Mục tiêu
Kiến thức
– Liệt kê, lí giải được một sốkhái niệm ngữpháp cơbản: các phương thức
ngữpháp, từloại và các loại từ, câu, các kiểu câu và thành phần câu, đoạn
văn
– Lí giải được từloại, cấu tạo các kiểu câu, thành phần câu, và đoạn văn
trong hệthống và trong hoạt động.
Kĩnăng:
Xác định và phân tích được từloại, câu, đoạn văn.
Sửdụng được các từloại, các kiểu câu và đoạn văn đúng chuẩn mực.
156 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Chủ đề 4: Ngữ pháp Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
Kiến thức
– Liệt kê, lí giải được một số khái niệm ngữ pháp cơ bản: các phương thức
ngữ pháp, từ loại và các loại từ, câu, các kiểu câu và thành phần câu, đoạn
văn
– Lí giải được từ loại, cấu tạo các kiểu câu, thành phần câu, và đoạn văn
trong hệ thống và trong hoạt động.
Kĩ năng:
Xác định và phân tích được từ loại, câu, đoạn văn.
Sử dụng được các từ loại, các kiểu câu và đoạn văn đúng chuẩn mực.
Thái độ
Thấy được tác dụng của việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đối với hoạt
động giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp sau này.
Có ý thức vận dụng những hiểu biết về ngữ pháp tiếng Việt vào việc học
tập tiếng Việt và các bộ môn khác.
Giới thiệu nội dung
STT Tên chủ đề Số tiết
1 Một số khái niệm cơ bản 2
2 Từ loại tiếng Việt 5
3 Cụm từ tiếng Việt 3
4 Câu tiếng Việt 15
5 Đoạn văn 4
6 Văn bản 4
7 Kiểm tra 1
Tài liệu và thiết bị dạy học
1. Diệp Quang Ban. Giao tiếp văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn. NXB
Khoa học Xã hội, 2003.
2. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục, 2005.
3. Lê Biên. Từ loại tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
4. Cao Xuân Hạo (chủ biên). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1.
NXB Giáo dục, 1999.
5. Hoàng Thung, Lê A, Đinh Trọng Lạc. Tiếng Việt 3. NXB Đại học Sư
phạm, 2003.
6. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). Sách giáo khoa tiếng Việt 2, 3, 4, 5.
NXB Giáo dục, 2005.
7. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh. Tiếng Việt, tập 1 và 2.
NXB Giáo dục, 1996.
8. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Khoa học
Xã hội, 1993.
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ PHÁP
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về ngữ pháp và ngữ pháp
học
Thông tin
1. Ngoài các bộ phận ngữ âm và từ vựng – ngữ nghĩa, hệ thống ngôn ngữ
còn có một bộ phận hết sức quan trọng là ngữ pháp. Theo quan niệm thông
thường, ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các luật lệ về cấu tạo và biến đổi
từ, kết hợp các từ thành câu đồng thời còn là quy tắc cấu tạo của các đoạn
văn và văn bản.
Ngữ pháp học là chuyên ngành nghiên cứu về ngữ pháp của một ngôn ngữ.
2. Cũng theo cách phân chia truyền thống, Ngữ pháp học bao gồm hai phân
ngành: Từ pháp học và Cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các quy luật
cấu tạo từ, các quy tắc biến đổi từ và từ loại. Cú pháp học nghiên cứu các
quy tắc kết hợp từ thành cụm từ và câu. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Cú
pháp học phải giải quyết các vấn đề như: cấu tạo và các loại cụm từ, cấu tạo
và ngữ nghĩa các câu và các loại câu. Tuy tách làm hai bộ phận nhưng giữa
Từ pháp học và Cú pháp học có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hiện nay, có xu hướng mở rộng phạm vi nghiên cứu của Ngữ pháp học tới
cả lĩnh vực trên câu nên đối tượng nghiên cứu của Ngữ pháp học còn bao
hàm cả việc nghiên cứu các đơn vị như đoạn văn và văn bản (đơn vị trên
câu). Xu hướng mở rộng này đã hình thành một phân ngành mới là Ngữ
pháp văn bản.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào nội dung của thông tin trên đây, hãy kể và nêu nhiệm
vụ nghiên cứu của các bộ phận trong chuyên ngành Ngữ pháp tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: Bạn hãy phân tích mối quan hệ giữa việc nghiên cứu từ pháp
và cú pháp tiếng Việt
đánh giá
1. Theo các bạn, khi nghiên cứu về từ pháp và cú pháp tiếng Việt cần nhấn
mạnh nghiên cứu những vấn đề gì?
2. Có hai cách phân loại từ ghép trong tiếng Việt như sau:
Cách 1:
– Từ ghép hợp nghĩa
– Từ ghép phân nghĩa
– Từ ghép ngẫu hợp
Cách 2:
– Từ ghép chính phụ
– Từ ghép đẳng lập
Theo bạn, cách phân loại nào là cách phân loại ngữ pháp? Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đơn vị ngữ pháp
Thông tin
Hệ thống ngôn ngữ gồm nhiều đơn vị khác nhau, có những đơn vị một mặt
(hoặc chỉ có mặt hình thức mà không có mặt nghĩa, hoặc chỉ mang ý
nghĩa); lại có những đơn vị hai mặt (hình thức và ý nghĩa). Loại đơn vị thứ
hai là những đơn vị ngữ pháp.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào những kiến thức đã học về hệ thống tín hiệu ngôn
ngữ, bạn hãy liệt kê và phân tích các đơn vị ngữ pháp trong tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: Từ việc phân tích các đơn vị ngữ pháp, bạn hãy định nghĩa
đơn vị ngữ pháp.
Đánh giá
1. Xác định các đơn vị ngữ pháp trong trích đoạn sau:
Người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với
tiếng nói của minh. Và tự tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(Đặng Thai Mai)
2. Đánh dấu 3 vào những ô vuông khi từ được xem xét với tư cách là một
đơn vị ngữ pháp
F Tìm hiểu từ về:
– ý nghĩa biểu vật, biểu niệm, biểu cảm.
– Tính hệ thống về nghĩa: đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa.
F Tìm hiểu từ về:
– Cấu tạo: các yếu tố cấu tạo, quan hệ giữa các yếu tố.
– Đặc điểm ngữ pháp: từ loại, vai trò tạo câu và cụm từ.
Hoạt động 3: Xác định ý nghĩa, hình thức
và phương thức ngữ pháp
Thông tin
Sau đây là một số câu:
1) Sinh viên nghiên cứu khoa học.
2) Học sinh học bài.
3) Thủ môn đã ôm gọn quả bóng.
Các từ khoa học, bài, bóng có ý nghĩa từ vựng cụ thể khác nhau nhưng đều
có chung ý nghĩa: chỉ sự vật, đối tượng của hoạt động. Các ý nghĩa chung
đó được gọi là ý nghĩa ngữ pháp. ý nghĩa sự vật là ý nghĩa tự thân ý nghĩa
thường trực. ý nghĩa đối tượng là ý nghĩa quan hệ - ý nghĩa lâm thời. ý
nghĩa ngữ pháp trong trường hợp này được biểu thị bằng một hình thức
chung là trật tự từ (đứng sau động từ ngoại động). Trật tự sắp xếp này chính
là hình thức ngữ pháp và theo đó cách thức dùng trật tự sắp xếp giữa các
yếu tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp được gọi là phương thức ngữ pháp. Có
những phương thức ngữ pháp nằm trong bản thân từ (phương thức tổng hợp
tính) lại có những phương thức nằm bên ngoài - phương thức phân tích tính
(ví dụ như phương thức trật tự từ).
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Hãy kể, nêu ví dụ và phân tích một số ý nghĩa và phương thức
ngữ pháp thường gặp trong tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: Bạn đang học tiếng Anh hay tiếng Pháp? Hãy kể, nêu ví dụ và
phân tích một số ý nghĩa và phương thức ngữ pháp có trong ngoại ngữ đó.
Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện hai nhiệm vụ trên, các
nhóm (theo tổ) hãy thảo luận và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
trước lớp về một số vấn đề sau:
– Định nghĩa về ý nghĩa, hình thức và phương thức ngữ pháp;
– Nêu và phân loại các ý nghĩa ngữ pháp;
– Nêu và phân loại các phương thức ngữ pháp.
đánh giá
1. Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp khái quát của mỗi nhóm từ sau:
a. trắng, đen, tròn, méo, to, nhỏ, tốt đẹp, xanh tươi, thông minh
b. nhà, cửa, bút, mực, máy móc, xe cộ, văn học, nghệ thuật
c. ăn, uống, ngồi, nằm, nói, cười, đóng, mở
2. Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp và phương thức ngữ pháp của các từ in
nghiêng trong các câu thơ sau:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Hồ Chí Minh)
3. Trong câu sau đây, các hư từ có tác dụng như thế nào trong việc biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp?
Những vùng đất hoang cỏ dại bao la của Tây Bắc đã và đang biến thành
những ruộng đồng xanh tốt và xóm làng tươi vui.
Hoạt động 4: Tìm hiểu quan hệ ngữ pháp
Thông tin
Để cấu tạo hệ thống và thực hiện chức năng giao tiếp, các đơn vị ngữ pháp
phải kết hợp với nhau thành những đơn vị lớn hơn và cuối cùng thành câu,
đoạn văn và văn bản. Trong sự kết hợp ấy, giữa các đơn vị ngữ pháp luôn
có mối quan hệ với nhau. Quan hệ ngữ pháp chính là quan hệ giữa các yếu
tố ngữ pháp này khi chúng tạo đơn vị ngữ pháp lớn hơn.
Có nhiều loại quan hệ ngữ pháp, song tựu trung gồm ba quan hệ ngữ pháp
khái quát sau đây:
a. Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa hai thành tố, trong đó một thành tố (chủ
ngữ) biểu thị đối tượng được nói tới trong câu, còn thành tố kia (vị ngữ)
biểu thị nội dung nói về đối tượng ấy (về đặc trưng, hoạt động, nhận định
...).
Ví dụ: Sinh viên // làm bài tập nghiêm túc.
Quyển sách này // rất bổ ích.
Tôi // là sinh viên.
CN // VN
b. Quan hệ đẳng lập (quan hệ liên hợp, bình đẳng, song song....)
Đây là quan hệ giữa các thành tố bình đẳng nhau. Trong quan hệ này, số
lượng các thành tố có thể hơn hai, các thành tố có bản chất ngữ pháp giống
nhau hoặc tương tự, có cương vị ngữ pháp giống nhau và thứ tự sắp xếp
giữa chúng nhìn chung là linh hoạt (có thể thay đổi được).
Ví dụ:
Nữ sinh viên sư phạm // rất duyên dáng và thông minh. (rất thông minh và
duyên dáng)
c. Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ. Quan
hệ này có một số đặc điểm cơ bản sau:
Về ý nghĩa: Thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.
Về ngữ pháp: Hai loại thành tố này không nhất thiết cùng bản chất ngữ
pháp, thành tố chính quyết định bản chất ngữ pháp; chức năng ngữ pháp và
quan hệ ngữ pháp của cả kết cấu với các yếu tố nằm ngoài kết cấu; trật tự
giữa các thành tố khó thay đổi.
Ví dụ:
Đội bóng chuyền của trường ta đạt ngôi vô địch.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Bạn hãy so sánh cách biểu thị quan hệ chủ vị giữa tiếng Việt
với một ngoại ngữ mà mình được học.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về chức năng ngữ pháp của các kết cấu được
tạo thành bởi quan hệ chủ vị, chính phụ và đẳng lập.
đánh giá
Tìm và phân tích các quan hệ ngữ pháp trong đoạn trích sau và cho biết
chức năng của các kết cấu được tạo nên bởi các quan hệ ngữ pháp đó:
Cả bọn hớn hở quay lại đầu đường Nguyễn Huệ, nơi một rừng mai vàng
thắm đang rung rinh dưới nắng.
(Trần Hoài Dương – Nắng phương Nam)
thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Ngữ pháp là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ. Ngữ pháp là toàn bộ các
quy tắc về cấu tạo, biến đổi kết hợp từ để tạo nên các đơn vị lớn hơn là cụm
từ và câu, quy tắc cấu tạo đoạn văn và văn bản. Ngữ pháp bao gồm: từ
pháp, cú pháp và ngữ pháp văn bản.
Gợi ý giải bài tập:
1. Khi nghiên cứu từ pháp và cú pháp tiếng việt cần nhấn mạnh nghiên cứu
cú pháp hơn từ pháp. Về từ pháp cần nhấn mạnh đến cấu tạo từ và từ loại.
Về cú pháp, trọng tâm nghiên cứu là cụm từ, câu và các đơn vị trên câu
(đoạn văn).
2. Cách phân loại ngữ pháp: cách thứ hai
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Đơn vị ngữ pháp tạo nên một hệ thống từ cấp độ thấp đến cấp độ cao: hình
vị, từ, cụm từ, câu, đoạn văn và văn bản. Đơn vị ngữ pháp là đơn vị luôn có
hai mặt: ý ngữ ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.
Gợi ý giải bài tập
1. Xác định các đơn vị ngữ pháp
– Câu: hai câu.
– Cụm từ: có nhiều cụm từ. Ví dụ: người Việt Nam ta, tự hào với tiếng nói
của mình, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó...
– Từ: 20 từ (trừ các từ lặp)
– Hình vị: 30 (trừ các hình vị lặp)
2. Đánh dấu vào ô vuông thứ hai
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa khái quát, ý nghĩa chung được biểu thị
bằng một hình thức ngữ pháp chung.
Ví dụ: Sinh viên – những sinh viên.
Giáo viên – những giáo viên
Cột bên phải có ý nghĩa số nhiều, được biểu thị bằng hư từ “những”. ý
nghĩa số nhiều ở trường hợp này là ý nghĩa ngữ pháp.
Theo truyền thống, ý nghĩa ngữ pháp thường được phân theo hai cách:
– ý nghĩa tự thân và ý nghĩa quan hệ
ý nghĩa tự thân là ý nghĩa vốn có của đơn vị ngữ pháp (ví dụ như ý nghĩa
thời, thể của động từ tiếng Anh, giống, số, cách của danh từ tiếng Nga...). ý
nghĩa quan hệ là ý nghĩa nảy sinh trong quan hệ giữa các đơn vị ngữ pháp
(ví dụ: ý nghĩa sở hữu, ý nghĩa chủ thể trong tiếng Việt...)
ý nghĩa thường trực và ý nghĩa lâm thời
ý nghĩa thường trực là ý nghĩa thường trực vốn có, còn ý nghĩa lâm thời là
ý nghĩa chỉ được xác định trong trường hợp nhất định.
Ví dụ: Tôi đọc sách.
“Sách” có ý nghĩa: sự vật, đối tượng. ý nghĩa đầu là ý nghĩa thường trực,
còn ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa lâm thời.
• Phương thức ngữ pháp thường được chia làm hai nhóm:
Nhóm các phương thức tổng hợp tính: sử dụng phụ tố, biến đổi căn tố, sử
dụng trọng âm, láy, sử dụng ngữ điệu...
Nhóm các phương thức phân tích tính: Sử dụng hư từ, sử dụng trật tự từ
Gợi ý giải bài tập
1. a. Tính chất
b. Sự vật
c. Hoạt động
2. “Trăng”: chủ thể
“Nhà thơ”: khách thể
(Phương thức trật tự từ)
Cả ba từ trên đều có nghĩa “sự vật”
3. “những”: số nhiều
“của” : sở hữu
“và”: đẳng lập
“đã”, “đang”: thời gian
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Các đơn vị ngữ pháp khi được sử dụng trong hoạt động giao tiếp luôn kết
hợp với nhau để tạo thành những đơn vị ngữ pháp lớn hơn. Bởi thế, giữa
các đơn vị ngữ pháp xuất hiện các quan hệ ý nghĩa ngữ pháp. Quan hệ ngữ
pháp là quan hệ giữa các đơn vị ngữ pháp với nhau trong lời nói.Thường
có ba loại quan hệ: quan hệ chủ vị, quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ.
Gợi ý giải bài tập
Các câu có hai loại quan hệ ngữ pháp: quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị
(sinh viên tự tìm các quan hệ cụ thể)
Các quan hệ trên tạo thành nhiều kết cấu lớn nhỏ khác nhau: hai kết cấu
chủ vị (một làm nòng cốt, một làm thành tố phụ trong cụm danh từ), các kết
cấu chính phụ đều đóng vai trò là thành phần câu hoặc thành tố trong cụm
từ (sinh viên tự phân tích).
TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ loại và tiêu chí phân loại
Thông tin
1.1. Khái niệm
VD1: đẹp, xấu, xanh, vàng, nhanh, chậm...
VD2: đọc, viết, đi, chạy, nghiên cứu, học...
VD3: công nhân, giáo viên, học sinh, sách vở...
Các từ ở từng VD trên giống nhau về các đặc điểm ý nghĩa và ngữ pháp, vì
thế chúng thuộc cùng một từ loại.
1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
a) Các từ ở VD1:
– Cùng có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất.
– Cùng có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ ở phía trước để tạo cụm từ
chính phụ: rất đẹp, cực kì nhanh, hơi xanh...
– Cùng có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu: Bức tranh ấy đẹp thật. Dạo
này cô ấy xanh quá.
Các từ ở VD1 cùng thuộc từ loại tính từ.
b) Các từ ở VD2:
– Cùng có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động
– Cùng có thể kết hợp với các phụ từ ở phía trước (đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,
đều, không, chưa, chẳng...) để tạo cụm từ chính phụ: đang viết, sẽ học,
vẫn nghỉ...
– Cùng có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu: Chúng tôi đang học. Họ vẫn
nghỉ.
Các từ ở VD2 cùng thuộc từ loại động từ.
c) Các từ ở VD3:
– Cùng có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật
– Cùng có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, từ chỉ
định ở phía sau để tạo cụm danh từ.
– Cùng có thể kết hợp với từ “là” để làm vị ngữ.
Các từ ở VD3 cùng thuộc từ loại danh từ.
Nhiệm vụ
– Nhiệm vụ 1: Hãy đọc thông tin ở mục 1.1 và chỉ ra các đặc điểm ngữ pháp
chung của các từ: nói, suy nghĩ, hát...
– Nhiệm vụ 2: Trao đổi nhóm và nêu khái niệm từ loại.
– Nhiệm vụ 3: Dựa trên những tiêu chí nào để xếp các từ ở VD1 vào từ loại
tính từ, xếp các từ ở VD2 vào từ loại động từ?
đánh giá
1. Từ loại là gì?
2. Hãy nêu và phân tích các tiêu chí cơ bản để phân định từ loại trong tiếng
Việt.
3. Các từ: học sinh, giáo viên, người, thành phố, tư tưởng... thuộc từ loại
nào? Dựa trên những tiêu chí nào bạn lại phân định như vậy?
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ loại danh từ
Thông tin
VD:
– Lan, Mai, Hùng...
– sinh viên, học sinh, giáo viên...
– cá, gà, trâu, bò...
– quần áo, nhà cửa, sách vở...
– con, cái, chiếc, tờ, quyển, bức...
– cân, lít, mét...
– sách, bút, vở, bàn, ghế...
– đường, sữa, muối...
– tư tưởng, quan điểm, ý nghĩ...
Các từ trên thuộc từ loại danh từ.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Hãy tìm ý nghĩa chung của từng nhóm danh từ trên.
Theo bạn, ý nghĩa khái quát của danh từ là gì?
Nhiệm vụ 2: Hãy tìm các từ đặc trưng có thể đứng trước và sau các danh từ
trên.
Nhiệm vụ 3: Hãy đặt một số câu có các danh từ: giáo viên, quan điểm đảm
nhiệm các chức năng khác nhau và cho biết danh từ có thể đảm nhiệm các
chức năng gì trong câu?
Nhiệm vụ 4: Xếp các từ ở phần thông tin vào các cột sau:
Danh từ chung
Danh từ không tổng hợp
Danh từ cụ thể
Danh từ
riêng Danh từ
tổng hợp
Danh từ
trừu tượng Danh từ chỉ
đơn vị
Danh từ
chỉ sự vật đơn thể
Danh từ
chỉ chất liệu
Nhiệm vụ 5: Hãy cho biết một số đặc điểm của từng tiểu loại danh từ (ý
nghĩa khái quát, khả năng kết hợp).
đánh giá
1. Trình bày và phân tích các đặc điểm của danh từ, các tiểu loại của danh
từ tiếng Việt.
2. Đánh dấu 3 vào cách phân loại danh từ bạn cho là đúng.
F a/ DT chung, DT riêng, DT tổng hợp, DT chỉ loại.
3. Hãy xác định và phân loại các danh từ có trong đoạn văn sau đây và giải
thích cơ sở của sự phân loại đó:
Những xóm làng trên cù lao sông Tiền có từ bao đời nay, không hề biến
động. Có những vườn cây mới trồng, bạt ngàn là những vườn cây quả cổ
thụ. Những rãnh nước được xẻ từ sông vào tưới tắm cho gốc cây bốn mùa
ẩm ướt. Cóc, mận, mãng cầu, chôm chôm, vú sữa, xoài tượng, xoài cát ...
mọc chen nhau. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người
nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả từ hai phía cù
lao. Những người chủ vườn tốt bụng và hào phóng thấy thế chỉ cười, ánh
mắt thích thú nhìn khách.
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ loại động từ
Thông tin
VD:
– đi, bơi, bay...
– cần, nên, có thể...
– trầm ngâm, rơi, đau đớn...
– là, làm...
– nghĩ, nhận thấy...
– gọi, bầu, đánh giá...
– đề nghị, sai, mời...
– tặng, biếu, cho...
Các nhóm từ trong VD trên đều thuộc từ loại động từ.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Hãy tìm ý nghĩa chung của từng nhóm động từ trên.
Theo bạn, ý nghĩa khái quát của động từ là gì?
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm và tìm các từ đặc trưng có thể đứng trước và
sau các động từ trên.
Nhiệm vụ 3:
a/ Bạn hãy đặt các câu trong đó có động từ học hoặc lo sợ giữ các chức
năng ngữ pháp khác nhau.
b/ Theo bạn, động từ có thể đảm nhận các chức năng ngữ pháp nào trong
câu?
Nhiệm vụ 4: Xếp các từ ở phần thông tin vào các cột sau:
ĐT hành động
ĐT
trạng
thái
ĐT chỉ sự
di chuyển
ĐT cảm
nghĩ
nói năng
ĐT sai
khiến
ĐT chỉ hoạt
động đánh giá
đối tượng
ĐT phát
nhận
ĐT tình
thái
đánh giá
1) Bằng các ví dụ cụ thể, bạn hãy nêu và phân tích các đặc điểm cơ bản của
động từ tiếng Việt.
2) Theo bạn, có những tiểu loại động từ cơ bản nào?
3) Xác định các động từ trong đoạn thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới con tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.
(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)
Hoạt động 4: Tìm hiểu từ loại tính từ
Thông tin
VD: tốt, xấu, bé, nhỏ, vàng, xanh, trắng, chua, ngọt, hiền, ác, nhanh, vàng
ươm, xanh ngắt, đỏ au, công, tư, ít, nhiều, nhanh, chậm, đông, thưa, cao,
thấp...
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Hãy chỉ ra ý nghĩa chung của các tính từ trên.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm và tìm các từ có thể đứng trước và sau tính
từ.
Nhiệm vụ 3: Hãy đặt câu có một tính từ (tự chọn) giữ các chức năng cú
pháp khác nhau trong câu.
Nhiệm vụ 4: Hãy xếp các từ ở phần thông tin vào các cột sau:
TÍNH TỪ
KHÔNG HÀM NGHĨA CHỈ MỨC ĐỘ
TÍNH TỪ
HÀM CHỨA Ý NGHĨA CHỈ MỨC ĐỘ
(không kết hợp với từ chỉ mức độ)
đánh giá
1) Hãy chỉ ra những đặc điểm của tính từ.
2) Hãy nêu các tiểu loại tính từ tiếng Việt.
3) Xác định các tính từ trong đoạn thơ sau:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em làm bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng.
(Xuân Diệu – Biển)
Hoạt động 5: Tìm hiểu từ loại số từ
Thông tin
VD1: một, hai, ba, bốn, năm, hai mươi, hai mốt, vài, dăm, đôi ba...
Các từ trên là số từ, chúng được dùng trong các trường hợp sau:
VD2:
– năm căn phòng
– căn phòng thứ năm
– hai mươi người
– người thứ hai mươi
VD3:
– (bàn này) ngồi ba (người)
– (mâm này) ngồi sáu (người)
VD4:
– vài ba người (khoảng hai hoặc ba)
– Dăm bảy cây (khoảng năm đến bảy)
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc các VD ở phần thông tin và cho biết ý nghĩa khái quát,
khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp mà số từ thường đảm nhiệm.
Nhiệm vụ 2: Chỉ ra các tiểu loại của số từ.
đánh giá
1) Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của số từ, tìm ví dụ minh họa cho
từng đặc điểm.
2) Miêu tả các tiểu loại cơ bản của số từ.
Hoạt động 6: Tìm hiểu từ loại đại từ
Thông tin
VD1: tôi, họ, nó, thế, vậy, ...
Các từ trên là đại từ.
VD2: Tất cả cán bộ, giáo viên đều tham gia hiến máu nhân đạo. Họ biết ý
nghĩa của việc làm đó.
VD3: Họ không thích bóng đá. Tôi cũng vậy.
VD4: Bao nhiêu thứ cây, bấy nhiêu tiếng nói.
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các VD rồi thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
a) ở từng VD, các đại từ được dùng để làm gì?
b) ở từng VD, mỗi đại từ thay thế cho từ loại nào?
Nhiệm vụ 2: Đại từ được dùng ở các VD trên có đặc điểm ngữ pháp như
thế nào?
Nhiệm vụ 3: Đại từ có những tiểu loại nào?
đánh giá
1) Đại từ có những đặc điểm cơ bản nào? Trình bày các tiểu loại đại từ và
cho biết những đại từ nào có thể thay thế cho động từ, tính từ?
2) Tại sao người Việt lại ưa thích việc dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc để
xưng hô?
3) Xác định và phân tích tác dụng của các đại từ trong các câu sau:
a/ Hoa của nó treo lủng la lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng
xanh xanh, hồng hồng, nhỏ xíu, xinh ơi là xinh.
(Tiếng Việt 3)
b/ Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng, họ đánh
mãi rồi cũng biết.
c/ Ai còn lạ gì tài đi thúng của vợ chồng anh.
Hoạt động 7: Tìm hiểu phụ từ
Thông tin
VD1:
– đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn...
– rất, hơi, khá...
– ngay, liền, luôn...
– những, cái, mọi, một, từng...
Các từ ở VD1 được gọi là phụ từ (từ kèm). Chúng không gọi tên đối tượng
như danh từ, động từ, tính từ.
VD2:
– đã học xong năm thứ nhất, đừng nói nữa...
– vẫn ngủ, không khóc...
– hơi xanh, khá đẹp...
– mỗi người, mọi người, những sinh viên ấy...
– làm ngay, ăn liền, đi luôn...
VD3:
a) Họ// đang nói chuyện với nhau.
VN
b) Chúng tôi// không bỏ làng, bỏ xóm.
VN
c) Những ngôi nhà ấy// rất vững chắc.
CN VN
d) Mỗi người// có cách nghĩ, cách làm riêng.
CN VN
ở VD2, các phụ từ đi kèm với động từ hoặc tính từ, danh từ.
ở VD3, phụ từ cùng với những từ khác (cụm từ) làm thành phần câu (chủ
ngữ, vị ngữ).
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc phần thông tin, thảo luận nhóm đưa ra những nhận xét về
phụ từ ở các mặt sau:
a) Về ý nghĩa;
b) Về khả năng kết hợp;
c) Về khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp trong câu.
Nhiệm vụ 2: Chỉ ra các phụ từ chuyên đi kèm với danh từ, tính từ ở phía
trước.
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra các nhóm phụ từ chuyên đi kèm động từ ở phía trước
và phía sau.
đánh giá
1) Đặc điểm cơ bản của phụ từ là gì? Anh chị hãy kể tên các tiểu loại phụ
từ trong tiếng Việt.
2) Hãy trình bày các tiểu loại phụ từ tiếng Việt.
3) Xác định các phụ từ trong các câu văn sau và xếp loại chúng theo các
tiểu loại:
a) Trên nương, mỗi người một việc.
b) Anh không thay đổi được em, mà em cũng không thay đổi được anh.
c) Cô ta đang được làm phái yếu với đúng nghĩa của từ này.
d) Họ rất giống nhau: đều yêu thương vợ con nhưng cách yêu thương của
họ rất khác nhau.
e) Anh không vui thì chị ấy cũng không vui đâu.
Hoạt động 8: Tìm hiểu quan hệ từ
Thông tin
VD1: của, mà, do, để, và, với, nhưng, hay, hoặc, vì, bởi vì, nên...
Các từ ở VD1 là các quan hệ từ.
VD2:
– Mặt đất và bầu trời đều tươi sáng.
– Người mà chị ấy ngưỡng mộ là một thầy giáo dạy Văn.
– Dù biết là không nên nhưng họ vẫn yêu nhau bằng một tình yêu trong
sáng.
– Không những họ không đi mà họ còn ngăn cản những người khác.
ở VD2, các quan hệ từ liên kết các từ, các cụm từ, các thành phần câu với
nhau.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc phần thông tin và thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
a/ So sánh quan hệ từ với các từ loại khác (danh từ, động từ, tính từ, đại từ)
về chức năng.
b/ Xác định chức năng của quan hệ từ trong câu
Nhiệm vụ 2: Xác định các tiểu loại của quan hệ từ.
Nhiệm vụ 3: Hãy phân biệt quan hệ từ với phụ từ.
đánh giá
1) Nêu đặc điểm, các tiểu loại cơ bản của quan hệ từ.
2) Chỉ ra các quan hệ từ đựơc sử dụng và tác dụng của chúng ở câu văn sau:
Tuy tuổi nhỏ, nhưng chỉ nghe mợ Du nói từng ấy câu, tôi nhận thấy ngay
tại sao có sự gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con này và tôi nhận thấy rõ
ràng sự đau khổ của một người đàn bà đã bị đuổi ra khỏi cửa một gia đình
nay lén lút trở về được thăm nom con giây phút.
(Nguyên Hồng – Mợ Du)
3) Chỉ ra các quan hệ từ được dùng trong các câu sau và xác định các quan
hệ ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa mà chúng thể hiện:
a/ Cây đèn bàn với cái chao lụa màu xanh nhạt ở trong tầm tay của hai
người.
b/ Đọc hết mấy tờ báo mà chưa thấy chị ta quay lại, chẳng những bác Hai
bồn chồn mà tôi cũng đâm lo.
Hoạt động 9: Tìm hiểu tình thái từ
Thông tin
VD1: ạ, chợt, nhé, chính, à, ư...
Các từ trên là tình thái từ
VD2:
– Chúng em chào cô ạ! (ạ biểu thị thái độ kính trọng)
– Chúng em đi xem nhé! (nhé biểu thị thái độ thân mật, hàm ý hỏi)
– Nó làm những ba bài tập. (những có tác dụng nhấn mạnh số lượng sự vật)
– Chính nó cũng không làm hết bài tập. (chín
File đính kèm:
- Tieng_viet_p3- ngữ pháp PT.pdf