Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 76, 77: Vợ nhặt - Kim Lân

Giúp học sinh:

- Hình dung được cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật.

- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động.

- Hiểu được những sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và dựng đối thoai.

- Hình thành kĩ năng phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại (truyện ngắn)

 

docx10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 76, 77: Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76, 77 Giảng văn VỢ NHẶT KIM LÂN A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hình dung được cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật. - Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động. - Hiểu được những sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và dựng đối thoai. - Hình thành kĩ năng phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại (truyện ngắn) B. Những điều cần lưu ý I. Nội dung 1. Đặc điểm bài học a. Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp vào mùa xuân năm 1945. Vì vậy, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu được nạn đói khủng khiếp năm 1945, một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử dân tộc ta. Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta; nhân dân ta lâm vao tình trạng một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân phải nhổ lúa để trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân Ất Dậu năm 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm. Có làng chết gần hết, nhiều người chết lả trên đường đi, nơi gốc cây, ven đường, hè nhà, quán chợ, Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cám, ăn rau, ăn củ chuối thay cơm (gia đình nhà văn Kim Lân cũng đã từng phải ăn cháo cám trong những ngày đói ấy). Sự thật bi thảm này đã từng được miêu tả trong những trang viết của Văn Cao (trong Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc), của Tố Hữu (trong Xuân đến và Đói! Đói!), của Nguyên Hồng (trong Địa ngục), của Tô Hoài (trong Mười năm), của Nguyễn Đình Thi (trong Vỡ bờ) Kim Lân đã phản ánh hiện thực đó qua truyện ngắn xuất sắc: Vợ nhặt. Giáo viên cũng có thể sưu tầm, giới thiệu tư liệu (tranh, ảnh ) để giúp học sinh hình dung được một cách cụ thể về nạn đói khủng khiếp này. b. Nhưng vượt lên tình cảnh bi thảm đó là niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động về hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai, là tình thương yêu, cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, đầy cảm động của truyện ngắn này. c. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt được thể hiện rõ nhất trong việc sáng tạo tình huống và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Trọng tâm bài học Vợ nhặt là một truyện ngắn khá dài, không thể phân tích sâu các chi tiết trong hai tiết học. Cần tập trung vào các vấn đề sau: - Tình huống độc đáo của truyện. - Niềm khát khao hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng - Niềm tin vào cuộc sống và tình thương giữa những người nghèo khổ được thể hiện chủ yếu qua nhân vật bà cụ Tứ. II. Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1. Phương pháp – Phương tiện dạy học: 1. Phương pháp: - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo các kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi - Phương hướng dạy - học tích hợp: Gắn đọc – hiểu tác phẩm với các yếu tố nội tại của tác phẩm - Phương hướng dạy học tích cực: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học theo hướng: kết hợp đọc diễn cảm với trao đổi cá nhân và nhóm theo các câu hỏi đọc - hiểu có xen kẽ lời giảng bình của giáo viên, tạo slide hỗ trợ tái hiện câu hỏi, chốt ý, bài tập trắc nghiệm; một số lời bình chọn lọc. 2. Phương tiện: - Sách giáo khoa ngữ văn 12, Sách giáo viên, Sách tham khảo - Giáo án - Hệ thống máy tính có phần mềm power poin, máy chiếu multimedia, loa, máy chiếu hắt 2. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức lớp - Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Bài mới a. Phần mở đầu: Giới thiệu vào bài (Giáo viên thuyết trình) b. Phần tổ chức dạy học: Thời gian Hoạt động của thày và trò Yêu cầu cần đạt Em hãy tóm lược những nét chính về tác giả Kim Lân? A/ Tiểu dẫn 1/ Tác giả Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007). Quê ở Phù Lưu, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. - Trước cách mạng Kim Lân là nhà văn hiện thực phê phán; sau cách mạng vừa là nhà báo, nhà văn, viết nhiều về nông thôn và người nông dân bằng tình cảm đôn hậu, nhân ái. - Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động nghèo, ông am hiểu và cảm thông sâu sắc với họ. - Các tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện 1955), Con chó xấu xí (Tập truyện 1962) - 2001 Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Vị trí và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? 2/ Tác phẩm - Rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962) - Là một chương rút ra từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám bị thất lạc bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), Kim Lân viết “Vợ nhặt” dựa trên cốt truyện cũ. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng truyện ngắn Việt Nam sau cách mạng Gv nói qua về nạn đói khủng khiếp năm 45 đến khi cách mạng tháng Tám thành công để tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận tác phẩm? Đọc tác phẩm Giáo viên định hướng giọng đọc: - Đọc lướt các phần lược bớt để học sinh nắm được chỉnh thể cốt truyện, tạo cơ sở để tóm tắt cốt truyện hoàn chỉnh. - Khi đọc những đoạn trần thuật, thể hiện bối cảnh của truyện, cần đọc nhấn giọng vào các từ miêu tả. Đoạn văn nêu tình huống truyện cần được nghỉ lâu hơn để tạo ấn tượng về sự khác biệt của sự kiện ngày hôm nay – so với những hôm khác, khi Tràng trở về xóm ngụ cư. Đọc các đoạn đối thoại, lưu ý thể hiện rõ giọng điệu của từng nhân vật: cái vô tư chòng ghẹo, trêu trọc của lũ trẻ, sự tò mò, chú ý, thương cảm của những người dân xóm ngụ cư, giọng buồn tủi, yêu thương của bà mẹ nghèo gần đất xa trời trước hạnh phúc của con, giọng trống không vừa ngượng nghịu xa lạ, vừa gần gũi hạnh phúc của anh cu Tràng khi đối thoại cùng chị vợ nhặt. Tìm bố cục ? Học sinh tóm tắt tác phẩm ? Nhan đề tác phẩm có gì đặc biệt? Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề ấy? B/ Đọc hiểu I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Bố cục: Tác phẩm chia làm 5 phần Phần 1 từ đầu đến ấy thế mà thành vợ thành chồng Phần 2 tiếp theo đến đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về Phần 3 tiếp theo đến Lược một đoạn Phần 4 tiếp theo đến Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người Phần 5 phần còn lại 2. Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về Tràng một chàng trai nghèo dân ngụ cư đã nhặt được vợ trong nạn đói Ất Dậu (1945).Tràng là một người xấu xí thô kệch, ế vợ.Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng hò vu vơ và đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại cô gái ấy trông thật rách nát và đói. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một chập bốn bát bánh đúc và với những câu nói đưa đẩy thì Thị đã nhận lời về làm vợ Tràng. Chỉ bằng một vài câu bông đùa mà Tràng lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Việc nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên và cả bà Cụ Tứ ( mẹ Tràng ) cũng không khỏi bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. “Bữa cơm” đón nàng dâu mới chỉ có cháo với muối và rau chuối, kèm theo là nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ. Buổi sáng hôm sau, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù vù như mây đen, Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào. 3. Ý nghĩa nhan đề - Ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa tư tưởng sâu xa + “Vợ nhặt” hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề “Vợ nhặt” tạo được ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc. Qua đây ta cũng thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói. + Qua nhan đề “Vợ nhặt” Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Nói như Kim Lân “Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945 người dân lao động dường như khhó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ lấy mọi xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ - đúng là nhặt được vợ như tôi nói trong truyện” ? Em nhận xét như thế nào về tình huống có vợ của Tràng? Lấy dẫn chứng minh hoạ và phân tích thái độ của các nhân vật trước tình huống nhặt được vợ của Tràng? Tràng lấy vợ nhờ nạn đói. Tình huống truyện đã khơi dậy ở mỗi nhân vật những ý nghĩ và tâm trạng khác nhau, gắn với thân phận, kinh nghiệm sống của họ và thể hiện tính cách khác nhau của họ ? Ý nghĩa của việc tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm (tình huống nhặt được vợ) II. Tìm hiểu văn bản 1. Tình huống truyện - Thời điểm: giữa nạn đói 1945 - Bối cảnh ngày cưới: + Người chết như ngả rạ “sáng nào ” lúc nào, nơi đâu cũng có người chết đói + Không gian “mùi ẩm mốc, mùi gây của xác người , mùi đốt đống rấm” đầy mùi tử khí + Âm thanh “” + Con người “Xanh xám như những bóng ma” (tr23) “đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma” (tr24) trong nạn đói vật vờ như những con ma và mất dần nhân ảnh. –> Bóng tối của nạn đói bao phủ khắp nơi - Tràng là một người dân lao động nghèo khổ, lam lũ, xấu xí, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Chỉ qua 2 lần gặp gỡ bằng vài lời bông đùa và 4 bát bánh đúc Thị đã theo không Tràng về làm vợ. -> Thái độ của các nhân vật: + Ngạc nhiên: “Đến bây giờ hắn vẫn còn ngỡ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ” + Vui mừng: “Những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”; “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”; “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. + Lo lắng: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không”; “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”; “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” + Thương cảm: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình” + Tủi phận: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” => Là một tình huống lạ, bất ngờ, gây sự ngạc nhiên cho bao nhiêu người vì nếu không phải giữa năm đói, nếu không rơi vào tình cảnh có nguy cơ bị chết đói thì không ai lấy Tràng => Là một tình huống hết sức éo le, tạo nên tâm trạng đầy mâu thuẫn. => Tình huống truyện góp phần phản ánh bức tranh hiện thực về nạn đói và số phận khốn khổ của người dân lao động nghèo, gián tiếp kết tội thực dân, phát xít đã tạo nên những số phận bi thảm, Đọc “Vợ nhặt” một tác giả đã viết “Bốn bát bánh đúc thành lễ cưới thật rồi – Xin từ điển hãy thêm từ vợ nhặt – Ngòi bút Kim Lân tưởng như đùa như khóc – Đói quắt quay nhưng tha thiết con người” Đọc những dòng tâm tư này ta hiểu, người ta nhặt nhau về không phải chỉ vì đói quá, khổ quá, cần có một chốn nương thân. Thẳm sâu của câu chuyện nhặt vợ nhặt chồng tội nghiệp ấy là khát khao về mái ấm gia đình, là tình yêu thương, đùm bọc “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cái đói là ghê gớm nhưng đàng sau cái đói, Kim Lân muốn gửi gắm một thông điệp khác: “Khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Điều đó được thể hiện trong tình huống truyện. Và đặc biệt, điều đó đã hoá thân một cách tài tình và thế giới nội tâm của các nhân vật trong truyện “Vợ nhặt”. ? Nhân vật Tràng được Kim Lân giới thiệu như thế nào? 2. Nhân vật Tràng - niềm khát khao về một mái ấm gia đình - Diện mạo: Hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm bạnh ra, bộ mặt thô kệch, thân hình to lớn vập vạp -> Được miêu tả với những đường nét thô kệch - Tính tình: nông nổi có tật vừa đi vừa nói, thường tủm tỉm cười một mình, hay chơi đùa với đám trẻ con vô tư, hồn nhiên -> như một đứa trẻ to xác chứ không giống một tràng trai trong mắt các cô gái - Hoàn cảnh: dân ngụ cư, nghèo khổ, ế vợ, cuộc sống bấp bênh -> Không có gì hấp dẫn và cuốn hút / Vậy nhưng Tràng không chỉ lấy được vợ mà có người con gái theo không anh về làm vợ ? Tràng và Thị đến với nhau như thế nào? ? Vì sao Tràng rủ người đàn bà mới gặp hai lần về làm bạn với mình? ? Cái chậc lưỡi “Chậc, kệ!” chứng tỏ nét tình cách gì ở người đàn ông này? ? Trên đường về nhà thái độ của Tràng thay đổi như thế nào? Diễn biến tâm trạng và thái độ của Tràng khi dẫn Thị về nhà? - Cuộc gặp gỡ giữa Thị và Tràng: + Lần đầu chỉ bằng câu hò vu vơ – Tràng quen Thị nhưng rồi anh quên ngay. + Vài ngày sau gặp lại: ^ Tràng không còn nhớ nên bị Thị trách móc -> Tràng sẵn sàng mời thị ăn bằng sự thương cảm và rộng rãi - miếng ăn lúc đó là cả mạng sống của con người nhưng anh vẫn sẻ chia với Thị bởi đó là tình cảm của những con người đồng cảnh ngộ. ^ Tràng “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” ai ngờ Thị theo về thật Đưa Thị theo về là Tràng đã “đèo bòng” - một nỗi lo rất thực tế, đến bản thân anh cũng “chợn” khi nghĩ về tương lai Nhưng Tràng chậc lưỡi “kệ” bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi không tính toán nhưng bên trong là khát vọng cháy bỏng về một gia đình hạnh phúc - Hạnh phúc gia đình làm Tràng thay đổi: + Trên đường về: ^ Mặt Tràng phớn phở khác thường, tủm tỉm cười một mình, hai mắt sáng lấp lánh, cái mặt vênh lên tự đắc với mình -> niềm vui, hạnh phúc vụng về, mộc mạc khi dẫn vợ về ra mắt ^ Tràng quên đi cái đói trước mắt “Trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ” để chỉ còn “tình nghĩa” giữa hắn và người đàn bà đi bên “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông ấy”. + Khi về nhà: ^ Xăm xăm bước vào, dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay đàn bà -> ngượng nghịu nhưng chân chật ^ Lúng túng, đứng ngây giữa nhà, cảm thấy sợ, ra sân ngóng mẹ, sốt ruột chờ đợi -> không hiểu nhau nên lo lắng vợ đổi ý khi đối diện với vợ (“Rích bố cu”), lo vì chưa xin phép mẹ sợ mẹ không đồng ý. ^ Gắt gỏng vô lý và thấy mẹ về sung sướng nhưu đứa trẻ “U đã về!” ^ Tràng mời mẹ vào nhà trịnh trọng, trình bày ngắn gọn và mộc mạc câu chuyện có vợ - cách xin ý kiến mẹ của Tràng. ^ Khi chờ đợi tỏ ra căng thẳng, sốt ruột – mong mẹ đồng ý vun đắp cho hạnh phúc mới ^ Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi, ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. + Sáng hôm sau ^ Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái, lơ lửng”. ^ Nhìn nhà cửa sạch sẽ, phong quang, mẹ và vợ đang dọn dẹp sân vườn tràng tự thấy mình thay đổi ^ Tràng thấy mình nên người. Anh nghĩ đến tương lai, đến sự sinh sôi nảy nở hạnh phúc – vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng ^ Tràng thấy “yêu thương, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như tổ ấm che mưa, che nắng. Một nguồn vui sướng mới, phấn chấn, tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.” – ý thức được vị trí trụ cột gia đình, thấy mình cần tham gia xây dựng gia đình -> Niềm hạnh phúc gia đình đem sinh khí đến cho cuộc sống đang tràn ngập sự chết chóc bủa vây, đem hạnh phúc đến cho người nghèo khổ bên bờ vực của cái chết mỏi mòn vì đói khát. => Tràng - niềm khát khao về một mái ấm gia đình ? Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi về đến nhà? Tác giả đã diễn tả tâm lí của bà như thế nào? Vì sao từ ngạc nhiên đến mừng lo buồn tủi lẫn lộn? Vì sao bà thấy thương ngay người đàn bà trẻ xa lạ? Bà là người nhiều tuổi nhất nhưng lại nghĩ như thế nào về tương lai? Câu nói nào của bà cụ làm em cảm động nhất? Vì sao? Nhà văn Kim Lân tâm sự “Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đấy tình của người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà còn đày lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện”. 3. Nhân vật bà cụ Tứ - Dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, lưng còng vì tuổi tác, vừa đi vừa ho húng hắng vừa lẩm nhẩm tính toán gì đó theo thói quen của người già - Bà ngạc nhiên trước thái độ trịnh trọng khác thường của người con trai vô tâm tính. - Khi thấy người đàn bà lạ ngồi ở đầu giường con trai hai lần chào mình bằng u bà thấy mắt nhoèn đi, bà im lặng vì quá ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu đầu đuôi câu chuyện. - Khi hiểu câu chuyện, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự + Nghĩ về con trai – thương con phải lấy vợ nhặt, nhờ cơn đói khát mới lấy được vợ, về bản thân - thấy tủi vì chưa làm tròn bổn phận của người mẹ lấy vợ cho con, về người chồng đã khuất – thương và tủi cho vong linh chồng không biết mặt con dâu, không được chứng kiến ngày con trai lấy vợ, và về người đàn bà lạ bỗng trở thành con dâu – thương người đàn bà khốn khổ, cùng đường mới lấy đến con trai bà mà không tính đến cưới hỏi -> Ngổn ngang bao tâm trạng buồn vui, mừng tủi, và nhất là lo lắng vì nạn đói, lo vợ chồng chúng nó có sống qua nổi cái thời tao loạn này không – tất cả hoà trong dòng nước mắt nghẹn ngào -> Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thật, logic và rất xúc động. Đó là tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh của người mẹ nghèo Việt Nam . - Đối xử với nàng dâu mới: + Tỏ thái độ gần gũi, thương yêu, chăm sóc nàng dâu mới “Con ngồi xuống đây! Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” + Lời nói chân tình, dịu dàng, tính toán cùng vợ chồng con chuyện nuôi gà, chuyện ngăn liếp, chuyện tương lai với niềm lạc quan dân dã “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời; Sông có khúc, người có lúc” để động viên các con + Buổi sáng hôm sau: bà bảo ban các con, đem niềm vui cho các con, cố động viên các con bằng món chè khoán, đắng chát nhưng đậm nghĩa tình –> bà là người mẹ nghèo nhưng cố gắng giữ nếp nhà. => Bà cụ Tứ - bản chất nhân đạo trong tâm hồn người Việt. ? Khi ở chợ vì sao Thị nhanh chóng bám lấy câu “nói đùa” để đi theo Tràng? Trên đường về nhà Thị có thái độ như thế nào? Vì sao? Sáng hôm sau Thị có gì thay đổi? Lí do? 4. Nhân vật người vợ nhặt - Đó là người đàn bà tội nghiệp, đáng thương, không có gì kể cả tên riêng - nạn nhân thê thảm của nạn đói; những mảnh đời như thị không phải là hiếm trong bối cảnh nạn đói. - Khi ở bên ngoài: cái đói làm cho Thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, táo tợn. - Thị theo không Tràng vì quá đói, mong tìm thấy ở người đàn ông xấu xí nhưng tốt bụng, khoẻ mạnh và rộng rãi này một chỗ dựa - lấy Tráng là một cách chạy trốn cái đói. - Trên đường về cùng Tràng, bị mọi người chú ý Thị mặc cảm vì ý thức thân phận hèn kém của mình nên tỏ ra khó chịu, ngượng nghịu. - Khi nhìn rõ gia cảnh nhà Tràng, Thị thởi dài thất vọng nhưng vù sao vẫn còn hơn sống vất vưởng ngoài đường nên “Thị ngồi im, bần thần nhìn ra sân, tay giữ chặt cái thúng”. - Thị chào “U” lễ phép, chờ đợi căng thẳng – chưng tỏ thái độ mong mỏi được chấp nhận và hoàn cảnh khó nói của bản thân. - Sáng hôm sau: Thi thay đổi trở thành người vợ đảm, người con dâu ngoan dậy sớm, xăn sắn quét dọn, nấu ăn, tham gia vào công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ. - Khi nhận ra bát “chè khoán” mẹ chồng đưa thực ra chỉ là cháo cám “mắt tối lại” nhưng rồi Thị “thản nhiên và vào miệng” một lần nữa nói lên sự chấp nhận và ý tứ của người vợ nhặt. -> Nói lên ước ao hạnh phúc của những người cùng cảnh ngộ và sự đùm bọc lẫn nhau của họ -> Làm rõ sự chuyển hoá tích cực của tư tưởng, tình cảm nhân vật => Người vợ nhặt – khát vọng sống hạnh phúc, được yêu thương Kết thúc của tác phẩm gợi cho em có thể viết tiếp như thế nào về cuộc sống trong tương lai của gia đình Tràng? Lí do xuất hiện hình ảnh kết này trong tác phẩm? * Đoạn kết của tác phẩm - Hình ảnh kết thúc tác phẩm “Trong mắt Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới” + Gieo một hi vọng mãnh liệt và tâm hồn Tràng và gia đình anh + gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt rằng những con người khốn khổ sẽ có lá cờ đỏ kia dẫn đường. -> gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. III. Tổng kết - “Vợ nhặt” là một truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân và của văn xuôi sau cách mạng. + Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của người dân lao động nghèo trước cách mạng tháng Tám: nạn đói thê thảm và tấm lòng hướng về cách mạng (hiện thực và xu thế) + Giá trị nhân đạo: Tố cáo tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật Bài ca tình người, tình mẫu tử Khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của con người, niềm hi vọng và niềm tin vào cuộc sống - Nghệ thuật: + Tác phẩm dựng lên một tình huống truyện lạ, độc đáo, đầy ý nghĩa + Vẽ người, diễn tả tâm lí qua cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật + Nghệ thuật trần thuật linh hoạt và sử dụng ngôn ngữ có tính tạo hình đặc sắc Bài soạn cần bổ sung thêm các dẫn chứng tiêu biểu.

File đính kèm:

  • docx76, 77 Vo nhat.docx