Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 36, 37, 38: Đọc văn: Hai đứa trẻ

TÁC GIẢ: (1910 – 1942)

Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân.

Sinh và mất ở Hà Nội, nhưng tuổi thơ gắn với phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương.

Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm và rất tinh tế. Cây bút tiêu biểu của nhóm TLVĐ.

Có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn:

 + Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản.

 + Đi sâu thế giới nội tâm của nhân vật.

 + Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình.

- Văn Thạch Lam trong sáng, thâm trầm, sâu sắc.

Tác phẩm chính: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường,

 

ppt21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tiết 36, 37, 38: Đọc văn: Hai đứa trẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP! Hoc Sinh: Nguyen Thanh Duy Lớp: 11a5- Thạch Lam -HAI ĐỨA TRẺTIẾT 36 – 37 – 38: ĐỌC VĂN:I. TÌM HIỂU CHUNG:THẠCH LAM(1910 – 1942)1. TÁC GIẢ:I. TÌM HIỂU CHUNG:TÁC GIẢ: (1910 – 1942)Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân.Sinh và mất ở Hà Nội, nhưng tuổi thơ gắn với phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương.Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm và rất tinh tế. Cây bút tiêu biểu của nhóm TLVĐ. Có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn: + Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản. + Đi sâu thế giới nội tâm của nhân vật. + Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình.- Văn Thạch Lam trong sáng, thâm trầm, sâu sắc.Tác phẩm chính: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường,2. TÁC PHẨM:Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938.Tóm tắt:Bố cục: + Phần 1: Từ đầu -> dần về phía làng: Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn. + Phần 2: Tiếp theo -> mơ hồ không hiểu: Bức tranh phố huyện lúc đêm về. + Phần 3: Còn lại: Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi qua.- Đường nét: dãy tre làng cắt hình trên nền trời=> Miêu tả cảnh chân thực và sinh động gợi vẻ đẹp bình dị, nên thơ như một “bức họa đồng quê” thấm đượm một nỗi buồn man mác.a. Thiên nhiên và con người:- Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve -> quen thuộc, gần gũi và gợi buồn.- Hình ảnh, màu sắc: phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lạiII. ĐỌC -HIỀU VĂN BẢN:1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)?- Hoạt động của con người:+ Cảnh chợ vãn: chỉ còn rác rưởi, mùi ẩm bốc lên, vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ nhà nghèo đi lại tìm tòi. + Chị em Liên cất hàng. Những kiếp người lam lũ, nghèo khó, tàn tạ.Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng, cuộc sống con người hiện lên như thế nào? (cảnh chợ, những người dân phố huyện) + Mẹ con chị Tí nghèo khó.+ Bà cụ Thi hơi điên.-“Lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.- Cảm nhận “mùi riêng của đất, của quê hương này”.- “Động lòng thương” bọn trẻ nhà nghèo. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người, đảm đang, hiếu nghĩa.Trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ, tâm trạng của Liên thế nào ?- Xót thương cho mẹ con chị Tí.b. Tâm trạng của Liên:=> Gịong văn nhẹ nhàng, câu văn giàu hình ảnh và nhạc điệu, thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tấm lòng của tác giả với quê hương và những kiếp người nghèo khổ. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMĐặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam:a. Đi sâu vào tính cách, chân dung nhân vật; cốt truyện rõ ràng; văn phong chan chứa chất thơ.b. Truyện không có cốt truyện; hướng đến nội tâm nhân vật; mỗi truyện như một bài thơ trữ tình.c. Nhân vật là những con người nhỏ bé; khám phá thế giới nội tâm; giọng văn trầm hùng.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM2. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn khắc sâu vào người đọc:Tấm lòng yêu quê hương; trân trọng những mảnh đời bất hạnh của Thạch Lam.Cảnh chợ tàn; những kiếp người tàn tạ, nghèo đói; tấm lòng nhân hậu của Liên.Bức tranh đẹp; những con người với niềm mơ ước, khát vọng về tương lai tốt đẹp.III. CỦNG CỐ BÀI HỌC:Nắm nội dung bài học: + Thiên nhiên và con người phố huyện lúc chiều tàn. + Tâm trạng của Liên trước giờ khắc của ngày tàn.Chuẩn bị: + Bức tranh phố huyện lúc về đêm và lúc đoàn tàu đi qua. + Ý nghĩa chuyến tàu đêm. + Đặc sắc về nghệ thuật.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM!a. Thiên nhiên và con người: “đường phố, các con ngõ chứa đầy bóng tối:tối hết cả, con đường qua chợ”2/ Bức tranh phố huyện lúc đêm về:“ở một vài cửa hàng cửa chỉ hé ra mộtkhe ánh sáng, một chấm lửa nhỏ-bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn thưa thớttừng hột sáng của chị em Liên..- Ánh sáng của sự sống yếu ớt, nhỏ bé.- Ngập chìm trong bóng tối mênh mông.Cảnh phố huyện về đêm có gì nổi bật? Thống kê các chi tiết trong đoạn 2 để làm sáng tỏ điều đó?-> Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối Hoạt động của phố huyện: + Gánh phở bác Siêu – một thứ quà xa xỉ. + Gia đình bác Sẩm ế khách. + Chị Tí ngán ngẩm chờ khách mua hàng. + Chị em Liên cố thức đợi tàu.-> Những kiếp sống lay lắt, nghèo khổ, lặng lẽ chìm khuất vào bóng tối.Nhịp sống lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ với những công việc quen thuộc, suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày” nhưng rất mơ hồ. Không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống.Bóng đêm là nơi đi tới, đi về của những thân phận “bị bỏ quên” nơi ga xép phố huyện.- Giọng văn đều đều, chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm xót thương da diết của Thach Lam.b. Tâm trạng của Liên: Buồn bã, yên lặng dõi theo những mảnh đời và kiếp sống tàn tạ.Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội.Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng nơi phố huyện.Mr.simple 1995bg@gmail.com3. Bức tranh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Hình ảnh đoàn tàu:- Mục đích đợi tàu: bán hàng, ngắm nhìn thế giới ánh sáng.Tàu đến: “người gác ghi-> ngọn lửa xanh biếc -> tiếng còi-> tiếng rít vào ghi-> làn khói bừng sáng-> hành khách ồn ào-> tàu rầm rộ đi tới” sáng rực, vui vẻ, huyên náo, sang trọng-> Mang lại âm thanh khác, ánh sáng khác, thế giới khác.Tàu đi: “để lại những đốm than đỏ-> chấm nhỏ của chiếc đèn ghi-> rồi khuất sau rặng tre” phố huyện lại yên tĩnh, tịch mịch => Hiện thực tăm tối, những thứ tươi sáng, tốt đẹp chỉ là kỳ vọng xa xôi.b. Tâm trạng của Liên:- Tàu đến: lặng người ngắm đoàn tàu -> hân hoan, hạnh phúc.- Tàu đi: nuối tiếc, bâng khuâng. - Con tàu mang theo mơ ước về một TG khác sáng sủa hơn và đánh thức, gợi nhớ những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.c. Ý nghĩa đoàn tàu: Biểu tượng của một thế giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tăm tối và quẩn quanh của người dân phố huyện. => Tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.4. Đặc sắc về nghệ thuật:- Cốt truyện đơn giản.- Bút pháp tương phản, đối lập.- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật.- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.III. TỔNG KẾT: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. Trân trọng kính chào

File đính kèm:

  • pptVan ban Hai Dua Tre Thach Lam.ppt