tiếng Việt và cơ bản là phải biết làm cho tiếng Việt ngày càng thêm trong sáng.I - Khái quát về tiếng Việt*câu hỏi :1- Theo em tiếng Việt là gì?2- Tiếng Việt có những vai trò gì? + ngôn ngữ nói chung có những chức năng gì? + chức năng của tiếng Việt biểu hiện như thế nào? Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ của quốc gia Việt Nam.1- Khái niệm tiếng Việt2 – Vai trò của tiếng Việt Chức năng của ngôn ngữ nói chung: + ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp + ngôn ngữ là công cụ của tư duy và là phương tiện để biểu đạt tư duy. Chức năng của tiêng Việt: a - tiếng Việt thực hiện chức năng của một ngôn ngữ quốc gia - là ngôn ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng người Việt Nam nói chung. Qua đó mà đoàn kết các dân tộc anh em - trong đối ngoại,tiếng Việt hoàn toàn bình đẳng với các ngôn ngữ khác b – trong lĩnh vực giáo dục: - tiếng Việt làm chuyên ngữ khoa học trong hệ thống thông tin giáo dục ở các bậc học trong phạm vi cả nước - làm phương tiện giáo dục bản sắc dân tộc, phản ánh tư duy người Việt - là môn học bắt buộc trong nhà trường, nhằm phát huy khả năng ngôn ngữ, phát triển tư duy người học c – về mặt văn hóa-xã hội: tiếng Việt thực hiện chức năng phản ánh đời sống xã hội việt nam, phản ánh sự phát triển của dân tộc qua mỗi chặng đường lịch sử:ghi lại những văn kiện, những ấn phẩm văn hóa văn học, những thành tựu khoa học công nghệ.Hỏi: Từ tìm hiểu khái quát về tiếng Việt như trên, em có kết luận gì về ngôn ngữ tiếng Việt? Tại sao chúng ta lại phải đi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt?Kết luận: Tiếng Việt chính là mã văn hóa của người Việt. Nó phản ánh trình độ nhận thức, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, đời sống tâm linh cũng như tư duy của con người Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử tiếng Việt là để giải mã mã văn hóa của dân tộc.II - Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt Câu hỏi: + em hiểu thế nào về nguồn gốc tiếng Việt? + nguồn gốc đó nói cho em biết điều gì ? 1- nguồn gốc tiếng Việttiếng Việt có nguồn gốc bản địa, bắt nguồn từ một ngữ hệ được hình thành và phát triển trong khung cảnh Đông Nam Á tiền sử trong nhóm tàng cổ chủng Bách Việt.Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện và trưởng thành của tiếng Việt gắn bó mật thiết với nguồn gốc và tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.2 – Quan hệ họ hàng của tiếng Việt câu hỏi: Theo em tiếng Việt có nguồn gốc họ hàng với những ngôn ngữ nào ? - Tiếng Việt thuộc họ Nam Á - một họ ngôn ngữ có từ xa xưa, trên một vùng rộng lớn ở Đông Nam châu Á, nơi vốn là trung tâm văn hóa của thế giới thời cổ. Do đó, địa bàn hoạt động và diện tiếp xúc rộng. - Tiếng Việt có nguồn gốc trực tiếp từ ngôn ngữ Việt-Mường cho nên có sự tương ứng với về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ. vi du: Viet tay trăng sang Muong thay tlang klang Sơ đồ ngữ hệ thể hiện mối quan hệ họ hàng của tiếng Việthọ Nam ÁMun-đaMon-KhơmeViệt-MườngPọng-ChứtViệtMườngChứt-pọngPakatanThà vựng - Ngoài ra,tiếng Việt cũng có mối quan hệ tiếp xúc đối với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Đông Nam Á. Đặc biệt là nhóm ngôn ngữ thuộc nhóm Tày-Thái và nhóm Mã Lai-Đa ĐảoCâu hỏi: Từ việc tìm hiểu nguồn gốc họ hàng của tiếng Việt, em rút ra được những kết luận gì? Kết luận: - tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, nhánh Việt-Mường - trải qua quá trình phát triển dài lâu đầy sức sống,tiếng Việt gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ III – Quá trình phát triển của tiếng Việt 1 - Tiếng Việt thời kỳ cổ đạiCâu hỏi : +em hãy trình bày những nét chính về sự phát triển của tiếng Việt trong thời kỳ cổ đại ? + đặc trưng cơ bản của tiếng Việt trong thời kỳ này là gì ?1.1- Thời thượng cổ - Kho từ vựng phong phú với: +từ cơ bản gốc Nam Á +một số thuộc gốc Thái hay Mã Lai-Đa Đảo - Đặc trưng: +ngữ pháp: từ được hạn định + từ hạn định ví dụ: tiếng Việt : liễu xanh tiếng Hán : dương liễu +ngữ âm: tiếng Việt thời kỳ này chưa có thanh điệu, tồn tại những phụ âm kép (tl , kl , kr , pl , bl....), hay những âm cuối(-l, -r. –h, -s)1.2 - Tiếng Việt thời kỳ Bắc thuộc câu hỏi: +sang thời kỳ Bắc thuộc tiếng Việt mang hình thức mới nào? +tiếng Việt thời kỳ Bắc thuộc có đặc điểm gì? - Đây là thời kỳ diễn ra sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ Việt-Hán - Đặc trưng: +ngữ âm: có nhiều biến đổi trong hệ thống âm đầu và âm cuối, hệ thống thanh điệu xuất hiện( ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc , nặng) +từ vựng:tiếng Việt trong sự giao lưu với văn hóa Hán, ngôn ngữ Hán đã có sự phong phú hơn nhiều nhờ quá trình Việt hóa chữ Hán câu hỏi: em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về cơ chế Việt hóa chữ Hán? Quá trình Việt hóa chữ Hán chủ yếu dựa trên những cơ chế sau: - mượn âm đọc và văn t - mượn ý nghĩa - ghép các yếu tố - thay đổi ýCâu hỏi : em có đánh giá gì về tiếng Việt thời kỳ này?Kết luận: Tiếng Việt thời kỳ này là sự tiếp biến có chọn lọc. Do đó mà vốn từ được mở rộng thêm phần phong phú , đồng thời nó vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, vẫn giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc Việt Nam.2 - Tiếng Việt thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX câu hỏi: thời kỳ này tiếng Việt tồn tại trong hình thức văn tự nào? - Đặc điểm thời kỳ : đây là thời kỳ tự chủ,1000 năm Bắc thuộc đã chấm dứt, từ ý thức tự chủ , nhu cầu ghi lại, phản ánh đời sống , tâm tư tình cảm một cách chân xác nhất trở nên bức thiết. Trong khi đó văn tự Hán không thể làm được điều đó cho nên dân tộc ta đã sáng tạo một hình thức văn tự mới - chữ Nôm. - chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kỷ VIII-XIX và bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào khoảng X-XIIICâu hỏi: theo em cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên cơ chế nào?- sự sáng tạo đó đã mang lại những thành tựu to lớn nào ? - chữ Nôm chủ yếu được sáng tạo dựa trên 2 cơ chế : + cơ chế Việt hóa: Việt hóa hoàn toàn(mượn cả âm đọc và ý nghĩa), Việt hóa bộ phận(chỉ mượn âm đọc hay ý nghĩa) + cơ chế tự tạo:là cách thức thêm bớt ký hiệu phụ vào yếu tố Hán, ghép 2 yếu tố Hán đều chỉ âm hay đều chỉ nghĩa, hoặc là ghép 1 thành tố chỉ âm và một thành tố chỉ nghĩa. - thành tựu cơ bản : +sự ra đời của chữ Nôm đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt. Nó khẳng định ý thức tự tôn dân tộc. +thơ văn quốc âm viết bằng chữ Nôm ra đời đã phản ánh được tâm tư , nguyện vọng tình cảm của nhân dân cũng như hiện thực cuộc sống.Và đã để lại những tác phẩm có giá trị lớn lao: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân HươngKết luận: Tiếng Việt thời kỳ này với chữ Nôm đã một lần nữa đưa tiếng Việt lên một bước phát triển mới, làm phong phú vốn từ, tăng khả năng diễn đạt - biểu cảm . Một lần nữa tiếng Việt khẳng định được bản sắc , tính cách dân tộc.3 - Tiếng Việt thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 câu hỏi: tiếng Việt trong giai đoạn này có gì đổi mới ? - cơ chế tạo chữ của loại văn tự mới giai đoạn này có gì dặc biệt ? Ý nghĩa của nó trong sự phát triển tiếng Việt thể hiện như thế nào ? - thành tựu cơ bản của tiếng Việt trong giai đoạn này là gì? - vào thế kỷ XVI-XVII các nhà truyền đạo phương Tây sang truyền đạo ở Việt Nam , họ đã dùng hệ thống chữ cái Latinh để giảng đạo và ghi chép. Sự kiện này đã khởi đầu cho một hình thức văn tự mới của tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ ra đời. - sang thế kỷ XVIII-XIX nó mới được sử dụng rộng rãi -Cơ chế tạo chữ của hệ thống chữ cái Latinh: mỗi chữ cái dùng để ghi một âm tiết, mỗi âm tiết chỉ được ghi bằng một chữ cái. Tuy nhiên điều này không phải là luôn đúng. - Ưu điểm :đơn giản , dễ nhớ, đảm bảo tính khoa học cho nên được sử dụng và phổ biến rộng rãi . - thành tựu : + các ấn phẩm văn hóa được xuất bản rộng rãi , văn xuôi tiếng Việt ra đời (Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản) +phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt hình thành đầy đủ(phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận , phong cách ngôn ngữ khoa học) + thơ ca phát triển , đặc biệt là phong trào thơ Mới không chỉ là một cuộc cách mạng thơ ca mà còn là cuộc cách mạng ngôn ngữ . Nó đã chứng tỏ được sự ưu trội của việc dùng chữ Quốc ngữ trong phản ánh chân thực đời sống cũng như cảm xúc của con người Nó đã chứng tỏ được sự ưu trội của việc dùng chữ Quốc ngữ trong phản ánh chân thực đời sống cũng như cảm xúc của con người. +về từ ngữ : vốn từ vựng càng thêm phong phú. Bên cạnh tiếp nhận từ tiếng Hán (độc lập, tự do , xã hội, văn hóa)tiếng Việt còn tiếp nhận và bổ sung những từ mượn gốc Pháp (ô tô, ô-xi, axit) + đặc biệt là vai trò lịch sử của tiếng Việt được phát huy , nó đã tham gia tích cực vào truyền bá cho cách mạng. kết luận : Chữ quốc ngữ ra đời đã thực sự đi vào đời sống và sớm trở thành ngôn ngữ của quốc gia. Nó đã đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, diễn đạt những tri thức mới về chính trị- khoa học –kinh tế4- Tiếng Việt thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay - chữ Quốc ngữ tiếp tục khẳng định vị thế của nó trong phản ánh đời sông sinh hoạt của dân tộc.Và nó được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật. - thời kỳ này tiếng Việt đã xây dựng những thuật ngữ khoa học, dựa trên cách thức: +phiên âm thuật ngữ khoa học phương Tây(acide axit, amibe amip) +vay mượn thuật ngữ khoa học kỹ thuật qua tiếng Trung:sinh quyển, môi sinh +đặt thuật ngữ thuần Việt(dịch ý hay sao chep):vùng trời(không phận), âm gốc lưỡi, nồi hơi. - đặc biệt phải kể đến vai trò của chữ quốc ngữ trong phổ biến tri thức khoa học , nó được dùng trong giảng dạy trong nhà trường ở các bậc học. Do đó mà nền giáo dục đã có bước phát triển vượt bậc và không ngừng vươn xaKết luận chung: Như vậy tiếng Việt trải qua những chặng đường phát triển dài nhưng đồng thời nó cũng gắn có mật thiết với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Trong sự tiếp biến có chọn lọc , tiếng Việt đã thể hiện bản lĩnh của mình : nhạy bén với cái mới nhưng luôn giữ được bản sắc dân tộc. Và trong tiến trình phát triển tiếng Việt ngày càng phong phú và hoàn thiện.Lược đồ Đông Nam Áchữ quốc ngữ giữa thế kỷ XVIITrang đầu chuyện chức phán sự đền Tản ViênTrang bìa từ điển Việt-Bồ-La
File đính kèm:
- KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT.ppt