Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du)

Phiên âm :

Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư

 Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Tổ bộ môn : Văn – Sử – ĐịaNhóm bộ môn : Ngữ vănHãy xác định giai đoạn văn học cho từng tác giả – tác phẩm a. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão b. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãic. Truyện Kiều – Nguyễn Du Giai đoạn TK X đến hết TK XIVGiai đoạn TK XV đến hết TK XVIIGiai đoạn TK XVIII đến ½ đầu TK XIXĐề tài được tập trung thể hiện trong nội dung văn học VN giai đoạn từ TK XVIII đến ½ đầu TK XIX là : a. Lòng yêu nước b. Ca ngợi triều đại phong kiến c. Thân phận người phụ nữ d. Miêu tả thiên nhiên Đọc Tiểu Thanh Kí Nguyễn Du Đọc văn Tượng Nguyễn Du I. Tìm hiểu về Tiểu Thanh và “ Tiểu Thanh Kí “Câu hỏi : Thông qua phần tiểu dẫn , chúng ta biết được gì về nàng Tiểu Thanh ?Tiểu Thanh là người con gái có tài sắc . Nàng phải làm vợ lẽ , người vợ cả ghen bắt nàng sống riêng ở Cô Sơn , cạnh Tây Hồ ( TQ ) . Vì đau buồn , nàng sinh bệnh mà chết ở tuổi 18 .Câu hỏi : Căn cứ vào tiểu dẫn , chúng ta hiểu “ Tiểu Thanh kí “ là gì ? Tiểu Thanh Kí : có hai cách hiểu Tập thơ của nàng Tiểu Thanh Truyện viết về nàng Tiểu Thanh II. Đọc hiểu văn bản : Phiên âm : Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thưChi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh luỵ phần dưCổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như Dịch thơ : Tây hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mãnh giấy tàn Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vươngNỗi hờn kim cổ trởi khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng II. Đọc – hiểu văn bản Câu hỏi : Căn cứ vào hai câu thơ đầu hãy dự đoán hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?Có thể có 2 cách : Bài thơ được làm khi Nguyễn Du viếng mộ Tiểu Thanh trong thời gian ông đi sứ Bài thơ được làm khi Nguyễn Du đọc tập kí về nàng Tiểu Thanh 1. Hai câu đề : cảm hứng sáng tác -Tây Hồ : cảnh đẹp cạnh nơi Tiểu Thanh sống - Gò hoang : nơi sống và cũng là nơi chôn cất Tiểu Thanh Câu hỏi : hai hình ảnh trong câu thơ có mối quan hệ như thế nào ? Tác dụng của việc xây dựng mối quan hệ ấy ? Tác giả xây dựng cảnh đối lập để nêu bật sự hoang lạnh , cô đơn , trơ trọi , nghịch cảnh của Tiểu Thanh II. Đọc – hiểu văn bản1. Hai câu đề : cảm hứng sáng tác- Thổn thức : cảm thương , xót xa da diết - Mãnh giấy tàn : Tập truyện viết về Tiểu Thanh Câu hỏi : thông qua câu thơ , xác định cảm hứng sáng tác của bài thơ ? cuộc đời và tài sắc của Tiểu Thanh trở thành cảm hứng sáng tác của ND . Thông qua câu chuyện về Tiểu Thanh , ND nghĩ về nàng , về cuộc đời và về bản thân ông .II. Đọc – hiểu văn bản2. Hai câu thực : cảm nghĩ của nhà thơ trước cuộc đời Tiểu Thanh - Son phấn : người phụ nữ có nhan sắc - Có thần : linh thiêng - Hận : xót xa vì những việc sau khi chết - Văn chương : tài hoa của nàng Tiểu Thanh - Đốt còn vương : chịu chung số phận với Tiểu Thanh - Vô mệnh : không có số mệnh II. Đọc – hiểu văn bản2. Hai câu thực : cảm nghĩ của nhà thơ trước cuộc đời Tiểu Thanh Câu hỏi : Hai câu thực có ý nghĩa như thế nào ?Nguyễn Du đã tạo “ thần “ và “ mệnh “ cho sắc và tài của Tiểu Thanh để diễn tả nỗi oan khuất của những kẻ tài hoa.Câu hỏi : qua số phận của Tiểu Thanh , chúng ta nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến , đặc biệt là người phụ nữ tài hoa ?Nhà thơ bày tỏ sự đồng cảm và trân trọng của mình trước người nghệ sĩ . Đặc biệt với những người phụ nữ tài sắc .Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh .Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng ,Nửa mạn phong ba huống bập bềnh . ( Tự tình III)II. Đọc – hiểu văn bản3. Hai câu luận: cảm nghĩ của nhà thơ về một quy luật cuộc đời - Nỗi hờn kim cổ : Nỗi hận vì muôn đời nay người có tài đều không gặp may ( tài hoa bạc mệnh – tài mệnh tương đố ) - Cái án phong lưu: ND thấy mình cũng là kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì văn chương Câu hỏi : “ Nỗi hờn kim cổ “ là mối hận gì từ xưa đến nay ?II. Đọc – hiểu văn bản3. Hai câu luận: cảm nghĩ của nhà thơ về một quy luật cuộc đời Câu hỏi : nhà thơ nghĩ gì về cuộc đời ? Hai câu thơ là lời oán trách , thể hiện nỗi đau khổ và bất bình của một thế hệ nhà thơ ý thức về sự chà đạp giá trị con người và nghệ thuật của xã hội phong kiến .II. Đọc – hiểu văn bản4. Hai câu kết : cảm nghĩ của nhà thơ về cuộc đời mình - “ ba trăm năm lẻ “ :Câu hỏi : con số ba trăm có ý nghĩa gì ? Khoảng cách thời gian giữa ND và Tiểu Thanh ; ND và người đời sau - “ ai khóc Tố Như “ :Câu hỏi tìm người đồng cảm Câu hỏi : qua hai câu thơ , ta hiểu được nguyện vọng gì của Nguyễn Du ? Lời thơ là tiếng khóc cho sự bơ vơ , không tri âm , tri kỷ giữa cuộc đời . Tiếng khóc trong ước muốn mai sau có người đồng cảm với cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Du . II. Đọc – hiểu văn bản4. Hai câu kết : cảm nghĩ của nhà thơ về cuộc đời mình Câu hỏi : nếu được trả lời Nguyễn Du , em sẽ nói gì ? Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày ( Tố Hữu ) Củng cố : Nhận định nào sau đây không đúng về giá trị tư tưởng của bài thơ “ Đọc Tiểu Thanh kí “ Bài thơ thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến .Thông qua số phận nàng Tiểu Thanh , ND suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương , nghệ thuật .Bài thơ thể hiện tinh thần cao quý của ND . Ông có tình thương mênh mông đối với những kiếp tài hoa bạc mệnh dù là người Việt Nam hay Trung Quốc .Không có nhận định sai .Chào tạm biệt và hẹn gặp lại !

File đính kèm:

  • pptDoc Tieu Thanh Ki(7).ppt