Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ( 1890- 1969)

/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và quan điếm sáng tác của HCM

Qua sự nghiệp văn học lớn lao của HCM, hiểu “Người là anh hùng giải phóng dân tộc VN, danh nhân văn hoá thế giới” như tổ chức GD-KH và văn hoá liên hợp quốc(UNCSCO)đã ghi nhận và suy tôn năm 1990

Hiểu được những nét lớn về phong cách nghệ thuật của HCM.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

-Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về Bác Hồ

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ( 1890- 1969), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn ái Quốc- Hồ chí minh ( 1890- 1969) A/ Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và quan điếm sáng tác của HCM Qua sự nghiệp văn học lớn lao của HCM, hiểu “Người là anh hùng giải phóng dân tộc VN, danh nhân văn hoá thế giới” như tổ chức GD-KH và văn hoá liên hợp quốc(UNCSCO)đã ghi nhận và suy tôn năm 1990 Hiểu được những nét lớn về phong cách nghệ thuật của HCM. B. Phương tiện thực hiện: -Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về Bác Hồ C. Cách thức thực hiện: -Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK. -Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình. D/ Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài sọan II. Kiểm tra bài cũ: ( không) III.Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Gọi 1 HS đọc SGK Hãy nêu những nét chính về cuộc đời HCM? Những yếu tố nào trong cđ Bác góp phần tạo dựng nên sự nghiệp VH vĩ đại của Người? Hãy nêu các quan điểm sáng tác của Bác? Bác sáng tác những thể loại nào?Kể tên những TP tiêu biểu cho mỗi thể loại? Đặc điểm Phong cách nghệ thuật của Bác? I. Tiểu sử: 1. Tóm tắt nét chính về tiểu sử: 2. Những yếu tố góp phần tạo nên sự nghiệp văn học: - Người đã sinh ra trên quê hương và gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước - Người đã sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan-> tình yêu nước cháy bỏng nên Người đã chọn cho mình sự nghiệp cứu nước - Trong hoạt động CM, Người nhận thức văn chương như là vũ khí - Người có một tài năng thực sự II. Sự nghiệp văn học: 1, Quan điểm sáng tác: -HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh và phát triển XH - HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn chương trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. - HCM luôn quan niệm TP văn chương phải có tính chân thật 2. Các tác phẩm: 3 lĩnh vực: văn chính luận, truyện kí, thơ ca. a, Văn chính luận: Các bài báo, Bản án chế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn độc lập; lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946); không có gì quí hơn độc lập tự do(1966); di chúc(1969) b, Truyện và kí: Vi hành; Nhật kí ; Giấc ngủ 10 năm; Vừa đi đường vừa kể truyện(1963) c, Thơ ca: Nhật kí trong tù(1942-1943); thơ HCM(1967); thơ chữ Hán HCM(1990) III. Vài nét về phong cách nghệ thuật: -Đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhuỵ giữa chính trị va văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại -ở mỗi thể loại, người đều có phong cách riêng, độc đáo: +Văn chính luận bộc lộ tư duy sắc sảo,giàu tri thức văn hoá,gắn lý luạn với thực tiễn,giàu tính luận chiến,vận dụng có hiệu quả nhiêù phương thức biểu hiện +Truyện và kí: ngòi but chủ động, sáng tạođậm chất trí tuệ và hiện đại, có tính chiến đấu cao +Thơ: Thơ tuyên truyền: giản dị,gần gũi, đễ thuộc, dễ nhớ Thơ nghệ thuật:hàm súc, uyên thâm, cổ điển mà hiện đại, thép mà tình. IV.Củng cố, dặn dò: 1.Nắm vững quan điểm sáng tác,phong cách nghệ thuật của Bác 2.Sưu tầm thơ văn của Bác 3. Đọc và tìm hiểu truyện ngắn Vi hành E.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docnguyen ai quoc.doc