Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Nam Cao con người và sự nghiệp

 - Trước 1945 : Nam Cao chưa được chú ý, đánh giá thấp.

 - Những năm 1960, SGK đánh giá : đến Nam Cao là sự suy sụp về chủ nghĩa hiện thực phê phán.

 ? Nam Cao đánh giá thấp như vậy vì chỉ đánh giá về đề tài sáng tác, chứ không đánh giá tư tưởng Nam Cao.

 - Xét về đề tài của Nam Cao là những cái vụn vặt, về đời tư, gia đình, chứ không phải viết về đề tài dưới góc độ xã hội. Nam Cao viết về con người riêng tư, nhiều khi đối thoại với nội tâm. Xét về góc độ xã hội thì không có gì quan trọng.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Nam Cao con người và sự nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NAM CAO CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆPI. Về đánh giá Nam Cao. - Trước 1945 : Nam Cao chưa được chú ý, đánh giá thấp. - Những năm 1960, SGK đánh giá : đến Nam Cao là sự suy sụp về chủ nghĩa hiện thực phê phán. → Nam Cao đánh giá thấp như vậy vì chỉ đánh giá về đề tài sáng tác, chứ không đánh giá tư tưởng Nam Cao. - Xét về đề tài của Nam Cao là những cái vụn vặt, về đời tư, gia đình, chứ không phải viết về đề tài dưới góc độ xã hội. Nam Cao viết về con người riêng tư, nhiều khi đối thoại với nội tâm. Xét về góc độ xã hội thì không có gì quan trọng. - Bây giờ đánh giá Nam Cao khác : Sáng tác văn học là một hoạt động tư tưởng. Nhà văn lớn là nhà văn có tư tưởng – tư tưởng nghệ thuật. Tư tưởng triết học, chính trị mang tính phiến diện, còn tư tưởng nghệ thuật là bao gồm toàn bộ tâm hồn của nhà văn. - Từ góc độ đó, thấy Nam Cao soi ánh sáng tư tưởng của mình vào những vấn đề vụn vặt và đã làm cho vấn đề không còn vụn vặt nữa, mà nó trở thành những vấn đề lớn của tư tưởng có tính con người nhân loại.II. Con người Nam Cao - Làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang → lấy tên địa phương làm bút danh. - Nam Cao có hai khu vực tiếp xúc : làng Đại Hoàng và làng Nghĩa Đô, nên thế giới truyện Nam Cao là những con người và sự kiện ở hai làng ấy → Nhà văn đã sống một cách sâu sắc với vùng quê của mình nên đã nói lên được vấn đề chung của nhân loại. Làng Đại Hoàng chủ yếu dệt vải, làm vườn, nên thế giới truyện Nam Cao không thấy thợ cày, thợ cấy. Nhân vật trong tác phẩm Nam Cao phần nhiều là những con người nguyên mẫu của làng ông. Nam Cao sống đời thường cũng tầm thường như bao nhiêu người khác, nhưng có một điều là Nam Cao luôn cảm thấy xấu hổ với cái tầm thường và muốn vượt lên trên cái tầm thường đó. Vì thế tư tưởng cũng như nhân vật của Nam Cao luôn diễn ra cuộc đấu tranh để vươn lên → cái đó đã vượt trên tư tưởng Nam Cao. Năm 1951, Nam Cao đi dự đại hội văn nghệ ở Thanh Hóa. Sau ghé thăm quê cùng với đoàn thuế nông nghiệp (ở vùng địch hậu) nhằm lấy tư liệu viết tiếp một tác phẩm về làng Vũ Đại mới. Khi xuống thuyền về làng, bị lọt vào ổ phục kích của địch. Nam Cao hy sinh tại Hồng Đan - Ninh Bình (30 – 11 –1951) → Cuộc đời Nam Cao có sự trùng hợp kỳ lạ : Xây dựng nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại thì Nam Cao chết ở làng Vũ Đại, Nam Cao người làng Đại Hòang thì cũng có một thời Nam Cao dạy học tại trường Đại Hoàng ở Thái Bình. Nam Cao viết tác phẩm Lão Hạc. Con người nguyên mẫu của lão Hạc tên là trùm Ruyên, lúc còn sống hai người chơi thân. Nấm mộ và ngôi nhà tưởng niệm của Nam Cao bây giờ lại được xây trên chính mảnh vườn của trùm Ruyên – tức cạnh nhà lão Hạc.Mộ và nhà tưởng niệm Nam CaoMộ Nam Cao ở Đại HoàngNhà tưởng niệm Nam Cao ở Đại HoàngCái lò gạch hiện nay ở Đại HòangIII. Thế giới nghệ thuật của Nam Cao. 1. Đề tài và tư tưởng trong sáng tác Nam Cao: - Đề tài : Nam Cao chủ yếu viết về hai đề tài : người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. - Tư tưởng : Chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật (hình tượng) của Nam Cao là sự đau đớn trước tình trạng con người không giữ được nhân tính vì miếng cơm manh áo. 2. Quan niệm của Nam Cao về nhân tính, nhân phẩm : a. Đã là con người xứng đáng với danh hiệu con người sống phải có lý tưởng xã hội. Đó là con người khao khát vươn tới để cải tạo xã hội (Thứ trong Sống mòn, Hộ trong Đời thừa). b. Tình đồng loại ở Nam Cao : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai của người khác để thoả mãn lòng ích kỷ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” (Đời thừa). - Nam Cao khinh ghét “những đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ” và ca ngợi những giọt nước mắt yêu thương. - Nam Cao thường bàn về cái chết sống (chết trong tâm hồn) → Đó là một triết lý về quyền sống. Nghĩa là, khi nào mà con người không có tình đồng loại, không có tính nhân đạo thì sống cũng như đang chết ( chết khi đang sống – nhân vật Thứ). c. Con người phải sống một cách có ý thức, không chấp nhận lối sống theo bản năng. Do sống có ý thức mới đau khổ, nhưng như thế mới là con người. → Trong thế giới Sống mòn đều sống mòn, nhưng không biết mình sống mòn, chỉ duy nhất có Thứ là ý thức mình đang sống mòn. Nam Cao cho con người sống xứng đáng với con người thì phải có văn hóa, tri thức, biết thưởng thức nghệ thuật văn chương – Điền và vợ trong Trăng sáng. Nam Cao đem ba tiêu chuẩn để soi vào cuộc đời mà sống và thấy toàn xã hội đang sống mòn – Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn ra ở một xó nhà quê () Rồi sẽ chết mà chưa làm được gì cả, chết mà chưa sống – Cái thế giới trong sống mòn con người không sao cất đầu lên nổi, vì nó không vượt qua miếng cơm manh áo hằng ngày. - Nam Cao nói về miếng ăn. Miếng ăn được xem là cái tầm thường, nhưng nó chính là vấn đề rất lớn có tính xã hội. Nam Cao nhắm vào miếng ăn mà văng ra vấn đề. Nó trở thành chủ đề lớn trong tác phẩm của Nam Cao. - Viết về miếng ăn có nhiều nhà văn, tuy cùng đề tài, nhưng viết về miếng ăn của Nam Cao khác. Đó chính là tư tưởng – tư tưởng về đề tài. _ Ngô Tất Tố luôn băn khoăn về cái đói cái khổ của người nông dân → Ông kêu cứu về cái đói. Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân cũng nói về cái đói nhưng khác Nam Cao. Lên-nin nói : Những người no luôn dửng dưng về bánh mì, còn người đói thì bánh mì có tính đảng. Nam Cao viết về miếng ăn nhưng lại nói đến cái nhục của miếng ăn. Nghĩa là Nam Cao kêu cứu về nhân phẩm, khác Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Kim Lân. Vì miếng cơm manh áo mà nó làm cho con người mất nhân phẩm. Nguyễn Tuân viết về ăn uống, nhưng ăn uống của Nguyễn Tuân làm cho con người trở nên sang trọng, tiếp cận với ăn uống như tiếp cận với văn hóa nghệ thuật. Riêng Nam Cao thì luôn đau khổ, ray rứt, vì miếng ăn mà nó làm cho con người mất nhân tính (Trẻ con không được ăn thịt chó , hay Phúc trong Điếu văn). Vì thế trong cái đói cũng phải giữ lấy nhân phẩm (Lão Hạc).IV. Nghệ thuật của Nam Cao : 1. Nam Cao là nhà văn tâm lý hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan tả được những khoảnh khắc tâm lý đơn giản thì Nam Cao đi vào những vấn đề tâm lý phức tạp. Nam Cao đi vào những vùng tâm lý tinh vi nhưng chưa rạch ròi, chưa hẳn ở phía bên này mà chưa hẳn ở phía bên kia, nửa cười nửa khóc, nửa tỉnh nửa say, Nam Cao rất ít diễn tả hành vi (hành động) bên ngoài mà chủ yếu đi vào thế giới nội tâm. Có khi tả diện mạo thì toàn tả những khuôn mặt dị dạng, khác thường, gớm ghiếc, - Do nắm được tâm lý nhân vật như vậy, nên kết cấu truyện của Nam Cao rất linh hoạt, nó không theo lô-gich khách quan đời sống, mà theo tâm lý nhân vật, tuy không chặt chẽ về kết cấu sự việc nhưng rất chặt chẽ về lô-gich tâm trạng. - Mà tâm trạng con người thì diễn biến rất nhanh, biến hóa rất phức tạp, bất chấp không gian và thời gian. - Cách kể chuyện của Nam Cao theo quan điểm của nhân vật. Kể theo tâm lý nhân vật thì phải thành thạo về tâm lý nhân vật. Trong cách kể chuyện cũng luôn thay đổi giọng điệu trần thuật. - Đóng góp lớn của Nam Cao là giọng độc thoại nội tâm được sử dụng rộng rãi – độc thoại bằng khẩu ngữ.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VUI KHỎE

File đính kèm:

  • pptTac gia Nam Cao(8).ppt
Giáo án liên quan