Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 52: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

VD: Hình ảnh người bà trong thơ Nguyễn Duy là điển hình về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung. Tảo tần lam lũ “váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”. Giầu tình thương yêu, với gánh nặng gia đình vẫn âm thầm bình thản đi qua gian khổ đói kém và cả chiến tranh.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 52: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 52Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luậnVD: Hình ảnh người bà trong thơ Nguyễn Duy là điển hình về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung. Tảo tần lam lũ “váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”. Giầu tình thương yêu, với gánh nặng gia đình vẫn âm thầm bình thản đi qua gian khổ đói kém và cả chiến tranh.I.Phát hiện phân tích và sửa lại các lỗi lập luận trong đoạn văn sau:Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu: “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.Lỗi: Luận cứ chưa đủ làm rõ cho luận điểm.Sửa:Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Truyện cổ tích giúp chúng ta hiểu cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, tâm hồn hướng thiện của nhân dân.Ca dao dân ca bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, gia đình “Anh đi anh nhớ quê nhà -Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Tục ngữ lại phổ biến những kinh nghiệm qua phán đoán từ thực tiễn “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.b. Trong bài thơ “Việt Bắc”, thể thơ lục bát đã phát huy được thế mạnh rõ rệt. Tính dân tộc của bài “Việt Bắc” trước hết biểu hiện ở thể thơ. Những câu thơ lục bát uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối phù hợp với giọng tâm tình ngọt ngào, da diết. Tính dân tộc ở “Việt Bắc” còn biểu hiện ở đề tài, cảm hứng chủ đạo: bài thơ đề cập đến vấn đề trọng đại của dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, niềm vui chiến thắng của cả dân tộc sau chín năm kháng chiến trường kì. Đồng thời những hình ảnh, chất liệu được sử dụng trong bài thơ cũng mang đậm nét truyền thống, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của dân tộc: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng – Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”Lỗi: Luận điểm chưa phù hợp với luận cứ.Sửa: Trong bài thơ “Việt Bắc”, tính dân tộc là một trong những nét nghệ thuật độc đáo. Tính dân tộc của bài “Việt Bắc” trước hết biểu hiện ở thể thơ. Những câu thơ lục bát uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối phù hợp với giọng tâm tình ngọt ngào, da diết. Tính dân tộc ở “Việt Bắc” còn biểu hiện ở đề tài, cảm hứng chủ đạo: bài thơ đề cập đến vấn đề trọng đại của dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, niềm vui chiến thắng của cả dân tộc sau chín năm kháng chiến trường kì. Đồng thời những hình ảnh, chất liệu được sử dụng trong bài thơ cũng mang đậm nét truyền thống, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của dân tộc: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng – Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”c. Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh khôn lường của những con sóng biển miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và đi đâu, về đâu? Chính vì thế, Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.Lỗi:- Luận điểm chưa rõ ràng.- Luận cứ lan man, dông dài.Sửa: Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Xuân Quỳnh như hoá thân vào sóng để tự bộc lộ tình yêu của mình. Đó là những cung bậc cảm xúc tha thiết mãnh liệt, những đam mê cháy bỏng rạo rực trong lòng: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi ! Con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”.d. Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên tòan bộ tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người. Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này khiến chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều. Ông thương xót Kiều vì Kiều chịu bao nhiêu tai hoạ. Ta càng hiểu thế nào là hồng nhan bạc mệnh. Lỗi: - Luận cứ thiếu lôgic không ăn nhập với luận điểm.Sửa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “ Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao “Truyện Kiều” đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.e. Từ chỗ là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Chí Phèo đã khao khát được trở lại làm người. Chính bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức những ước mơ tưởng đã chết trong hắn. Hắn không thèm rượu nữa mà thèm được làm người lương thiện. Nhưng rồi cái ước mơ nhỏ bé ấy cũng không thể thực hiện được. Vì rốt cuộc, đến một người xấu xí dở hơi như Thị Nở cũng không chấp nhận hắn nữa.Lỗi:- Luận cứ có chỗ chưa xác đáng, chưa phù hợp với bản chất vấn đề.- Nguyên nhân vì người viết chưa hiểu đúng bản chất bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo.Sửa:Từ chỗ là con quỷ dữ cuả làng Vũ Đại, Chí Phèo đã khao khát được trở lại làm người. Chính bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức những ước mơ tưởng đã chết trong hắn. Hắn không thèm rượu nữa mà thèm được làm người lương thiện. Nhưng rồi cái ước mơ nhỏ bé ấy cũng không thể thực hiện được. Vì những định kiến của xã hội. Đại diện là bà cô Thị Nở, Bà đã cấm cô cháu gái của bà không được lấy Chí Phèo. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân trực tiếp chính là giai cấp phong kiến thống trị đã không cho Chí Phèo được sống cuộc đời của một con người.g. Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị bảo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”.Không một ai là không biết đến truyện cổ tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Và tất nhiên chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật: “ Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học viết.Lỗi:- Luận cứ chưa rõ ràng chưa đủ làm rõ cho luận điểm.- Luận điểm chồng chéo khó triển khai.Sửa:Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”. Cô Tấm phải chết đi sống laị nhiều lần để cuối cùng trở lại làm người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc. Thạch Sanh cũng là hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm và chân thật, bị mẹ con Lý Thông gian tham độc ác đánh lừa, nhưng cuối cùng chàng vẫn được làm phò mã, nối ngôi vua. Những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước và gắn bó với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rèn mình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người.Văn học dân gian còn tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết. Nhà văn học gì ở truyện cổ tích, nhà thơ học gì ở ca dao. Phải chăng đó là học về cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện, tình huống gây cho người đọc người nghe sự hứng thú. Cách so sánh ẩn dụ, nhân hoácủa ca dao là những bài học sáng giá cho những nhà thơ và cả với ai “Trót nợ vì thơ phải chuốt lời”.II.Kết Luận:- Các lỗi thường gặp ở luận điểm:+ Luận điểm chưa phù hợp với luận cứ.(Nội dung nêu ra chưa phù hợp với lí lẽ và dẫn chứng).+ Không nêu được luận điểm cần trình bày.+ Luận điểm chồng chéo.- Các lỗi thường gặp ở luận cứ:+ Luận cứ chưa đủ làm rõ cho luận điểm.+ luận cứ lan man xa rời vấn đề.+ Luận cứ thiếu lo gic, không xâu chuỗi với nhau, chưa triển khai đúng luận điểm.

File đính kèm:

  • pptThuc hanh chua loi lap luan trong van nghi luan.ppt