Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 25, 26, 27: Đọc văn: Việt Bắc - Tố Hữu

I. Đọc - tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa bài thơ

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ( tháng 7 -1954 )

- Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.

- Trong tình lưu luyến của buổi chia tay, Tố Hữu viết bài thơ để nói lên ân tình sâu nặng với nhân dân, để trong niềm vui hiện tại không quên cội nguồn thắng lợi là tình quân dân trong kháng chiến, để tin hơn vào tương lai.

2. Cảm hứng chủ đạo:

3. Vị trí đoạn trích:

 

ppt31 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 25, 26, 27: Đọc văn: Việt Bắc - Tố Hữu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt bắcToỏ HửừuTiết 25 & 26 : Đọc văn Người soạn : Nguyễn Đình TuânI. Đọc - tìm hiểu chung1. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa bài thơ- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ( tháng 7 -1954 )- Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.- Trong tình lưu luyến của buổi chia tay, Tố Hữu viết bài thơ để nói lên ân tình sâu nặng với nhân dân, để trong niềm vui hiện tại không quên cội nguồn thắng lợi là tình quân dân trong kháng chiến, để tin hơn vào tương lai.2. Cảm hứng chủ đạo:3. Vị trí đoạn trích: Nỗi nhớ thương da diết trong buổi chia tay.-Đoạn mở đầu và phần một bài thơ - đoạn nói về kỉ niệm-Thể hiện sâu sắc cảm xúc chủ đạo và chủ đề bài thơ.II. Đọc - hiểu văn bản1. Đặc sắc nghệ thuậtĐọc một đoạn thơ mà em cho là hay trong bài, thử nêu những cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật?- Thể thơ lục bát mềm mại và linh hoạt.- Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao - dân ca. Thực chất là nghệ thuật phân thân, diễn tả sự hô ứng đồng vọng của những tâm trạng đang đắm chìm trong nhớ thương, kỉ niệm...- Dùng hệ thống từ ngữ thường dùng bộc lộ cảm xúc tình yêu đôi lứa như: mình, ta, thương, nhớ, bâng khuâng, bồn chồn...- Không gian nghệ thuật dễ bộc lộ tình cảm: chia ly?2. Giá trị nội dung Bài thơ là bài ca về tình quân dân thắm thiết trong kháng chiến . Một trong những sức mạnh làm nên chiến thắng.a. Lời Việt Bắc - Lời người ở lại?Đọc 20 câu đầu và cho biết hình thức câu gì được sử dụng nhiều trong đoạn thơ này? Nội dung những câu thơ ấy nói lên điều gì?- Câu hỏi “ mình đi có nhớ” được điệp đi điệp lại như diễn tả một nỗi niềm băn khoăn, day dứt, cồn cào.- Trong từng câu hỏi đã mang những nỗi nhớ thương tha thiết* Những kỉ niệm về cuộc kháng chiến gian khổ mà ân tình “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”+ Miếng cơm -> đời sống vật chất -> đạm bạc+ Mối thù -> trách nhiệm Việt Bắc đã cùng người chiến sĩ cách mạng sẻ chia những gian khổ, cùng nhau gánh vác những trách nhiệm. “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” Phép tiểu đối đã làm nổi bật tấm lòng son sắt thuỷ chung của Việt Bắc. Và tấm lòng ấy như khắc ghi vào những di tích lịch sử: “ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”.?*Hình ảnh Việt Bắc nhớ thương Việt Bắc trong nhớ thương được nhà thơ diễn tả trực tiếp bằng câu thơ nào? Nhận xét về hình ảnh đó? “ Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già” Xa cán bộ cách mạng, Việt Bắc trở nên trống vắng, hoang dại, già nua. Tứ thơ, hình ảnh thơ quen thuộc mà sáng tạo, diễn tả cảm xúc chân thực, xúc động. Tóm lại: Hoá thân vào tâm trạng Việt Bắc, nhà thơ đã nói lên được ân tình của người dân miền núi đối với cách mạng thật tha thiết, mặn nồng.b. Lời cán bộ - Lời người ra đi? Đọc đoạn thơ còn lại. Nếu người ở lại dùng nhiều kiểu câu hỏi, thì lời người ra đi dùng kiểu câu gì? Nội dung nổi bật trong lời của người ra đi? => Khẳng định tình cảm tha thiết, nỗi nhớ khôn nguôi?Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sâu sắc sự khẳng định đó? Thử bình luận?“Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”- Đinh ninh : ghi lòng tạc dạ “ Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”- Chữ “ mình” được sử dụng sáng tạo : trong tiếng Việt, “mình” vừa ở ngôi thứ nhất, chỉ chủ thể, vừa ở ngôi thứ hai chỉ đối tượng - khi đối tượng là người bạn đời yêu dấu. Nhớ Việt Bắc là nhớ bạn đời, cũng là nhớ bản thân. Chữ “ lại” có tính chất khẳng định. Nhớ Việt Bắc cũng là nhớ nguồn.- Phép so sánh, cách diễn đạt dân gian gợi chiều liên tưởng đầy cảm xúc, diễn tả nỗi nhớ sâu sắc. Người đi nhớ về Việt Bắc bằng tình cảm tự trái tim da diết, mãnh liệt, đắm say, chân thành “ như nhớ người yêu”.- Cảnh vật được liệt kê, thời gian được tô đậm. Nỗi nhớ như bao trùm vạn vật, thẫm đẫm trong không gian, thời gian.- Điệp từ “ nhớ” với các cung bậc khác nhau tạo thành một dòng chảy thiết tha. “Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”? Đọc đoạn thơ tiếp theo. Nhớ Việt Bắc, người chiến sĩ cách mạng nhớ đến những gì? Tìm những hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu? => Trong nỗi nhớ của người chiến sĩ có 3 hình ảnh lồng vào nhau, được khắc sâu làm nên vẻ đẹp diệu kì của Việt Bắc. Đó là : Hoa cùng người, cuộc kháng chiến - Đảng và Bác Hồ.* Nhớ Việt Bắc là nhớ Cảnh, nhớ Người: => Thiên nhiên và con người Việt Bắc được nhà thơ miêu tả vô cùng ấn tượng. Đặc biệt qua bộ tranh tứ bình bằng thơ.? Hãy đọc mười câu thơ sau! Theo mạch cảm xúc, đây là lời người đi hay lời người ở ? Cảm hứng trong đoạn thơ là trữ tình lãng mạn hay sử thi ?=> Những câu thơ lục bát trong cảm hứng trữ tình mềm mại, làm sống dậy vẻ dẹp tuyệt nời về Việt Bắc, có hình ảnh, có mầu sắc, âm thanh.* Hai dòng đầu: Vừa giới thiệu chủ đề, vừa đưa đẩy kết nối, chuyển đoạn- Câu 1 là câu hỏi tu từ như để khơi nguồn cảm xúc, hướng lòng người về Việt Bắc để đồng vọng nhớ thương.- Cụm từ “hoa cùng người” có sức gợi cảm lớn. Hoa là hoa, mà cũng là ẩn dụ tuyệt đẹp về cảnh sắc, về con người. * Bốn cặp lục bát tiếp theo: => Là bộ tranh tứ bình: Đông, xuân, hạ, thu độc đáo. Câu lục tả cảnh, câu bát tả người, nhịp nhàng, cân xứng, hoàn mĩ, cổ điển. - Mùa đông: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh, dao cài thắt lưng”+Trên nền rừng mùa đông xanh thẳm,những bông hoa chuối đỏ tươi bừng lên như ngọn lửa Sự tương phản hợp lí về màu sắc như làm trẻ lại rừng già.+ “Đèo cao nắng ánh, dao cài thắt lưng” đã tinh tế lại càng làm nổi bật hình ảnh người đi rừng. => Con người như đang toả sáng.- Mùa xuân : “Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”+ “Mơ nở trắng rừng” => hình ảnh đẹp. Rừng như bừng lên vẻ tinh khôi.+ “Người đan nón” cần mẫn chuốt từng sợi giang. “Chuốt” là động từ chỉ hành động tỉ mỉ để làm óng lên từng sợi giang. Sắc xuân như ngời sáng lên dưới bàn tay con người. - Mùa thu: “ Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng môt mình”+ Tiếng ve rạo rực, sắc hoa huy hoàng. Núi rừng lộng lẫy. Chữ “đổ” gợi sự luân chuyển của thời gian, không gian, kích thích mạnh cả thính giác lẫn thị giác.+ Hình ảnh “ cô gái hái măng một mình” đã khiến cho cả mùa hè như mềm lại, dịu dàng và thơ mộng hơn. Nỗi nhớ trở nên da diết, cồn cào hơn. - Mùa thu : “Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”+ “Trăng rọi hoà bình” thật gợi tả: không gian mênh mang, lan toả mà rọi qua kẽ lá tạo lấp loá như ngàn hoa.+ Con người cũng không được tả mà được gợi qua tiếng hát “ân tình thuỷ chung”. Tiếng hát như nói hộ lòng người. Tóm lại Mười câu thơ - một niềm thương cảm, là tấm lòng gắn bó, biết ơn của nhà thơ muốn gửi lại Việt Bắc gian lao mà ân tình.? Đọc đoạn thơ sau và cho biết nội dung chính của đoạn thơ đó ? * Nhớ Việt Bắc là nhớ kháng chiếnTừ ngày đầu gian khổ, được Việt Bắc bảo bọc chở che, cùng đoàn kết đánh giặc.- Đến ngày thắng lợi, chiến công nối tiếp chiến công.? Bút pháp nào được sử dụng ở đoạn thơ này? Bút pháp tráng ca đã dựng lại cuộc kháng chiến hào hùng thắm tình quân dân. * Hình ảnh Việt Bắc trong mùa chiến dịch được miêu tả chân thực, sinh động, hoành tráng, đậm chất sử thi- Hình ảnh thậm xưng, các từ tượng thanh, tượng hình...đã diễn tả chính xác sức mạnh cuộn trào như thác đổ, tầm vóc lớn lao của cuộc hành quân ra trận, quyết đạp bằng mọi gian khổ, vì độc lập tự do.- Nhiều hình ảnh thơ đẹp mang cảm hứng lãng mạn thể hiện sâu sắc niềm tin, niềm tự hào.- Niềm vui chiến thắng được thể hiện qua phép liệt kê, trùng điệp. Các địa danh liên tiếp như chiến thắng dồn dập, như niềm vui lan toả.- Nhạc thơ hào hùng thể hiện cảm hứng sử thi sâu sắc.? Đọc đoạn thơ cuối và cho biết, nhớ về Việt Bắc, tác giả còn nhớ về những gì? * Nhớ Việt Bắc còn là nhớ Đảng, nhớ Bác Hồ với tấm lòng tôn kính và niềm tin mãnh liệt. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, trung ương Chính phủ, Bác Hồ hoà quện cùng hình ảnh Việt Bắc, để nỗi nhớ không chỉ có chiều dài của tháng năm gắn bó, bề dày của kỉ niệm tình người, mà còn có chiều sâu của lí tưởng cao cả, lí tưởng Cách mạng.III. Chủ đề: => Ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong kháng chiến.IV. Kết luận: Ghi nhớ SGK tr114 Tóm tắt bài họcHoàn cảnh ra đời, ý nghĩa bài thơII. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề.III. Đặc sắc nghệ thuậtThể thơ lục bát dân tộcKết cấu đối đáp quen thuộcHệ thống từ ngữ thường dùng trong t/y.Không gian nghệ thuật: buổi chia tay.IV. Giá trị nội dungTình quân dânLời Việt BắcLời cán bộCâu hỏi, trăn trở, khắc khoảiGợi nhắc những kỉ niệmThể hiện nhớ thương qua những hình ảnh xúc độngKhẳng định nỗi nhớ Việt Bắc như nhớ nguồn, nhớ mình, nhớ người yêuNhớ Việt Bắc là nhớ Hoa cùng người, nhớ kháng chiến, Đảng, Bác Hồ. Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay... Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?Mình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt MinhMình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đaTa với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước,nghĩa tình bấy nhiêuNhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi vềNhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầyTa đi, ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùngNhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngôNhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèoNhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa...Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao cài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chungTa về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng ngườiNhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành luỹ sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mùĐất trời ta cả chiến khu một lòngAi về ai có nhớ không?Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo GiàngNhớ sông Lô, nhớ phố RàngNhớ từ Cao -Lạng, nhớ sang Nhị HàNhững đường Việt Bắc của taĐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.Dân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá, muôn tàn lửa bayNghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lênTin vui chiến thắng trăm miềnHoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, đèo De, núi HồngAi về ai có nhớ không?Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hangNắng trưa rực rỡ sao vàngTrung ương, Chính phủ luận bàn việc côngĐiều quân chiến dịch Thu-ĐôngNông thôn phát động, giao thông mở đườngGiữ đê, phòng hạn, thu lươngGửi dao miền ngược, thêm trường các khu...ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soiở đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bềnMười lăm năm ấy, ai quênQuê hương Cách mạng dựng lên Cộng hoàMình về mình lại nhớ taMái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào...

File đính kèm:

  • ppttiet 25 7 26 Viet bac.ppt