1/Tác giả Trần Tế Xương (1870- 1907)
- Cuộc đời :
+Sống trong buổi giao thời ( nửa thực dân- nửa phong kiến).
+ Thông minh, ham học, hào hoa, phóng túng; có tài làm thơ hay nhưng lại lận đận trên con đường khoa cử.
+ Cả cuộc đời ông sống nghèo túng và thanh bạch.
13 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 9: Đọc văn: Thương vợ ( Trần tế Xương ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 – Đọc văn Thương vợ ( Trần Tế Xương )I/ Tìm hiểu chung 1/Tác giả Trần Tế Xương (1870- 1907) - Cuộc đời : +Sống trong buổi giao thời ( nửa thực dân- nửa phong kiến).+ Thông minh, ham học, hào hoa, phóng túng; có tài làm thơ hay nhưng lại lận đận trên con đường khoa cử.+ Cả cuộc đời ông sống nghèo túng và thanh bạch. - Thơ văn : + Thể loại phong phú, chủ yếu viết bằng chữ Nôm.+ Nội dung : đề cập đến nhiều khía cạnh trong xã hội và thơ tự trào , viết cho người thân ( vợ, bạn bè, anh em, hàng xóm)+ Nghệ thuật : Vừa trào phúng , vừa trữ tình; dùng hình ảnh tương phản và giọng cười châm biếm sắc sảo.=> Tú Xương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX.Ông đã để lại cho đời nhiều áng thơ hay, độc đáo và ý nghĩa 2. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:+Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất bại trên đường công danh, nhà thơ và các con phải sống chủ yếu nhờ vào sự tần tảo của bà Tú. + Cảm thông và yêu thương vợ, Tú Xương đã làm cả một chùm thơ tặng vợ.Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ trong chùm thơ ấy.1. Đọc và giải nghĩa từ khó :- Đọc diễn cảm : vừa trào phúng , vừa trữ tình thể hiện sự tự trào về mình và tấm lòng – tình cảm của nhà thơ với vợ.- Chú ý nghĩa của các từ : + Quanh năm; nuôi đủ .+ lặn lội; đò đông.+ thói đời; hờ hững.II/ Đọc hiểu a. Hình ảnh của bà Tú ( 4 câu đầu ).a1.Hai câu đề : Công việc và hoàn cảnh mưu sinh của người vợ: -Câu mở đầu nói đến hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú .Câu thơ vừa như là lời giới thiệu , lại như gợi nên một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật của bà Tú .-Hoàn cảnh vất vả , lam lũ được gợi lên qua:+Cách dùng từ chỉ thời gian “quanh năm” (suốt năm,không trừ ngày nào, năm này tiếp năm khác) +Cách nêu địa điểm bà Tú buôn bán “ở mom sông”( một doi đất nhô ra phía lòng sông rất chênh vênh, nguy hiểm ). -Câu thứ 2 tiếp tục giới thiệu trách nhiệm và gánh nặng gia đình đối với bà Tú qua cách :+ Dùng số đếm “năm con với một chồng”/ cách nói hóm hỉnh, tự trào của nhà thơ tự chế giễu mình của nhà thơ (xem mình như một đức con của bà Tú).--> Hai câu đề đã giới thiệu được nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Đằng tấm lòng thương yêu và tri ân vợ của nhà thơ. a2.Hai câu thực :Cuộc sống tảo tần- ngược xuôi của bà Tú .- Nghệ thuật đảo ngữ ( lặn lội thân cò – eo sèo mặt nước ) nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú trên con đường mưu sinh.- Cách sử dụng sáng taọ chất liệu dân gian qua hình ảnh “thân cò” gợi tả thân phận nhỏ bé, tội nghiệp của bà Tú .- Các từ ngữ “quãng vắng”(thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, đầy lo âu và nguy hiểm); “đò đông” ( đông đức, chen lấn, xô đẩy đầy bất trắc trên những con đò chợ)- Hai câu thực đối nhau về từ ngữ ( khi quãng vắng> Hình ảnh của bà Tú trong bài thơ cũng chính là vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
File đính kèm:
- thuong vo (2).ppt