1-Kiến thức `
-Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
-Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
.2-Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt sáng tạo.
3-Thái độ: Chú ý giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 87: Làm văn : Diễn đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 87
NS: 21-3
Làm văn : DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (TT)
-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức `
-Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
-Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
.2-Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt sáng tạo.
3-Thái độ: Chú ý giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
- Kết hợp làm việc cá nhân và trao đổi theo nhóm để hoàn thành các bài tập. Ở mỗi mục lớn, sau khi hoàn thành các bài tập ,GV cho học sinh thảo luận tập thể để rút ra các ghi nhớ về cách dùng từ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu và xác định giọng điệu phù hợp.
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Lập dàn ý trong văn nghị luận, Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội, Các tác phẩm nghị luận mẫu mực của Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Kết hợp làm việc cá nhân và trao đổi theo nhóm để hoàn thành các bài tập
Bài tập 1: SGK
+Giọng điêu trong lời văn của hai đoạn có nét gì tương đồng, có những nét gì đặc trưng riêng biệt?
+Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là gì?
Bài tập 2: SGK
- Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên . Chỉ rõ những phương tiện, từ ngữ, kiểu câu dùng để biểu hiện giọng điệu đó.
3-Câu hỏi tổng hợp: Từ những nội dung đã tìm hiểu ở mục 1 và 2, hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất trong giọng điệu của văn nghị luận (GV cho học sinh thảo luận tập thể để rút ra các ghi nhớ về xác định giọng điệu phù hợp)
TIẾT 2:
XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1:
a) Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau: Một đoạn tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhận xét giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên giọng điệu hai đoạn có điểm tương đồng: giọng điệu khẳng định dứt khoát.
Điểm khác nhau:
-Đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện trong cách xưng hô , sử dụng các câu ngắn,có kết cấu cú pháp tương tự nhau.
- Đoạn trích của Nguyễn Minh Vỹ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rôi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách diễn đạt như vậy tạo không khí đối thoại ,trao đổi, đồng thời cũng thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô thân mật hơn (anh).
b) Sự khác biệt giọng điệu trong hai đoạn văn trên là do đối tượng nghị luận , quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau.Cách dùng từ ngữ, cách sử dụng các kiểu câu cũng khác nhau
Bài tập 2:
- Giọng điệu trong đoạn văn Hồ Chí Minh là giọng hô hào thúc giục đầy nhiệt huyết. Giọng điệu đó được biểu hiện bằng kiểu câu khẳng định dứt khoát , câu cảm thán ,câu cầu khiến, câu ngắn và câu dài kết hợp một cách hợp lí.
- Giọng điệu trong đoạn văn của Hoài Thanh là giọng điệu giàu cảm xúc do sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm (nguồn sống dào dạt, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, cái nao nức ,cái xôn xao, cái thê lương của vũ trụ , cái bi đát của kiếp người), sử dụng nhiều thành phần đồng chức.
3- Giọng điệu cơ bản nhất của lời văn nghị luận là trang trọng , nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn đều có thể thay đổi sao cho phù hợp với một nội dung cụ thể ( Giọng điệu kkhẳng định dứt khoát ở hai đoạn văn bài tập 1, giọng hô hào thúc giục và giọng văn giàu camr xúc ở đoạn văn 2)
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ
- Làm các bài tập luyện tập.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài : Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu
* Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIẾT 87-m.doc