Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Ôn tập văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám- 1945 đến năm 1975

Nội dung bài học:

I. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

II. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975

 

ppt31 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Ôn tập văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám- 1945 đến năm 1975, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945 ĐẾN NĂM 1975Trụ sở Hội văn nghệ Việt Nam kháng chiến, 1949Đại hội Hội văn hoá cứu quốc tại Hà Nội, 1946Nội dung bài học:I. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945II. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975I. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:1. Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh:- Xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng.- Người đặc biệt chú đến đối tượng tiếp nhận văn chương: coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?- Luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.Hồ Chí Minh2. Đặt các tác phẩm Vi hành, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu trong hoàn cảnh chính trị đất nước khi tác phẩm ra đời để xác định cụ thể đối tượng viết và mục đích viết, từ đó hiểu và phân tích được nội dung các tác phẩm ấy nhằm đả kích ai và vì sao lại viết như thế, vì sao lại sáng tạo những tình huống ấy và dùng những thủ pháp nghệ thuật ấy.3. Nhật kí trong tù:- Hoàn cảnh ra đời.- Gía trị nội dung- Phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh: Giản dị trong sáng, hồn nhiên tự nhiên, hoà hợp với bút pháp cổ điển và hiện đại; một nụ cười trẻ trung lấp lánh qua dòng thơ.4. Tâm tư trong tù: (Tố Hữu) Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu diễn biến tâm trạng tác giả. Nêu bật tình cả thiết tha, sâu sắc của nhà thơ trẻ đối với cuộc sống, đối với quê hương đất nước, với đồng bào qua những chi tiết nói lên tâm hồn hết sức nhạy cảm của nhà thơ đối với những âm thanh của cuộc sống đời thường dội vào nhà tù và phân tích ý thức sâu sắc của nhà thơ- chiến sĩ, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phẳígn mình với khối cộng đồng dân tộc, giai cấp, với đồng bào, đồng chí, trong đấu tranh cách mạng.II. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám- 1945 đến 1975:1. Bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: a. Những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học 1945 đến 1975: - Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với văn học Việt Nam và sự đóng góp sáng tạo, tích cực của nhà văn cho nền văn học cách mạng.-Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương.- Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.b. Những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển: 3 giai đoạn phát triển. Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975 không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng, hệ thống đề tài, hiện thực được phản ánh, đội ngũ sáng tác mà còn ở mặt phong cách, thể loại, ngôn ngữ. c. Một vài đặc điểm chung:- Là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng, một hoạt động tinh thần cá hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội nên văn học giai đoạn này mang đặc điểm riêng biệt như: lí tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc...- Là một nền văn học thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ cách mạng, Tổ quốc và nhân dân, văn học giai đoạn này có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả.2. Tuyên ngôn độc lập: Đây là một bài văn chính luận mẫu mực. Cần hiểu rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn trước những đối tượng nào, nhằm bác bỏ và khẳng định điều gì, từ đó đánh giá hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của tác phẩm. Cần tìm hiểu văn phong Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập, vì đây là một trong những bài văn phong tiêu biểu nhất của Người.3. Nhìn nhận truyện Đôi mắt như một tuyên ngôn nghệ thuật, cần chú ý đến mấy điểm sau:- Vấn đề đôi mắt (quan niệm) ở tác phẩm này thực chất là vấn đề lập trường (lập trường cách mạng và kháng chiến).- Trong hoàn cảnh kháng chiến, trách nhiệm công dân phải được đặt cao hơn lợi ích nghệ thuật.- Đối tượng thẩm mĩ chủ yếu của nền văn nghệ mới là nhân dân lao động, lực lượng chủ yếu của cách mạng và kháng chiến. Những sáng tạo về mặt nghệ thuật của truyện Đôi mắt rất phong phú, nhưng rút cục hình tượng đọng lại lâu bền nhất trong trí nhớ người đọc vẫn là hình tượng văn sĩ Hoàng- một nhân vật rất thật, có cá tính rõ nét, được mô tả với một cái nhìn châm biếm kín đáo mà sâu sắc.4. Tây Tiến và Đồng chí là hai tác phẩm rất tiêu biểu cho thơ ca nước ta những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lính là nhân vật đẹp nhất trong văn học 30 năm chiến tranh. Nhưng ở thời điểm này , có hai hình tượng người lính khác nhau, có vẻ đẹp riêng, có sức cổ vũ riêng đối với những người ra trận. Điểm khác nhau cơ bản là: ở bài Tây Tiến, cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng lãng mạn, còn ở bài Đồng chí, cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng hiện thực. Một đằng tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lạ phương xa, đồng thời lồng vào hình ảnh người anh hùng trong hiện thực hình mẫu lí tưởng của người tráng sĩ thời xưa một đi không về... Một đằng tô đậm cái phi thường, cái thường thấy, cái có thật: hình ảnh người dân cày lam lũ; họ không nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng; họ sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống nhau giữa mình và đồng đội; sức mạnh tinh thần của họ là tình đồng chí, tình giai cấp mà họ phát hiện ra được trong sinh hoạt tập thể của người lính cách mạng, như một tình cảm mới mẻ và thiêng liêng.5. Tình yêu quê hương đất nước la một nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta. Tình yêu chân thật và sâu sắc bao giờ cũng có nội dung và sâu sắc bao giờ cũng có nội dung và sắc thái cụ thể, cá thể. Vì thế tình yêu quê hương đất nước, tuỳ theo hoàn cảnh lớn của lịch sử dân tộc và hoàn cảnh nhỏ của đời sống của mỗi cá nhân, mà có nội dung và sắc thái khác nhau. HOÀNG CẦMSo sánh ba bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Đất nước của Nguyễn Đình Thi, trích đoạn Đất Nước của Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm sẽ thấy rõ điều đó. Ở tác phẩm của Hoàng Cầm, đất nước là quê hương Kinh Bắc cổ kính, tình đất nước là nỗi tiếc thương và căm giận trước những giá trị văn hoá của dân tộc, những cảnh sinh hoạt yên vui của nhân dân bị giặc tàn phá, là nỗi xót xa đau đớn trước những số phận bất hạnh của những con người đáng yêu, đáng quý trên quê hương mình. 6. Các tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn Khải, về nội dung, có những yếu tố gần gũi nhau: vấn để thân phận người dân lao động trong xã hội cũ và sự hồi sinh hay cuộc đổi đời của họ nhờ cách mạng. Tuy nhiên,mỗi tác phẩm có những tìm tòi, khám phá riêng từ nội dung đến hình thức.KIM LÂN7. Tiếng hát con tàu là một trong những bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất của Chế Lan Viên sau Cách mạng tháng Tám. Cần thấy hình ảnh con tàu rời Hà Nội lên Tây Bắc, về với không gian bao la của tổ quốc, về những kỉ niệm đầy tình nghĩa với nhân dân trong những năm kháng chiến gian khổ, là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Con tàu ra đi như một nỗi khát vọng lên đường, thúc giục, réo gọi tâm hồn nhà thơ thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp tù túng của mình. Thơ Chế Lan Viên giàu chất trí tuệ . Ông thường thiết kế những hình ảnh bằng những liên tưởng bất ngờ và phép đối lập thông minh. Nếu có nội dung tình cảm cảm xúc chân thật thì nghệ thuật ấy có khả năng tạo ra những câu thơ đẹp, sâu sắc và hay.CHẾ LAN VIÊNỞ tác phẩm của Nguyễn Đình Thi, tình đất nước gắn với tình cảm cách mạng, với niềm vui giải phóng, với ý thức tự hào của người làm chủ và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương đất nước mình. Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời trong cao trào chống Mĩ cứu nước. Trong cuộc đụng độ quyết liệt với tên trùm đế quốc này, tự nhiên buộc người ta phải suy nghĩ rất dữ về con người Việt Nam, về lịch sử Việt Nam, văn hoá Việt Nam, lẽ sống Việt Nam, nghĩa là về những gì tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của một dân tộc còn hết sức nghèo nàn và lạc hậu này. Đấy cũng là hướng khai thác đề tài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.NGUYỄN KHẢINGUYÊN NGỌC8. Những nét đặc sắc nhất của bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương thể hiện tập trung hơn cả qua 8 khổ thơ đầu. Đó là một bức điêu khắc bằng thơ, bằng nghệ thuật ngôn từ.HUY CẬNĐối chiếu giữa bài Tràng giang với bài Các vị La Hán chùa Tây Phương, thấy vẫn là một tâm hồn trầm tư ấy, vẫn là khuynh hướng đi vào nỗi đau nhân thế, nỗi buồn nhân gian ấy. Nhưng bài thơ sau Cách mạng lí trí hơn, tỉnh táo hơn, nó muốn phân tích, lí giải nỗi đau kia bằng hoàn cảnh xã hội- lịch sử và bằng quan niệm văn nghệ phản ánh hiện thực. Và đặc biệt muốn chỉ ra con đường lịch sử sẽ giải thoát con người khỏi nỗi đau ấy. Đoạn cuối bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương có phần dễ dãi và sơ lược. Cách giải quyết vấn đề của nhiều bài thơ của Huy Cận viết sau Cách mạng tháng Támcó nhược điểm như thế.9. Tác gia Tố Hữu:- Khái niệm thơ trữ tình chính trị: Thơ trữ tình chính trị thể hiện những tình cảm chính trị. Đó là những tình cảm của người công dân đối với Tổ quốc, của người cách mạng đối với lí tưởng, với Đảng, với lãnh tụ, với đồng chí của mình,...Nhân vật trữ tình của loại thơ này thể hiện vẻ đẹp của nó ở ý thức chính trị và hành động chính trị.- Tình cảm chính trị là nguồn thơ chủ yếu của Tố Hữu. Ở ông tình cảm này rất chân thật và sâu sắc nên thể hiện ra một cách tự nhiên, đầy cảm hứng, và không chung chung, trừu tượng. Nó có màu sắc riêng, giọng điệu riêng. Đó là cơ sở tư tưởng của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: ca hát lí tưởng cộng sản, thể hiện niềm vui, niềm tin gắn với lí tưởng ấy; giọng điệu tâm tình dịu ngọt. Thơ Tố Hữu rất đậm đà tính dân tộc truyền thống từ nội dung đến hình thức nên dễ đi vào lòng đại chúng tuy ít gây được cảm giác ngạc nhiên về những sáng tạo thần kì....10. Về đặc điểm con người và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.- Đặc điểm về con người- Phong cách nghệ thuật

File đính kèm:

  • ppton tap 12.ppt