Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tóm tắt văn bản thuyết minh

- Mục đích: nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.

- Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạnh, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt văn bản thuyết minhTóm tắt văn bản thuyết minhI. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minhII. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minhIII. Luyện tậpI. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh- Mục đích: nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.- Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạnh, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. Nhà sàn là một công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ; gồm nhều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh1. Tóm tắt VB thuyết minh Nhà sàn 2. Cách thức tóm tắt văn bản thuyết minhTóm tắt một văn bản thuyết minh gồm 4 bước:- Xác định mục đích, yêu cầu.- Đọc văn bẳn gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng.- Diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của văn bản.- Kiểm tra lại. II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minhIII. Luyện tập 1. Tóm tắt VB Thuyết minh di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám III. Luyện tập1. Tóm tắt VB Thuyết minh di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám Khu Văn Miếu là khu đất hình chữ nhật có tường thấp bao bọc. Khu 1 và khu 2 không xây nhà cửa gì mà trồng những cây muỗm cổ thụ cành lá xum xuê toả bóng mát. Vào khu thứ 3 phải đi dưới gác Khuê Văn – một toà nhà gác vuông xinh xắn kiến trúc độc đáo, được dùng như biểu tượng của Hà Nội, của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Giữa khu thứ 3 là một giếng đào hình vuông có tường hoa thấp bao bọc, đựơc gọi là Thiên Quang tỉnh. Hai bên là những dãy hàng bia tiến sĩ gồm 82 tấm bia lớn ghi lại được những khoa thi hội dưới thời Lê sơ, thời Mạc và Hậu Lê. Tiến sâu vào trong là khu chính của Văn Miếu, nơi đặt bài vị thờ các bậc tiên hiền và danh nho. Vào năm 1070, triều Lý dựng toà Khổng miếu chỉ là nơi thờ Chu công Khổng Tử. Vào năm 1076, nhà Lý đã cho mở rộng Khổng miếu thành Quốc Tử Giám tức là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam. Sau này vào triều Lý Anh Tông, Quốc Tử Giám đựoc sửa chữa mở rộng thêm, trở thành trường Quốc học. Văn Miếu ngày nay được coi là một di tích lịch sử có giá trị của Hà Nội, đã và đang hấp dẫn khách trong và ngoài nước.III. Luyện tập2. Bài tập 1 (tr.71, SGK)a. Đối tượng thuyết minh: Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Nhật Bản Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư.b. Bố cục VB:- Đoạn 1 (từ đầu đến M.Si-ki (1867 – 1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ba- sô.- Đoạn 2 (còn lại): Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư.III. Luyện tập2. Bài tập 1 (tr.71, SGK)c. Tóm tắt: Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-ê-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đãm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng ngững nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trông cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết, thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.III. Luyện tập3. Bài tập 2 (tr.72-73, SGK)a. Văn bản thuyết minh về một thắng cảnh: đền Ngọc Sơn ở thủ đô Hà Nội. Nét các văn bản trước là ở đối tượng (thắng cảnh) và ở nội dung (vừa tập trung vào những đặc điểm kiến trúc, vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thưòi bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc).b. Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc – nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

File đính kèm:

  • pptTom tat van ban thuyet minh(1).ppt