Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 75: Thực hành về hàm ý ( tiếp theo)

-Kiến thức:

 -Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý.

2-Kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày. Biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết.

3-Thái độ: Giao tiếp thể hiện vốn văn hoá cá nhân.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án

2-Phương pháp: GV gợi dẫn theo từng bài tập để HS luyện tập thực hành. HS làm bài tập theo cá nhân, nhóm hoặc tổ ,GV thống nhất lời giải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 75: Thực hành về hàm ý ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 75 NS: 21-2 Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý ( tiếp theo) A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1-Kiến thức: -Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý. 2-Kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày. Biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết. 3-Thái độ: Giao tiếp thể hiện vốn văn hoá cá nhân. B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án 2-Phương pháp: GV gợi dẫn theo từng bài tập để HS luyện tập thực hành. HS làm bài tập theo cá nhân, nhóm hoặc tổ ,GV thống nhất lời giải. C- CHUẨN BỊ: 1-Công việc chính @.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ; @. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới. 2-Nội dung tích hợp: Bài hàm ý đã học ở lớp 9 ,10; những phương châm hội thoại đã học ở lớp 9 ;những hành động nói được học ở lớp 8 ;các tác phẩm văn học sử dụng thành công cách nói hàm ý ( Tinh thần thể dục , Đời thừa, Sóng). D- Tiến trình: 1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại thế nào là hàm ý. 3-Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Bài tập 1. Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi. GV thống nhất lời giải theo gợi ý.Đối chiếu với nghĩa tường minh để hiểu hàm ý. Bài tập 2. Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi.GV thống nhất lời giải theo gợi ý, Bài tập 3. GV tích hợp với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để giúp HS làm bài tập này Hs đọc bài thơ rồi phân tích theo các câu hỏi. GV thống nhất lời giải theo gợi ý. Bài tập 4. GV lần lượt đọc từng phương án a , b , c cho HS chọn rồi cuối cùng kết luận :Phương án D là đúng và đầy đủ nhất. Bài tập 5: Hs tự chon cách trả lời có hàm ý để trả lời. Có thể cho HS tìm những phát ngôn có hàm ý khác trong đời sống để mở rộng bài giảng. 1.Bài tập 1. a-Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin , cầu khẩn: “Lạy thầy,Thầy tha cho nhà con , đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội” ;ông Lí đã đáp lại bằng một hành động nói hàm ý giễu cợt để từ chối mà không dùng những từ ngữ trực tiếp: “Ồ việc quan chứ không phải thứ việc đàn bà của các chị !” b-Lời đáp của ông Lí vừa bộc lộ sự tự đắc và quyền uy của mình, vừa thể hiện sự từ chối quyết liệt mạnh mẽ lời van xin của Bác Phô gái , đồng thời cũng bộc lộ thái độ mỉa mai giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà .(phương án D). 2-Bài tập 2. a) Câu hỏi đầu tiên của Từ “ Có lẽ hôm nay mồng hai , mồng ba Tây rồi , mình nhỉ ?”là hỏi về thời gian nhưng quan trọng hơn là hàm ý nhắc khéo Hộ đã đến lúc đi nhận tiền nhuận bút hàng tháng. b) Câu nhắc khéo của Từ ở lượt lời thứ hai “ Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến” có hàm ý muốn Hộ sớm nhận tiền về để trả tiền thuê nhà. c)Tại hai lượt lời của mình, Từ đều tránh nói trực tiếp đến vấn đề cơm áo, gạo tiền mà chọn cách nói hàm ý . Cách nói này rất tế nhị giúp cho Hộ đỡ bực dọc ,và Từ khỏi phải có trách nhiệm vào lời nói của mình. Trong hoàn cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào Hộ ,Từ không có cách nói nào hợp lí hơn. 3-Bài tập 3. a) Lớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là nói về sóng biển còn lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là nói đến vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao một tình yêu đằm thắm ,bất diệt ,thuỷ chung của một người con gái. b) Hàm ý của bài thơ được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ sóng biển , qua thể thơ năm chữ và điệp từ sóng.Những từ ngữ nói về sóng có một lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu lứa đôi. c) Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý thì sẽ nổi bật tính hình tượng ,tính hàm súc và giàu ý nghĩa hơn. 4-Bài tập 4. Qua ba bài tập trên ta thấy rằng cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói tường minh ; thể hiện được sự tế nhị khéo léo và giữ được thể diện cho người giao tiếp ,tạo cho lời nói tính hàm súc đa nghĩa và giúp cho người nói khỏi chịu trách nhiệm về lời nói của mình.(phương ánD) 5-Bài tập 5 Những cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi : “Cậu có thích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao không?” là: +Hàm ý khẳng định: -Hàng chất lượng cao đấy! -Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam. -Ví đem vào tập đoạn trường Thì trao giải Nhất chi nhường cho ai? + Hàm ý phủ định: -Xưa cũ như trái đất rồi. 4- Củng cố: Nhắc lại các kiến thức cơ bản. 5- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thuốc (Lỗ Tấn). * Rút kinh nghiệm sau khi dạy :

File đính kèm:

  • docTUẦN 24.doc