Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 8: Vai trò và ý nghĩa của văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10

. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh thấy được vai trò và ý nghĩacủa tác phẩm văn hỏc trung đại trong chương

 trình ngũa văn 10 đối với đời sống tinh thần và phát triển của văn học dân tộc.

B. Chuẩn bị của G/v và H/s

 - SGK tự chọn, SGK 10, giáo án

 - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn.

C.Tiến trình bài dạy.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 8: Vai trò và ý nghĩa của văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy 10A7 tiết Ngày dạy sĩ số: Tiết 8. Vai trò và ý nghĩa của văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh thấy được vai trò và ý nghĩacủa tác phẩm văn hỏc trung đại trong chương trình ngũa văn 10 đối với đời sống tinh thần và phát triển của văn học dân tộc. B. Chuẩn bị của G/v và H/s - SGK tự chọn, SGK 10, giáo án - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn. C.Tiến trình bài dạy. 1. ổn định, kiểm tra. Câu hỏi. Hãy cho biết những nét chính về nghệ thuật( tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm). 2. Nội dung bài mới. Hoạt động của G/v & H/s Yêu cầu când đạt Văn học trung đại đã đóng góp những nội dung gì? Được thể hiện qua những tác phẩm nào? Đại cáo Bình Ngô của (Nguyễn Trãi)Và bài Tựa Trích Diễm thi Tập( Hoàng Đức Lương) Hãy cho biết vai trò của văn học trung đạiđối với văn học dân tộc? III. Vai trò và ý nghĩa của văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc. 1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc. - Góp phần vào việc giữ và phát triển những truyền thống văn học, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Mà tiêu biểu nhất là truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo. VD: +Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão) + Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)... Không chỉ là sản phẩm của thời đại nhà trần mà còn là sự khẳng định và phát huy hào khí Đông A trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Những tác phẩm như bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí, Truyễn Kiều ( Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm. => +Là kết quả của sự phát triển ý thức về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, góp phần vun đắp những giá trị nhân đạo trong đời sống tinh thần của dân tộc: lòng thương người; sự căm giận đối với cái xấu, cái ác, khát vọng về quyền sống quyền tự do... + Văn học trung đại góp phần giữ gìn, phát triển truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc. VD: Bài Hứng Trở về( Nguyễn Trung Ngạn) có tác dụng bồi dưỡng tình yêu quê hương,đất nước, niềm tự hào dân tộc qua nỗi nhớ nhà hết sức bình dị. - Văn học trung đại còn góp phần làm phong phú, làm giầu đời sống tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá văn học nước ngoài. 2. Đối với văn học dân tộc. - Văn học trung đại đã tiếp thu và kế thừa truyền thống văn học dân gian. - Văn học trung đại Viết Nam đã làm nên những truyền thống, những thành tựa nghệ thuật , quan điểm thẩm mĩ là hệ thống thể loại , hệ thống ngôn ngữ hệ thông hình tượng,... Đó là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca VD: (thơ Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du). Văn xuôi tự sự chữ Hán( Truyền kì mạn lục), về truyện thơ có (Truyện Kiều)... - Điều đáng ghi nhận là những thành tựu nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam đã trở thành một kho tàng quý giá để văn học hiện đại tioếp thu, kế thừa và phát triển. 3. Củng cố : Nắm được vai trò và ý nghĩa của văn học trunng đại + Đối với đời sống tinh thần dân tộc + Và đối với văn học dân tộc ? Phân tích vai trò , ý nghĩa của Truyện Kiều đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc. 4. Dặn dò: về nhà học bài và soạn bài theo hướng dẫn.

File đính kèm:

  • docBam sat tiet 8 lop10.doc