Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 88: Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (trích “truyện Kiều” của Nguyễn Du)

• Em hãy đọc thuộc lòng 10 câu đầu trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?

 

ppt53 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 88: Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (trích “truyện Kiều” của Nguyễn Du), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo đến dự với giờ Văn học lớp 10Chúc các em học sinh có một giờ học bổ ích và lý thú.Những điều lưu ý khi học ?Khi gặp ký hiệuHọc sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.Học sinh ghi bài.Khi gặp ký hiệuKiểm tra bài cũEm hãy đọc thuộc lòng 10 câu đầu trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du??Trả lời Khi tỉnh rượu lúc tàn canhGiật mình mình lại thương mình xót xa Khi sao phong gấm rủ làGiờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sươngThân sao bướm chán ong chường bấy thân Mặc người mưa Sở mây TầnRiêng mình nào biết có xuân là gì Đòi phen gió tựa hoa kềNửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ?Tiết 88Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) Trong cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của nàng Kiều không chỉ có một cuộc tiễn đưaTrong số đó, cuộc chia tay với Thúc Sinh là một cuộc chia tay đầy tâm trạng. Sắc thái tâm trạng này đậm đặc, dồn nén đến từng chữ, từng câu. (Lê Bảo)I – Vị trí đoạn tríchEm hãy nêu vị trí của đoạn trích này trong “Truyện Kiều” ??I – Vị trí đoạn tríchVì say mê tài sắc của Kiều, Thúc Sinh – một khách làng chơi giàu có – chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà, lấy làm lẽ. Kiều khuyên Thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư nói rõ sự thật. Đoạn trích tả cảnh Thuý Kiều tiễn Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư.Em hãy đọc đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều”.? II – Bố cục đoạn trích Em hãy nêu bố cục của đoạn trích?? II – Bố cục đoạn tríchBốn câu đầu : Cảnh ly biệt.Bốn câu sau : Tình biệt ly.III – Phân tích1 – Bốn câu đầu. Em hãy đọc bốn câu thơ đầu?? Em hãy cho biết bút pháp được sử dụng trong bốn câu thơ đầu?? Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng xanh thu đã ngả màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.Bốn câu thơ đầu được viết bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Nhận xét của em về câu thơ thứ nhất?“Người lên ngựa, kẻ chia bào”. ? Câu thơ sử dụng hình thức đối ngẫu thể hiện sự chia cách. Người (chỉ Thúc Sinh)/ Kẻ (chỉ Thuý Kiều)Lên ngựa / Chia bào Nhịp thơ: 3/3 Câu thơ thứ hai:Rừng phong thu đã ngả màu quan san. Theo em “màu quan san” trong câu thơ thứ hai là màu gì? ? Màu sắc đỏ thẫm của lá phong mùa thu trở thành màu quan san – màu của sự xa xôi, cách trở.Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu? ? Bức tranh thiên nhiên có:Màu đỏ thẫm của lá phong mùa thu.Màu hồng của bụi đường cuốn lên dưới vó ngựa .Màu xanh của ngàn dâu.Tất cả đã trở thành bức tường chia cắt hai phương trời.Thúc Sinh đã lên ngựa đi xa, Thuý Kiều vẫn đứng trông theo đến tận khi bóng dáng người đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Không gian, thời gian được nhìn qua tâm trạng con người.Không gian thì rộng lớn, con người thì bé nhỏ, trong cảnh chia ly thì càng lẻ loi hơn.Tâm trạng buồn rầu, lưu luyến thấm vào cảnh, khiến cảnh hiu hắt, buồn rầu.2- Bốn câu cuối Em hãy đọc bốn câu thơ cuối.? Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Em hãy nhận xét cách sử dụng đại từ nhân xưng: người, kẻ, trong hai câu thơ “Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi” (có so sánh với câu thơ đầu đoạn trích)?? Trong câu thơ đầu: “Người lên ngựa kẻ chia bào” thì: Người:chỉ Thúc Sinh (với dấu hiệu lên ngựa) Kẻ: chỉ Thuý Kiều (với dấu hiệu chia bào) Trong hai câu thơ: “Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”Thì:Người: chỉ Thuý Kiều (về)Kẻ : chỉ Thúc Sinh (đi)Như vậy cặp đại từ nhân xưng có sự hoán đổi. Tuy xa nhau nhưng tâm hồn họ vẫn hướng về nhau, hai mà như một.Hai câu thơ sau giúp em liên tưởng đến câu ca dao nào? “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa in dặm trường”. ? “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng”.Em hãy cho biết ý nghĩa của hình tượng vầng trăng xẻ làm đôi??Vầng trăng xẻ làm đôi: một nửa soi đường cho kẻ đi, một nửa ở lại in trên gối chiếc.Đại từ phiếm chỉ “ai”: như lời trách móc một thế lực nào đó đã mang vầng trăng như hạnh phúc tròn trịa ra chia rẽ.Tâm trạng Kiều: buồn rầu, hi vọng, xen lẫn linh cảm về cuộc chia tay vĩnh viễn.Người ra đi cũng như kẻ ở lại đều có chung một tâm trạng: cô đơn, mong nhớ, hướng về nhau.Em hãy nhắc lại nội dung của toàn bộ đoạn trích?? IV- Kết luận. “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” là một trong những đoạn hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Bối cảnh biệt ly có kẻ ở người đi, có chia tay bịn rịn nhưng chủ yếu là sự hoà nhập giữa cảnh vật với con người, giữa con người và cảnh vật. Nội dung là tình li biệt nhưng hình tượng nghệ thuật là cảnh, tình chia biệt để thể hiện cảm hứng sáng tạo về yêu cầu hạnh phúc của tuổi trẻ.Củng cốQua đoạn trích cần nắm được cảnh, tình li biệt của người ra đi và người đưa tiễn.Dặn dòVề nhà:Đọc thuộc lòng đoạn trích.Chuẩn bị trước bài: “Độc Tiểu Thanh kí”Xin cảm ơn các thầy cô giáo đã quan tâm , giúp đỡ để bài giảng được thành công.Hẹn gặp lại các em học sinh vào tiết học sau.

File đính kèm:

  • pptThuc Sinh tu biet Kieu.ppt