Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 97: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Trong đời sống tâm linh của người dân tộc Tày “Lồng tông” là một ngày lễ trọng đại được tổ chức vào dịp đầu năm. Đó là ngày tốt, giờ tốt trong năm. Theo tiếng Tày “Lồng tông” là xuống đồng, là dịp để cúng thần nông, vị thần cai quản rộng đồng, làng bản để mọi người cầu thần cho một mùa màng bội thu, dân bản no ấm, hạnh phúc.

 Mở đầu cho lễ hội Lồng tông là lễ rước mâm Tồng. Người dẫn đầu rước lễ là người có uy tín, được trọng vọng trong làng và những nam thanh, nữ tú ở các bản gần xa. Mâm lễ Tồng là sản vật của núi rừng, đồng ruộng, sông suối được chế biến bởi bàn tay khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Tày. Mâm Tồng được đưa đến kệ Tồng. Và trong không khí trang trọng, linh thiêng, mọi người cúi đầu cầu khấn cho một năm mới tốt đẹp, mưa thuận gió hoà, thóc lúa đầy bồ, mọi người khoẻ mạnh.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 97: Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Túm tắt văn bản thuyết minh Tiết 97Tóm tắt văn bản thuyết minh 1- Mục đích, yêu cầu2- Cách tóm tắt văn bản thuyết minh 3- Luyện tập Lễ hội Lồng Tông Trong đời sống tâm linh của người dân tộc Tày “Lồng tông” là một ngày lễ trọng đại được tổ chức vào dịp đầu năm. Đó là ngày tốt, giờ tốt trong năm. Theo tiếng Tày “Lồng tông” là xuống đồng, là dịp để cúng thần nông, vị thần cai quản rộng đồng, làng bản để mọi người cầu thần cho một mùa màng bội thu, dân bản no ấm, hạnh phúc. Mở đầu cho lễ hội Lồng tông là lễ rước mâm Tồng. Người dẫn đầu rước lễ là người có uy tín, được trọng vọng trong làng và những nam thanh, nữ tú ở các bản gần xa. Mâm lễ Tồng là sản vật của núi rừng, đồng ruộng, sông suối được chế biến bởi bàn tay khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Tày. Mâm Tồng được đưa đến kệ Tồng. Và trong không khí trang trọng, linh thiêng, mọi người cúi đầu cầu khấn cho một năm mới tốt đẹp, mưa thuận gió hoà, thóc lúa đầy bồ, mọi người khoẻ mạnh.Sau đó một lão nông giỏi giang, được dân làng lựa chọn, dắt theo một con trâu to, khoẻ để cày những đường cày đầu tiên. Những người dự lễ, nhất là những người già, theo dõi từng đường cày. Nếu đường cày thẳng, trâu bước đều là dấu hiệu của một năm nhà nông làm ăn thuận lợi. Cuối cùng của phần lễ là màn múa xuống đồng của các chàng trai, cô gái trong vùng. Những cô gái trong chiếc váy truyền thống của người Tày, còn các chàng trai mặc quần áo xanh như cây rừng. Trong tiếng nhạc rộn ràng cùng lòng người náo nức, đang dâng lên các vị thần lòng thành kính và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng. Phần hội được mở dầu khi người chủ hội dang tay đánh hồi trống khai hội và tung quả còn đầu tiên. Phần hội là các hoạt động văn hoá với các trò chơi dân gian như tung còn, đánh pàm, đánh yến, kéo co, đấu vật, đi cà kheo. Đó là cuộc thi tài để thể hiện tinh thần thượng võ, lòng dũng cảm, trí thông minh của người dân tộc Tày, vừa là dịp để các chàng trai, cô gái trao duyên, tìm đôi lứa qua những tiếng hát then, hát cọi. Người người đi hội đều mong muốn được tự mình tung một quả còn cầu may lên trời, được chứng kiến giờ phút cả biển người hò reo khi quả còn của ai đó đi đúng tầm cao, đúng hướng, xuyên thủng vòng tròn đồng tâm trên cây nêu cao vút báo hiệu một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội Lồng tông là dịp để người dân tộc Tày bày tỏ lòng thành kính với các thần trong tín ngưỡng của họ vừa là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống cần được duy trì, phát triển để làm giầu thêm nét đa dạng của văn hoá dân tộc Việt Nam. Lễ hội Lồng tông là một ngày lễ trọng đại của người dân tộc Tày được tổ chức vào dịp đầu năm để cúng thần nông, vị thần của đồng ruộng. Lễ hội Lồng tông gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm: Lễ rước mâm Tồng, cày đồng và màn múa xuống đồng. Tất cả phần lễ đều hướng đến thần linh,cầu các thần cho một mùa màng bội thu, dân bản ấm no hạnh phúc. Phần hội gồm các hoạt động văn hoá với các trò chơi dân gian như tung còn, đánh pàm, đánh yến, đi cà kheo, đẩy gậy.... thể hiên tinh thần thượng võ, lòng dũng cảm, trí thông minh của người dân tộc Tày, cũng là dịp để các chàng trai cô gái trao duyên tìm đôi lứa qua nhứng tiếng hát then, hát cọi. Lễ hội Lồng tông vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng vừa là một nét văn hoá truyền thống cần được duy trì và phát triển a – Mục đích: - Nắm chắc nội dung.- Dễ nhớ và tiện sử dụng1- Mục đích, yêu cầuVăn bản gốcVăn bản tóm tắt Trong đời sống tâm linh của người dân tộc Tày, Lồng tông là một ngày lễ trọng đại .... dân bản ấm no, hạnh phúc. Mở đầu cho lễ hội Lồng tông là lễ rước mâm Tồng... Sau đó một lão nông giỏi giang ... Cuối cùng .... tốt lành cho dân làng.Phần hội được bắt đầu khi người chủ hội dang tay đánh hồi trống khai hội, và tung quả con đầu tiên.... mùa màng bội thu.Lễ hội Lồng tông là dịp để người dân tộc Tày bày tỏ lòng thành kính với các vị thần.... góp phần làm giàu thêm nét văn hoá đa dạng của dân tộc Việt Nam.Lễ hội Lồng tông là một ngày lễ trọng đại của người dân tộc Tày được tổ chức vào dịp đầu năm để cúng thần nông, vị thần của đồng ruộngPhần lễ bao gồm: Lễ rước mâm Tồng, cày đồng và màn múa xuống đồng..... cầu các thần cho một mùa màng bội thu, dân bản ấm no hạnh phúc.Phần hội gồm các hoạt động văn hoá với các tro chơi dân gian như tung còn, dánh pàm, đánh yến.... trao duyên tìm đôi lứa qua những tiếng hát then, hát cọi.Lễ hội Lồng tông vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng vừa là một nét văn hoá truyền thống cần được duy trì và phát triển - Ngắn gọn, rõ ràng. - Đúng, đủ các ý chính của văn bản gốc. - Đảm bảo lập luận của văn bản gốc. b – Yêu cầu1- Mục đích, yêu cầu2 – Cách tóm tắt văn bản thuyết minh- Đọc kĩ- Tìm ý chính, ghi lại các ý theo trình tự như văn bản gốc. - Diễn đạt, trình bày thành một văn bản Tóm tắt hoàn chỉnh. - Kiểm tra văn bản Tóm tắtNhững điều cần lưu ý về diễn đạt trong văn bản tóm tắt: Nên sử dụng các từ khái quát thay cho những từ ngữ miêu tả cụ thể - Gộp nhiều ý miêu tả chi tiết trong một câu liệt kê các đặc điểm hoặc khía cạnh của đối tượng thuyết minh Lược bỏ những lời đưa đẩy, lời giải thích, ý liên tưỏngbỏ các ví dụ...- Sử dụng các câu, từ ngữ để liên kết các ý trong văn bản. Tiếttóm tắt văn bản thuyết minh 3 – Luyện tập Phần bài tập trắc nghiệm: Phần bài tập trong sách giáo khoa: Đáp ánBài1Bài2Vấn đề then chốt của nhân loại xưa nay là: “ Đâu là điểm tựa của đức tin duy trì sự trường tồn của nhân loại”. Đó là những tri thức cơ bản về thế giới mà con người dựa vào. Tri thức về thế giới thay đổi thì văn hoá xã hội thay đổi theo.Cô-pec-ních bác bỏ thuyết “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, xé tan các nhận thức mê tín, đưa loài người sang thời phục hưng.Anh-xtanh bác bỏ các chân lý khoa học tuyệt đối của khoa học cổ điển, mở đầu thời đại của chân lý tương đối, một thời đại văn hoá mới.Trương Hán Siêu sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIV, là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là người tài đức, có uy tín và được các vua Trần vô cùng kính trọng.Bài phú sông Bạch Đằng của ông được đánh giá là bài phú bằng chữ Hán hay nhất nước ta. Bài phú chứa đựng lòng tự hào dân tộc, vừa đọng một nỗi đau hoài cổ. Bài phú được viết theo lối cổ thể, câu văn tương đối tự do, không bị gò bó bởi niêm luật

File đính kèm:

  • pptTom tat van ban thuyet minh(2).ppt