Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Chiều - Xuân Diệu

Đêm trăng đường Láng

Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng

Hai con mắt dễ thương, dễ ghét
Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết

Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng

Đường Láng thơm bạc hà, canh giới
Ôi trăng soi trên lá xà cừ

Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết

Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành

Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng

XUÂN DIỆU

(Trung thu 29-9-1963)

 

ppt29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Chiều - Xuân Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XUÂN DIỆUI - GIỚI THIỆU CHUNGĐêm trăng đường LángEm là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăngHai con mắt dễ thương, dễ ghét Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiếtEm đưa anh vào trong bóng trăng Anh đưa em cành liễu thung thăngĐường Láng thơm bạc hà, canh giới Ôi trăng soi trên lá xà cừAnh với em bên bờ đêm biếc Những xóm mờ mến thương quen biếtTrăng như sương trên ruộng lúa xanh Gió như chim xao động trong cànhEm là một ngôi sao mới băng Xuống đây, đi với anh đêm trăngXUÂN DIỆU(Trung thu 29-9-1963) - Với cả hai  cặp câu vần trắc (3-4 và 9-10), ta chỉ đảo vị trí một vài chữ là nhịp thơ xưa hiện ra: Hai con mắt dễ thương, dễ ghét / Đôi mắt nguồn tha thiết mặn nồng và Anh với em bên bờ đêm biếc / Những xóm mờ quen biết mến thương... Nhưng Xuân Diệu tuyệt đối không dùng vần lưng như thế. Ông kiên quyết đoạn tuyện giọng điệu kể lể, để bài thơ trăng này, gợi nhiều hơn tả. - Lại nữa, trong 98 âm tiết toàn bài, có tới 68 thanh bằng (hơn 2/3), khiến bài thơ bỏ giọng trưởng nghiêng hẳn sang màu âm mềm mại một gam thứ , phù hợp với không khí lãng đãng của một đêm trăng mộng nhiều hơn thực.- Tiếng chim lẫn vào tiếng gió, ánh trăng lẫn vào hơi sương. Anh và em không phải đi mà đang bay thì mới có thể vừa thơm là là đường rau bạc hà, canh giới ăn được đã vút lên ngọn cao đẹp mắt xà cừ. Mộng nhiều hơn thực, mộng đến bóng cây mà như bóng người Liêu Trai, sải đôi tay cành liễu thung thăng LỜI BÌNHCHIỀUXuân DiệuHôm nay trời nhẹ lên cao,Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồnLá hồng rơi lặng ngõ thuônSương trinh rơi kín tự nguồn yêu thươngPhất phơ hồn của bông hườngTrong hơi phiêu lạc còn vương máu hồng.Nghe chừng gió nhớ qua sôngE bên lau lách thuyền không vắng bờKhông gian như có dây tơBước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu,Êm êm chiều ngẩn ngơ chiềuLòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồnII – CÁI HAY – CÁI ĐẸP TRONG THƠ XUÂN DIỆU1. Hồn thơ “Tha thiết, rạo rực, băn khoăn”: a. Xuân Diệu – Con người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, rạo rực nhưng đồng thời cũng đầy bi quan, chán nản:- Xuân Diệu yêu người, yêu cảnh đều vồ vập, vội vàng vì trong khi yêu nhà thơ đã thấy đang mất.- Tâm trạng: chợt vui, chợt buồn, sợ thời gian trôi chảy, sợ mất mát, già nua, chết chóc luôn ám ảnh trong lòng nhà thơII – CÁI HAY – ĐẸP TRONG THƠ XUÂN DIỆU1. Hồn thơ “Tha thiết, rạo rực, băn khoăn”: b. Nguyên nhân:- Chủ quan: Xuân Diệu hay đòi hỏi cái hoàn mĩ- Khách quan: Thực tế không phải bao giờ cũng đáp ứng được những ước mơ- Mâu thuẫn tạo nên vẻ đẹp trong thơ tình Xuân DiệuII – CÁI HAY – ĐẸP TRONG THƠ XUÂN DIỆU1. Hồn thơ “Tha thiết, rạo rực, băn khoăn”: c. Chứng minh: Vội vàng- Lòng thiết tha, đắm say, rạo rực của Xuân Diệu trước khu vườn trần thế đầy hương sắc, âm thanh, ánh sáng, cái ngon, vị ngọt. + Nhân hóa, liệt kê: Thiên đường trên mặt đất phong phú, hấp dẫn, quyến rũ. + Điệp ngữ “Này đây”: Tiếng reo vui – lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu muốn đem tất cả cái đẹp trần thế mà trao tặng con người+ Hình ảnh tuyệt mĩ, so sánh táo bạo, mới mẻ: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tuần trăng mậtcho thấy khát khao yêu đương đến cháy bỏng của Xuân Diệu.Xuân Diệu quan niệm cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trấn thế và con người là chuẩn mực của cái đẹp. - Tâm trạng băn khoăn, buồn chán:+ Buồn chán trước thời gian trôi chảy: Xuân đến – qua – non – già – hết – mất.+ Triết lí về sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của một đời người bằng giọng văn dỗi hờn, khô khốc, đối lập. Lòng tôi rộng – Lượng trời chậtXuân tuần hoàn – Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạiCòn trời đất – Chẳng còn tôi mãi- Nỗi buồn không làm tê liệt ý chí sống, ngược lại kích thích lòng ham sống, khát sống, thèm sống, sống tha thiết, rạo rực. + Ý muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, tước đoạt quyền của tạo hóa để điều khiển thiên nhiên cho thỏa khát vọng thèm muốn vô biên, tuyệt đỉnh. + Cuộc sống là sự vận động không ngừng, không nghĩ nên phải chạy đua với thời gian, chiến thằng thời gian bằng cách sống toàn tâm để tận hưởng lạc thú cuộc đời. + Đoạn cuối: Cao trào cảm xúc, nhịp thơ sôi nổi, dồn dập như nhịp đập của một trái tim rộn ràng. Điệp ngữ “ta muốn” kết hợp với động từ gây cảm giác mạnh “ôm, riết, say, thâu”, các tính từ “chếnh choáng, đã đầy, no nê” góp phần làm rõ tính cách của một hồn thơ hết mình, sống hết mình, yêu hết mình, ham muốn cuồng nhiệt của Xuân Diệu.- Lối sống này một thời kì bị phê phán nhưng thực ra đây là một lối sống tích cực thấm nhuần tính nhân văn. 2. Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian: * “Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc tác phẩm nghệ thuật.Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian: “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông là ở đó” ( Đỗ Lai Thúy, con mắt thơ, NXB Giáo dục 1997,tr.55).a. “chỉ với Xuân Diệu thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh”- Không phải Xuân Diệu là nhà thơ duy nhất cảm nhận về thời gian. Nhưng thời gian trở thành nỗi ám ảnh lớn, thường xuyên xuất hiện với tần số cao trong thơ Xuân Diệu.- “Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc tác phẩm nghệ thuật”.- Thời gian chi phối nội dung và nghệ thuật trong thơ ông. - Thơ Xuân Diệu không chỉ cảm nhận thời gian đơn thuần mà là cách nhìn, cách cảm cuộc sống, vũ trụ, cuộc đời, con người. Đó là con mắt thời gian. - Các dấu hiệu trên góp phần tạo nên “chất Xuân Diệu” khác với các nhà thơ lãng mạn cùng thời.b. Chứng minh: Vội vàng, Đây mùa thu tới- Hết sức nhạy cảm với thời khắc giao mùa và những bước chuyển dịch của thời gian ( từ hạ sang thu, thậm chí tới đông; từ mùa xuân này đến mùa xuân khác) - Thời gian gắn liền với sự sống, tình yêu hạnh phúc và nuối tiếc – hốt hoảng, sống hết mình . => Lối sống của Xuân Diệu trong thơ là lối sống đón trước, mong bắt kịp thời gian bằng tốc độ sống, cường độ sống (“ôm” sự sống, “riết mây bay”, “say cánh buồm”, “tình yêu”, “thâu trong cái hôn”, “cho chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”, “cắn vào xuân hồng”) - Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu không phải bằng lí trí mà chủ yếu bằng cảm xúc với tất cả mọi giác quan nhạy bén nhất. Nét u buồn của rặng liễu, màu sắc lá thu, gió lạnh, sương đêm, hoa réthay là mùi vị thời gian than thân tiễn biệt, sông núi chia lìa, cảm giác hờn giận). - Cả hai bài thơ được kiến trúc theo mạch nghĩ về thời gian trôi mau.+ Đây mùa thu tới: Mở đầu là rặng liễu buồn, tiếp đến là tiếng kêu về sự chuyển mùa từ hạ sang thu. Những ám ảnh về mùa thu thể hiện qua nỗi nghĩ ngợi sâu lắng của người thiếu nữ tựa cửa nhìn xa với trăm điều không nói hết. + Vội vàng: Mở đầu là ý muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, muốn kìm lại bước đi thời gian. Tiếp đó là sự vùn vụt trôi qua của mùa xuân, nỗi ám ảnh tàn phai, li biệt, rồi lại cuống quýt tận hưởng mùa xuân hiện tại, mùa xuân tuổi trẻ => Cả hai bài thơ là cảm nhận về thời gian, triết lí về thời gian, ứng xử với thời gian. Đó là âm chủ trong bản giao hưởng thơ Xuân Diệu.3. Xuân Diệu cung cấp nhiều vật liệu mới để xây dựng nền thơ ca Việt Nam:a. Cái mới trong thơ Xuân Diệu: - Nội dung: + Có cái nhìn nghệ thuật mới mẻ: Con người là trung tâm của thế giới. Con người cá nhân ham sống, ham yêu được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt => Ông hoàng của tình yêu+ Nhìn thế giới trong sự vận động, trong sự thay đổi nên nhà thơ luôn vội vàng. Không còn kiểu an nhiên tự tại như các nhà thơ xưa.+ Cái nhìn hướng về hiện tại, lấy hiện tại làm lí tưởng thẩm mĩ (Khác thơ lãng mạn đương thời), khẳng định vẻ đẹp của thế giới nên thơ Xuân Diệu luôn trẻ trung, sôi nổi, rạo rực. + Xây dựng hình tượng thơ dựa trên sự cảm giác trực tiếp thế giới, mở rộng đến tận cùng phạm vi các giác quan để cảm nhận thế giới. Do đó thơ Xuân Diệu nồng nàn, mạnh mẽ, tươi mới.+ Có những phát hiện tinh tế, mới lạ về những rung động ban đầu của tình yêu, thiên nhiên, quan niệm sống mới mẻ - Nghệ thuật: + Cách tân về thể thơ, ngôn ngữ thơ và nghệ thuật diễn đạt + Đề tài quen thuộc nhưng cách thể hiện mới mẻ bằng ngôn ngữ trong sáng, đầy sáng tạo b. Chứng minh: * Thơ duyên:Nội dungNhững rung động của tình yêu đầu đời Sự giao hòa giữa đất trời và lòng người Bức tranh thu: độc đáo mới lạ (so sánh với thơ xưa) b. Chứng minh: * Thơ duyên:Nghệ thuậtCâu thơ hay, đặc sắc Vẻ đẹp của hai câu thơ: “ Con đường nho nhỏ trở chiều” (Tả cảnh nhưng cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra) b. Chứng minh: * Đây mùa thu tới: Nội dungBức tranh thu đẹp, buồn, đầy ắp tâm trạng Nhân vật trữ tình: khát khao giao cảm với đời b. Chứng minh: * Đây mùa thu tớiNghệ thuậtChất liệu vẻ nên bức tranh cổ điển và hiện đại Cách dùng từ: diễn tả bước đi im lìm nhưng quyết liệt của thời gian Cách diễn đạt rất Tây: Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh, non xa khởi sự nhạt sương mờ, thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ b. Chứng minh: * Vội vàng : Nội dungHai bức tranh thiên nhiên: Đẹp, đầy sức sống ( thiên đường ngay trên mặt đất) – Buồn, nhuốm màu li biệt Tâm hồn khát khao sống, muốn tận hưởng cuộc sống: Tôi muốn Ta muốn => Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu người, yêu cảnh, đó là sự ham sống, thèm sống.b. Chứng minh: * Vội vàngNghệ thuậtCách dùng từ độc đáo, sáng tạo Cách cảm về thời gian: Khác thơ xưa – một đi không trở lại – sống vội vàng tận hưởng cuộc sống, sống hết mình để khỏi nuối tiếc Hình ảnh mới lạ, đầy cảm giác Thể thơ: tự do, câu thơ vắt dòng CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THẬT TỐT VỀ TÁC GIA XUÂN DIỆU VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA ÔNG

File đính kèm:

  • pptXuan Dieu.ppt
Giáo án liên quan