A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lorca.
2. Hiểu và cảm nhận được mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. SGK, SGV
2. Kế hoạch bài học.
3. Bài giảng điện tử
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Đàn ghi ta của Lor-Ca (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỌC VĂN 12 Tiết...
*****
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lorca.
2. Hiểu và cảm nhận được mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. SGK, SGV
2. Kế hoạch bài học.
3. Bài giảng điện tử
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức: gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới “Đàn ghi ta của Lor-ca”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GIỚI THIỆU CHUNG
* GV cho HS xem chân dung Thanh Thảo và quê hương Quảng Ngãi của tác giả.
* GV hỏi: “Các em hãy trình bày ngắn gọn đề tài chính và đặc điểm nghệ thuật của thơ Thanh Thảo sau 1975”.
* HS trả lời
* GV nhận xét và trình chiếu một số thông tin về tác giả.
1. Vài nét về tác giả:
- Tên thật Hồ Thành Công, quê ở Quảng Ngãi.
- Ông nổi tiếng với những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến, thể hiện nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
- Sau 1975, ông dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ Việt.
+ Một mặt, ông tìm kiếm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do.
+ Mặt khác, ông không ngừng tìm tòi thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ, ảnh hưởng từ những trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây.
* GV cho HS xem hình ảnh khối vuông rubic – những gợi ý cho sự cách tân nghệ thuật của tác giả.
* GV trình chiếu một số thông tin về tác phẩm.
2. Vài nét về tác phẩm:
- Trích từ tập thơ “Khối vuông Rubic”, xuất bản năm 1985. – Bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo:
+ luôn nhìn cuộc sống ở trạng thái mở, đa chiều;
+ khước từ khuôn mẫu, lối biểu đạt dễ dãi;
+ phong cách tượng trưng có màu sắc siêu thực...
* GV cho HS nghe một đoạn nhạc (về Gar-xi-a Lor-ca).
GV thuyết minh: ca khúc “Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”. Nhạc Thanh Tùng; Lời: Huỳnh Phước Liên; Trình bày: Việt Hoàn
* GV hỏi: “Cảm thụ của em về giai điệu và nội dung ca khúc”
* GV nhận xét, giảng thêm, kết hợp trình chiếu ảnh, thông tin về nhà thơ.
3. Vài nét về Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936):
- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
- Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.
- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
* GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
* GV nhận xét, đọc lại văn bản (có thể dùng phần mềm ghi âm).
* GV cho HS xem một số hình ảnh mang bản sắc đất nước Tây Ban Nha (cây đàn ghi ta, cảnh đấu bò tót, hoa Li-la, vũ nữ Di Gan)
* GV gợi ý cho HS phát hiện bố cục bài thơ.
* GV ghi lại bố cục bài thơ
1. Bố cục bài thơ:
Có thể chia làm 3 đoạn
* Đoạn 1 (6 dòng đầu): hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ tự do cùng khát vọng cách tân nghệ thuật.
* Đoạn 2 (12 dòng kế): cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở.
* Đoạn 3 (13 dòng cuối): niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
* GV gọi HS phát biểu về ý nghĩa tựa đề và lời đề từ.
* GV nhận xét và giải thích thêm: “Đàn ghi-ta vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây”.
* GV nhấn mạnh lại ý chính
2. Ý nghĩa tựa đề và lời đề từ:
a. Tựa đề “Đàn ghi ta của Lor-ca”:
- Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo.
→ Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
b. Lời đề từ:
Đây là di chúc của nhà thơ, khi tiên cảm về cái chết:
- Hãy chôn tôi với cây đàn - phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn.
- Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca → ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.
III. PHÂN TÍCH
GV gợi ý và cùng HS khai thác sức mạnh khơi gợi, liên tưởng, tính đa nghĩa của các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật
1. Hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật
- Chi tiết “tiếng đàn bọt nước” → từ thính giác sang thị giác, thủ pháp lạ hóa → sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn Lor-ca.
- Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” → hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng → đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
- Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng” → cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới
- Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” → gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ.
GV gợi ý và cùng HS khai thác sức mạnh khơi gợi, liên tưởng, tính đa nghĩa của các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật
2. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở
- Chi tiết “Tây Ban Nha/hát nghêu ngao”
- Từ ngữ “kinh hoàng” + hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”
- Hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/chàng đi như người mộng du”
- Điệp ngữ “tiếng ghi ta” + từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng/máu chảy”
GV gợi ý và cùng HS khai thác sức mạnh khơi gợi, liên tưởng, tính đa nghĩa của các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật
3. Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca
- Ngoa dụ “không ai chôn cất tiếng đàn”
- So sánh “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
- Hình ảnh tượng trưng “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”
- Hình ảnh tượng trưng “đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng, Lor-ca bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc”
- Hình ảnh “chàng ném lá bùa cô gái Di gan, ném trái tim mình”
GV diễn giải và chốt lại
4. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
a. Nghệ thuật tạo không khí (hình ảnh thể hiện nét văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha)
b. Nghệ thuật tạo tính nhạc cho lời thơ
c. Những liên tưởng bất ngờ, nhiều so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép chuyển đổi cảm giác...
IV. CHỦ ĐỀ
* GV gợi ý cho HS phát biểu chủ đề
* GV chốt lại, HS ghi nhận
Bài thơ làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca, một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết đầy oan khuất, một nhân cách cao quý, một tâm hồn bất diệt.
Bài thơ cũng thể hiện sự đồng cảm thương tiếc sâu sắc của nhà thơ về một thiên tài nghệ thuật của thế kỷ XX.
V. TỔNG KẾT
GV chốt lại những nét đặc sắc của bài thơ dựa theo Mục tiêu bài học và phần kiến thức về tác giả
1. Nội dung:
Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Ga-xi-a Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.
2. Nghệ thuật:
Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây.
E. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP
(Theo gợi ý của SGV)
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
***
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 - tập I, NXB Giáo dục.
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2008), Bài tập Ngữ văn 12 - tập I, NXB Giáo dục.
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 SGV - tập I, NXB Giáo dục.
Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 Nâng cao - tập I, NXB Giáo dục.
Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Bài tập Ngữ văn 12 Nâng cao - tập I, NXB Giáo dục.
Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 Nâng cao SGV - tập I, NXB Giáo dục.
Phan Trọng Luận (đồng chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12, NXB Giáo dục.
&
File đính kèm:
- Dan ghi ta cua Lor-ca.doc