A. Tìm hiểu bài học:
• Các đơn vị kiến thức và đặc điểm:
• Bài có 4 đơn vị kiến thức cơ bản:
+ Câu đơn hai thành phần
+ Câu đơn đặc biệt
+ Mở rộng nòng cốt câu đơn
+ Phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu
• Hai khái niệm “Câu đơn hai thành phần”, “Câu đơn đặc biệt” đều đã được dạy- học ở THCS, lớp 7 kì II vì vậy chỉ cần củng cố.
• Riêng “ Mở rộng nòng cốt câu đơn ” và “Phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu” là hai đơn vị kiến thức mới và nâng cao.
23 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Bài 7: Giản yếu về câu Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế giáo án Bài 7(thiết kế theo mẫu )Giản Yếu Về Câu tiếng việt( Sách chỉnh lí hợp nhất 2000) ----A. Tìm hiểu bài học: Các đơn vị kiến thức và đặc điểm: Bài có 4 đơn vị kiến thức cơ bản: Câu đơn hai thành phần Câu đơn đặc biệt Mở rộng nòng cốt câu đơn Phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu Hai khái niệm “Câu đơn hai thành phần”, “Câu đơn đặc biệt” đều đã được dạy- học ở THCS, lớp 7 kì II vì vậy chỉ cần củng cố.Riêng “ Mở rộng nòng cốt câu đơn ” và “Phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu” là hai đơn vị kiến thức mới và nâng cao.Câu phân loại theo cấu tạo ngữ phápCâu đơn hai thành phần – câu đơn đặc biệtTiết 17 Về cơ bản trình bầy ngắn gọn, rõ ràng song riêng đơn vị kiến thức “Mở rộng nòng cốt câu đơn” mới chỉ đưa khái niệm và thí dụ minh hoạ chứ chưa làm rõ nội dung và các điều kiện thực hiện quy tắc, cần bổ sung.Giáo viên: Tìm hiểu giáo khoa, chuẩn bị giáo án, bảng phụ viết sẵn ngữ liệu.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mẫu và câu hỏi hướng dẫn cho trước. 2. Giáo khoa: định hướng thiết kế:I Chuẩn bị của giáo viên và học sinhII. Mục đích - yêu cầu 1. Nhận thức:+ Củng cố các khái niệm “Câu đơn hai thành phần”, “Câu đơn đặc biệt”+ Nắm vững được mối quan hệ chủ ngữ - vị ngữ + Nhận thức được điều kiện và cách thức mở rộng nòng cốt câu đơn.+ Nắm được một số thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: + Nhận diện, sử dụng các kiểu câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt+ Lựa chọn C, mở rộng nòng cốt phù hợp với nội dung, hoàn cảnh câu nói+ Biết lĩnh hội và sử dụng các thành phần nằm ngoài cấu trúc3. Giáo dục:Giáo dục ý thức sử dụng các kiểu câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt, giáo dục ý thức mở rộng nòng cốt câu đơn, thêm các thành phần ngoài cấu trúc cho phù hợp với nội dung và ngữ cảnh giao tiếp. III. tổ chức dạy học Câu hỏi 1: Có mấy cách phân loại câu ?đáp án : Có hai cách phân loại câu: 1. Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp 2. Câu phân loại theo mục đích nóiCâu hỏi 2: Theo cấu tạo ngữ pháp, câu chia thành mấy loại ? đáp án : Theo cấu tạo ngữ pháp, câu được chia thành: 1. Câu đơn: Câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt 2. Câu phức, câu ghépBước 1: ổn định tổ chức - củng cố kiến thức đã học ở THCS ( 5 phút )Bước 2: Giới thiệu bài mới, tạo tâm thế (Thông báo–giải thích 1’):Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa, mở rộng, nâng cao, hoàn thiện thêm những hiểu biết và kĩ năng về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.Bước 3: Tổ chức dạy học bài mới Phương pháp Nội dung dạy- họcPhân tích ngôn ngữ thông qua phát vấn - đàm thoại (12 phút) I. Câu đơn hai thành phần 1. Khái niệm ( 5 phút ) Bài tập: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu được gạch dưới trong ngữ liệu sau: Ngữ liệu: Ngốc ta ngồi lại bờ đầm canh chừng bầy vịt. Chưa quá trưa, anh đã lội xuống nước để lùa bầy vịt về. Nhác thấy bóng người, bầy vịt bay vụt lên trời, loáng cái đã biến mất.( Văn học–10) Phương pháp Nội dung dạy- học Phân tích:Ngốc ta ngồi lại bờ đầm canh chừng bầy vịt. C VHỏi: Theo cấu tạo ngữ pháp, câutrên thuộc kiểu câu nào ? Hỏi quy nạp: Hãy cho biết thế nào câu đơn hai thành phần ? Hỏi: Câu có mấy cụm C + V ? đáp án: Thuộc kiểu câu đơn hai thành phần.Câu đơn hai thành phần là câu được tạo thành từ một nòng cốt gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ ( C + V ). đáp án:Có một cụm C - V.đáp án:2. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữPhân tích ngôn ngữ thông qua phát vấn - đàm thoại (7 phút) Phương pháp Nội dung dạy- học Bài tập: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu được gạch dưới trong ngữ liệu sau: Ngữ liệu: Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai ”. ( “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành ) Hỏi: Câu có mấy cụm C + V ? đáp án:Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. C1 V1 Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. C2 V2 Phương pháp Nội dung dạy- học Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. C3 V3 Hỏi 1: Hãy cho biết chủ ngữ trong các câu trên biểu thị ý nghĩa gì ? đáp án:C1: Tnú Chỉ người, chủ thể của hành động “đã nhảy xổ vào giữa bọn lính ”.C2: Tiếng lên đạn Chỉ hiện tượng âm thanh. Hỏi 2: Vị từ trung tâm trong vị ngữ của các câu trên thuộc từ loại nào, vị ngữ của mỗi câu thông báo gì về sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ ? đáp án:V1: đã nhảy xổ vào giữa bọn lính Là một cụm đ, có động từ trung tâm là nhảy xổ Biểu thị hành động của chủ thể Tnú. V2: lách cách quanh anh Là một cụm T có tính từ trung tâm là lách cách Mô phỏng âm thanh của tiếng lên đạn. V3: ôm chặt lấy mẹ con Mai Là một cụm đ, có động từ trung tâm là ôm Biểu thị hành động của chủ thể Hai cánh tay. Phương pháp Nội dung dạy- học Hỏi 3 : Qua phân tích một vài thí dụ tiêu biểu như trên, hãy cho biết, trong câu, chủ ngữ thường biểu thị ý nghĩa gì, vị ngữ thường biểu thị ý nghĩa gì ? đáp án: Chủ ngữ là yếu tố ngôn ngữ thường biểu thị ý nghĩa nêu sự vật hiện tượng. Vị ngữ là yếu tố ngôn ngữ nêu hành động, tính chất, đặc trưng và quan hệ của sự vật, hiện tượng được nêu ở chủ ngữ. Hỏi 4 : Giữa chủ ngữ và động tính từ trung tâm ở vị ngữ có mối quan hệ ngữ nghĩa qua lại chặt chẽ như thế nào ? đáp án: Giữa chủ ngữ và động tính từ trung tâm ở vị ngữ có mối quan hệ ngữ nghĩa qua lại. Việc chọn yếu tố ngôn ngữ nào vào vị trí chủ ngữ và vị ngữ câu là tuỳ thuộc vào nội dung và hoàn cảnh sử dụng của câu nói. I. Câu đơn đặc biệt 1. Khái niệm: Tạo tình huống ( 7 phút ) Cho ngữ cảnh sau: Ngữ liệu: Mưa ! (1) Mưa ! (2) Cái đêm mưa trên thuyền mía ! (3) Những đêm mưa nhà dột trong cái lều nhà bà cụ Xoan. (4) ( Nam Cao ). Phương pháp Nội dung dạy- học Yêu cầu: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trong ngữ cảnh đã cho: đáp án:Trong ngữ cảnh:Câu 1: Là một danh từ Câu 2: Là một danh từ Câu 3: Là một cụm danh từ Câu 4: Là một cụm danh từ Hỏi 2: Nội dung thông báo của các câu đã đầy đủ chưa, có thể xác định hay khôi phục chủ ngữ, vị ngữ cho các câu vừa phân tích không, tại sao ? đáp án: Nội dung thông báo của các câu đã đầy đủ nhưng mỗi câu chỉ là một danh từ hoặc một cụm danh từ nên không thể xác định được đó là chủ ngữ, hay vị ngữ. Hỏi quy nạp: So với cấu trúc câu đơn bình thường hai thành phần, cấu trúc của những câu vừa phân tích có đặc biệt không, tại sao ? đáp án: Cấu trúc của cả 4 câu đều rất đặc biệt vì không xác định hay khôi phục được thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Hỏi khái quát hoá: Qua việc phân tích các câu trong ngữ cảnh, hãy cho biết thế nào là câu đơn đặc biệt ? đáp án: Câu đơn đặc biệt là câu được làm thành từ một từ hay một cụm từ chính phụ hoặc đẳng lập. Từ hoặc cụm từ này giữ vai trò nòng cốt của kiểu câu này song không thể xác định được là chủ ngữ hay vị ngữ. Phương pháp Nội dung dạy- học 2. Phân loại câu đơn đặc biệt: Thông báo- giải thích a. Câu đơn đặc biệt danh từ: Câu có danh từ giữ vai trò thành tố chính ở nòng cốt câu. Thí dụ: Bông ! Băng ! b. Câu đơn đặc biệt vị từ: Câu có động từ hoặc tính từ giữ vai trò thành tố chính ở nòng cốt câu. Thí dụ: Nhơ nhớp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình, chửi tục, cạu nhạu, thở dài. ( Nam cao ) III. Mở rộng nòng cốt câu đơn Thông báo- giải thích (12’) 1. Khái niệm trạng ngữ, đề ngữ (5 phút) Trong giao tiếp, không phải lúc nào cũng sử dụng câu chỉ có chủ ngữ và vị ngữ. Rất nhiều trường hợp, do yêu cầu diễn đạt, người ta cần bổ sung thông tin cho thông tin được nêu ở nòng cốt câu. Phương pháp Nội dung dạy- học Thông báo- giải thích Cách bổ sung thường gặp nhất là mở rộng cho nòng cốt bằng các thành phần phụ trạng ngữ và phụ đề ngữ.Bài tập củng cốPhân tích ngôn ngữ + đàm thoại phát vấn Trạng ngữ của câu là thành phần nêu lên hoàn cảnh không gian, thời gian, cách thức, phương tiện của sự kiện nói ở nòng cốt câu. đề ngữ của câu là thành phần nêu lên sự vật làm chủ đề cho câu mà điều giải thích liên quan đến sự vật nó sẽ được đưa ra ở nòng cốt câu. Câu hỏi : Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu được đánh số (1) và (2), cho biết các thành phần có gạch dưới thông báo về nội dung gì, là trạng ngữ hay đề ngữ ? Ngữ liệu: Cho 2 câu sau: + Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người trước đứng cả lên. (1) Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên.( Nam Cao - “ Tư cách mõ ”) Phương pháp Nội dung dạy- học + Một hôm, ông chủ rạp kịch trường đến nhà anh chơi. Sau một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghiêm sắc mặt, nhắc đến món nợ.- Sao ? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa ? (2)( Nguyễn Công Hoan - “ Kép Tư Bền ”) Đáp án:Câu 1: Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực T1 (thời gian) T2 (địa điểm) C Vngồi cỗ thì ba người trước đứng cả lên. Câu 2: Cái số tiền đó, cậu đã có để tr ả tôi chưa ? ĐN (chủ đề câu nói) C V Phương pháp Nội dung dạy- học 2. Cách mở rộng nòng cốt câu đơn (7 phút)Tạo tình huống có vấn đề Ngữ liệu: Cho ngữ cảnh: “Mọi ngày, giờ ấy những con vật này cũng như những người cổ cày vai bừa kia đã lần lượt mò ra ngoài ruộng làm việc cho chủ (1) ( ... ) (2) ”.( Ngô Tất Tố - “ Tắt đèn ” ) Cho câu:“ ...Vì cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường, giống như một lũ phu cờ chờ đón những ông quan lớn ”. Đáp án:Hỏi: Để điền câu đã cho vào vị trí (2) trong ngữ cảnh thì cần thêm thành phần phụ nào vào vị trí bỏ trống cho nội dung thông báo đầy đủ và phù hợp ?Sự kiện xảy ra trong điều kiện thời gian thường xuyên, thuộc về quá khứ “Mọi ngày, giờ ấy” thì cổng làng đã mở. Gợi mở: (Đàm thoại) Hỏi 1: Câu (1) thông báo sự kiện xảy ra trong điều kiện thời gian thường xuyên hay không đột xuất, quá khứ hay hiện tại ? Phương pháp Nội dung dạy- học Đáp án:Sự kiện “Cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường... ” là sự kiện “ đột xuất, thuộc hiện tại ”. Đáp án:Câu cần thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa “ đột xuất, thuộc hiện tại ” vào vị trí bỏ trống. Cụ thể là thêm trạng ngữ “ Hôm nay ” và sau khi thêm ta có câu: “Hôm nay, vì cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường, giống như một lũ phu cờ chờ đón những ông quan lớn ”.Hỏi 2: Sự kiện “ Cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường...” là sự kiện thường xuyên hay không đột xuất, quá khứ hay hiện tại ? Hỏi 3: Để thông báo ý nghĩa thời gian “đột xuất, thuộc hiện tại” cần thêm thành phần phụ nào ? Phương pháp Nội dung dạy- học Đáp án:Phải mở rộng nòng cốt câu để nội dung thông báo được đầy đủ, phù hợp với mục đích giao tiếp. Đáp án:Mở rộng nòng cốt câu bằng phụ trạng ngữ khi cần thông báo về hoàn cảnh của sự kiện nêu ở nòng cốt.Mở rộng nòng cốt câu bằng đề ngữ khi cần nhấn mạnh sự vật làm chủ đề cho câu mà điều giải thích liên quan đến sự vật sẽ được nêu ra ở nòng cốt câu. Khái quát hoá: Hỏi 1: Vì sao phải mở rộng nòng cốt câu ? Hỏi 2: Khi nào cần mở rộng nòng cốt câu bằng thành phần phụ trạng ngữ ? Hỏi 3: Khi nào cần mở rộng nòng cốt câu bằng thành phần phụ đề ngữ ? Đáp án: Phương pháp Nội dung dạy- học Có thể mở rộng nòng cốt câu bằng trạng ngữ và đề ngữ. Việc mở rộng nòng cốt câu bằng trạng ngữ hay đề ngữ là tuỳ thuộc vào nội dung thông báo và ngữ cảnh của câu nói. Mở rộng nòng cốt câu bằng trạng ngữ khi cần nêu lên cái hoàn cảnh của sự kiện nói ở nòng cốt câu. Mở rộng nòng cốt câu bằng đề ngữ khi cần nêu lên sự vật làm chủ đề cho câu mà điều giải thích liên quan đến sự vật đó sẽ được đưa ra ở nòng cốt câu.IV. Phần nằm ngoài cấu trúc cú phápGhi nhớ : Thông báo - Giải thích Thông báo-Giải thích (6 phút)Trong câu tiếng Việt, những thành phần nằm trong cấu trúc cú pháp của câu là thành phần nòng cốt C +V , các bổ ngữ của vị ngữ, các định ngữ của danh từ và các thành phần phụ cho nòng cốt như trạng ngữ, đề ngữ. Phương pháp Nội dung dạy- học Tuy nhiên, trong giao tiếp, nhiều khi do yêu cầu của việc diễn đạt người ta còn phải sử dụng thêm một số bộ phận nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu. Thường gặp nhất là:Bộ phận chỉ tình thái: Thí dụ: Ngày mai anh đi không ? Rất có thể tôi bận. Bộ phận hô goi: Thí dụ: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.( Kim Lân - “ Vợ nhặt ”) Phương pháp Nội dung dạy- học Thí dụ: Ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy lễ nghĩa nhịp nhàng... Tất cả đều được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân ( trong số này cũng có người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao trong Chữ người tử tù chẳng hạn ).( Văn học 12 – Tr 164) Bộ phận phụ chú: Phương pháp Nội dung dạy- học Thí dụ: Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn.(Nguyễn Tuân - “ Thời và thơ Tú Xương ”) Bộ phận chuyển tiếp: Điểm lại các khái niệm và quy tắc đã học (có thể gọi học sinh hoặc giáo viên tự tổng hợp ).Học sinh học lí thuyết và làm bài tập trong giáo khoa – trang 62Chuẩn bị thực hành cho tiết sau . bước IV : Củng cố dặn dò (khoảng 3’) : Chúc các bạn thành công ! Cám ơn !
File đính kèm:
- Gian yeu ve cau Tieng Viet.ppt