A-Tác giả
A-Tác giả
Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây nhưng nhiều năm sống ở Hà nội. Đây là một nghệ sĩ đa tài,song trước hết là một hồn thơ giàu chất lãng mạn,vừa tinh tế ,vừa tài hoa,vừa hồn nhiên bình dị,gắn bó với quê hương xứ sở. Quang Dũng vừa sáng tác nhạc, vừa vẽ tranh ,vừa làm thơ.
Tác phẩm chính: “ mùa hoa gạo” (1950); “đường lên Châu Thuận” (1964) ; “ mây đầu ô” (1986).
38 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến - Quang Dũng (tiết 14), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây tiến(Quang Dũng) Em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Quang Dũng ? A-Tác giảA-Tác giảQuang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây nhưng nhiều năm sống ở Hà nội. Đây là một nghệ sĩ đa tài,song trước hết là một hồn thơ giàu chất lãng mạn,vừa tinh tế ,vừa tài hoa,vừa hồn nhiên bình dị,gắn bó với quê hương xứ sở. Quang Dũng vừa sáng tác nhạc, vừa vẽ tranh ,vừa làm thơ.Tác phẩm chính: “ mùa hoa gạo” (1950); “đường lên Châu Thuận” (1964) ; “ mây đầu ô” (1986).Dựa vào SGK em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ ‘’Tây tiến’’?B-Hoàn cảnh ra đời của bài thơTây tiến là một đơn vị thành lập từ năm 1947, trong kháng chiến chống Pháp.Lính Tây tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.Đơn vị này hoạt động trên địa bàn rộng lớn, phần lớn là rừng núi hiểm trở từ Hoà Bình, Sơn La (Việt Nam) sang Sầm Nứa (Lào).Sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn ,gian khổ (rất nhiều người chết vì sốt rét) ,tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu.Quang Dũng viết bài “Tây tiến’’ ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây) khi ông đã chuyển sang đơn vị khác vaò cuối năm 1948.Cho biết cảm nhận chung nhất của em về bài thơ ‘’Tây tiến’’ ? C-Đọc –Hiểu văn bản 1-Nhận xét chung.Nhìn bao quát, “ Tây tiến “ là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc ở một thời gian khổ mà anh hùng.Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, nặng tình yêu quê hương đất nước và bằng một bút pháp tài hoa, độc đáo.2-Phân tíchKhổ thơ đầu ( 14 câu) :Bức tranh hùng vĩ ,oai linh về núi rừng Tây Bắc 4 câu thơ đầu : “ Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường lát hoa về trong đêm hơi.” Tại sao tác giả lại nêu ra hàng loạt địa danh ở 4 câu thơ đầu ? *Bằng cách sử dụng một loạt địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông tác giả đã gợi cho người đọc cảm giác xa xôi, hoang dã* Cách gieo vần : ơi ,chơi vơi , hơi đã thể hiện nỗi nhớ đầy vơi của nhà thơ về một thời Tây tiến.* Hình ảnh : đoàn quân mỏi , hoa về trong đêm hơi gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh đoàn quân Tây tiến đi trong lớp sương khói lung linh huyền ảo , như thực như mộng của rừng núi.  m hưởng tha thiết của đoạn thơ đã gây ấn tượng và tạo hứng khởi cho người đọc khi đọc tiếp những câu thơ sau trong bài thơ.4 câu thơ tiếp theo :“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Em hãy nhận xét về âm điệu của đoạn thơ ? *Bằng cách dùng nhiều từ bạo ,khoẻ và từ láy có sức diễn tả mạnh mẽ , gây ấn tượng : khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống *Bằng cách phối hợp âm thanh tạo giọng điệu lạ, cách phối hợp những câu thơ nhiều thanh trắc với một câu thơ toàn thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đây là cách phối thanh ta đã từng gặp trong thơ của Tản Đà :”Tài cao phận thấp chí khí uất .Giang hồ mê chơi quên quê hương”(thăm mả cũ bên đường) * Bằng hình ảnh trẻ trung ,độc đáo: súng ngửi trời Quang Dũng không những đã khắc hoạ cảnh núi rừng hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội mà còn diễn tả được sự vất vả trên những chặng đường hành quân, chất hồn nhiên tinh nghịch của người lính Tây tiến. •2 câu thơ : “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Đã cho ta cảm nhận được vẻ oai linh của núi rừng Tây Bắc : tiếng thác gầm dữ dội, tiếng mãnh thú rợn người 2 câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất:“Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi”Đã gợi lên những cảm xúc êm dịu của những ngày tháng người lính Tây tiến được nghỉ ngơi sau những trận chiến gian khổ ở một bản Mường Mai Châu xa xôi. Mùi hương nếp xôi còn vương vấn mãi trong tâm hồn những chàng trai Tây tiến. Tóm lại : ở khổ thơ 1 người đọc đã được thấy vẻ dữ dội, hùng vĩ và oai linh của núi rừng Tây Bắc , đồng thời cũng thấy được những gian nan , vất vả của những chiến sĩ Tây tiến ,qua đó càng cảm phục hơn tấm gương hy sinh anh dũng của họ. Khổ thơ thứ 2: Đêm hội đuốc hoa và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Tây Bắc 4 câu đầu: “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ “Hãy nhận xét về những từ ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : bừng lên, hội đuốc hoa, kìa em, khèn lên man điệu,nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ? *Bừng lên : bừng tỉnh , bừng sáng, tưng bừng. Doanh trại như đang im ắng thì bừng tỉnh dây. Sau những ngày gian khổ nay các chiến sĩ bỗng có những giờ phút vui vẻ ,nhộn nhịp trong tình quân dân gắn bó. * Hội đuốc hoa :đốt đuốc sáng để liên hoan ,hoặc có thể hiểu đây là cách bông đùa của những người lính về lễ cưới, về đêm tân hôn (thành ngữ : động phòng hoa chúc ) *Kìa em : vừa là sự chào đón ,vừa là sự ngạc nhiên sung sướng của những người lính trẻ trước vẻ đẹp rực rỡ của những cô gái địa phương trong xiêm áo ngày hội. *Khèn lên man điệu: tiếng khèn đang ở độ say sưa nhất.* “ Nhạc về Viên Chan xây hồn thơ “: các chàng trai trẻ Tây tiến say mê trong tiến nhạc ,tâm hồn tràn đầy ý thơ , mơ tưởng tới ngày mai vui chiến thang ở thủ đô nước Lào. Bốn câu thơ chan hoà màu sac ,âm thanh và rất tinh tứ_4 câu thơ tiếp theo :“ Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcXuôi dòng nước lũ hoa đong đưa “Em có cảm nhận gì về chất thơ ở 4 câu thơ này ?*Qua những hình ảnh : Châu Mộc chiều sương, hồn lau nẻo bến bờ , dáng người trên độc mộc , dòng nước lũ, hoa đong đưaQuang Dũng đã giúp ta cảm nhận đầy đủ vẻ mĩ lệ và nên thơ của núi rừng Tây Bắc. Tóm lại :ở khổ thơ thứ 2, nhà thơ đã phác hoạ cảnh vật và con người Tây Bắc. Cảnh Tây Bắc hiện lên thật tươi mát ,thơ mộng . Người Tây Bắc thật dịu dàng ,tình tứ với những đêm hội tưng bừng mang màu sắc xứ lạ ,phương xa.Hãy đọc khổ thơ thứ 3 và cho biết nội dung của khổ thơ này?Khổ thơ thứ 3 : Bức chân dung độc đáo về những người lính Tây tiến 4 câu thơ đầu :‘’ Tây tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.”Em hãy nhận xét về cảm hứng của nhà thơ khi viết những câu thơ trên ?Với cảm hứng lãng mạn , Quang Dũng đã có những câu thơ vô cùng cảm động về cuộc đời chiến đấu gian khổ ,hy sinh anh dũng của những người chiến sĩ Tây tiến :Hình ảnh : không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐã làm hiện lên bức chân dung lẫm liệt của người lính Tây tiếnChen vào giữa những hình ảnh ấy là hình ảnh : Hà nội, dáng Kiều thơm diễn tả một cách chân thực tinh tế tâm lý rất lãng mạn của những chiến sĩ trẻ quê ở thủ đô. Bằng bút pháp giàu chất lãng mạn nhà thơ đã khắc hoạ chân dung người lính Tây tiến .Họ hiện lên với diện mạo khác thường , với vẻ oai phong dữ dội , với một chí khí phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa , và với một tâm hồn lãng mạn rất đáng mến.4 câu tiếp theo :“ Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhAó bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”Em có nhận xét gì về những từ Hán Việt mà tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ trên ?Những từ Hán Việt được sử dụng một cách khéo léo: biên cương ,viễn xứ, áo bào, độc hành đã khiến cho sự hy sinh của nhưng người lính Tây tiến trở nên thật sang trọng.Hình ảnh “áo bào” đã gợi cho người đọc liên tưởng tới hình tượng người chinh phu thủa trước :”áo chàng đỏ tựa ráng pha , ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in “.Cụm từ “anh về đất” đã làm bớt đi nỗi bi thương trước sự ra đi của những chiến sĩ Tây tiến .“ Khúc độc hành “ của dòng sông Mã là âm thanh của thiên nhiên ngợi ca những chiến sĩ anh hùng.Với cảm hứng bi tráng và bút pháp lãng mạn , Quang Dũng đã không ngần ngại nói đến sự gian khổ , hy sinh, nhưng nhà thơ đã nhìn cái khổ thành sự oai hùng dữ dội ,nhìn cái chết thành sư hy sinh sang trọng của người anh hùng. Tóm lại: ở khổ thơ thứ 3 Quang Dũng đã góp vào thơ ca Việt Nam bức chân dung về người lính thời chống Pháp rất độc đáo và ấn tượng. Khổ thơ cuối :“ Tây tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.” “Mùa xuân ” có thể được dùngvới nhiều nghĩa : thời điểm thành lập đoàn quân Tây tiến (mùa xuân 1947 ),mùa xuân của đất nước ,tuổi xuân của các chiến sĩ Hình ảnh :” hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi “ thể hiện chí nguyện lớn lao của những người lính Tây tiến quyết tâm đánh giặc tới cùng dù phải hy sinh không có ngày về “chẳng về xuôi “ . Tóm lại :khổ thơ cuối cùng có thể coi như lời thề son sắt của người lính Tây tiến “đoàn vệ quốc quân một lần ra đi ,nào có mong chi đâu ngày trở về “Mặc dù đã rời xa đoàn quân Tây tiến nhưng Quang Dũng còn sống mãi với một thời Tây tiến oai hùng.Kết luận : “Tây tiến “ là thi phẩm nổi tiếng được truyền tụng suốt gần một thế kỷ, ghi lại một chặng đường hành quân của một đơn vị anh hùng, đó cũng là tinh thần chung của quân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp.Bài thơ được hình thành từ bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng, cùng với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức sáng tạo, âm điệu thơ khi tha thiết, khi trầm hùng, bi trángChân thành cám ơn sự cổ vũ của các em !
File đính kèm:
- Tay Tien(21).ppt