Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu diễn biến tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
- Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời.
- Có kĩ năng: + Đọc thơ trữ tình, thơ lục bát;
+ Chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật;
+ Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.
B- Chuẩn bị của Gv và HS
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 30: Ôn tập một số đoạn trích trong truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/ 03/ 2009
Lớp dạy:10A5 Tiết( theo TKB) Ngày dạy: / 03/ 2009 sĩ số
Lớp dạy:10A7 Tiết( theo TKB) Ngày dạy: / 03/ 2009 sĩ số
Tiết:30
Ôn tập một số đoạn trích trong truyện kiều
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu diễn biến tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
- Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời.
- Có kĩ năng: + Đọc thơ trữ tình, thơ lục bát;
+ Chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật;
+ Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.
B- Chuẩn bị của Gv và HS
- SGK, SGV, giới thiệu giáo án, thiết kế bài giảng.
- Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy kết hợp các thao tác trao đổi thao luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: ? Hãy cho biết những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Đoạn trích ''Trao duyên'' có vị trí như thế nào trong Truyện Kiều?
Học sinh đọc văn bản.
? Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? ý nghĩa của từng phần?
Giáo viên: Tình duyên là một chuyện tế nhị, chuyện trăm năm, hệ trọng cả một đời người và ko dễ gì trao lại cho người khác .Nhưng Kiều lại phải nhờ cậy em, trao duyên cho em trả nghĩa với chàng Kim.
? Em nhận xét gì về ngôn ngữ của Thuý Kiều đối với Thuý
? Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ có gì gần gũi với cách nói của dân gian?
? Tâm trạng của Kiều khi nói được ra điều mình muón nói?
? Kiều trao kỉ vật cho em trong tâm trạng như thế nào?
? Những kỉ vật thiêng liêng này có ý nghĩa như thế nào đối với Kiều.
? Kiều đã dự đoán trước số phận của mình như thế nào?
? Tâm trạng Kiều đến đây như thế nào.
? Sau khi trao kỉ vật, Thuý Kiều dặn em điều gì ? Tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ ?
?Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải đợc thể hiện nh thế nào.
? Cụm từ “động lòng bốn phương” có ý nghĩa nh thế nào.
=> Qua đó thấy đợc điều gì mà Nguyễn Du muốn gửi gắm?
? Những chi tiết kì vĩ mà Nguyễn Du dùng để khắc hoạ nhân vật Từ Hải.
?Tâm trạng của Thuý Kiều khi Từ Hải quyết chí ra đi?
=> Tình cảm của Thuý Kiều lúc này nh thế nào?
Giáo viên: Quan niệm phong kiến “phu xớng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu”. Thúy Kiều đang mòn mỏi thơng nhớ Từ Hải:
“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phơng trời đăm đăm”
?Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du.
A- Trao duyên
I- Tìm hiểu chung
- Đoạn trích thuộc phần II “Gia biến và lưu lạc” của Truyện Kiều. Là đoạn thơ mở đầu cho quãng đời 15 năm đau khổ, lưu lạc của Kiều.
- Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm.
II- Đọc - hiểu
1. Đoạn 1: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
- Hai câu đầu:
-''Cậy'': nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềmhi vọng thiết tha;
-''Chịu lời'': cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi;
-''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng
- “Thưa” : kính cẩn, trang trọng
=>Sự việc bất ngờ: Kiều đột ngột đề nghị Thuý Vân ngồi lên cho mình “lạy” rồi mới “thưa”. Kiều coi Thuý Vân như ân nhân số một của mình, đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối, ràng buộc Thuý Vân bằng cách đưa ra những mối quan hệ tình cảm “ vì cây dây leo”.
+ Sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mòn'', ”ngậm cười chín suối”
- Tâm trạng Kiều:
+ Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, sung sướng vì nỗi niềm được giải quyết
+ Mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt.
2. Đoạn 2: Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
- Trao lại cho Thuý Vân những tín vật thiêng liêng, hẹn ước Kim - Kiều:
“ Chiếc thoa với bức tờ mây,
()
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
=> Lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát:
“Duyên này thì giữ vật này của chung”
- ''Của tin'' là vật làm tin giữa Kim và Kiều, trong của làm tin vô tri ấy có tâm hồn của Thuý Kiều.
- Kiều tiên đoán cảnh tượng oan nghiệt đau đớn, xót xa: ''người mệnh bạc'' người có số phận bạc bẽo không may mắn, không thoát ra được như một định mệnh - chết oan, chết hận.
+ “Mai sau .hiu hiu gió thì hay chi về” và khi ấy em hãy: “Rảy xin chén nước cho người thác oan”
- Kiều không thể quên được ân tình của mình. Nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử. => Khát vọng tình yêu và hạnh phúc không nguôi trong lòng Kiều.
3. 8 câu cuối: lời độc thoại nội tâm của Kiều:
=> Tình cảnh Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Hơn thế, Kiều vẫn sáng ngời nhân cách cao thượng, vị tha, hi sinh cao quý.
B- Nỗi thương mình
2. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải
- “Trượng phu” (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- “Động lòng bốn phương” là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây) tung hoành thiên hạ => Lí tưởng anh hùng thời trung đại, không ràng buộc vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mu sự nghiệp phi thường.
+ Chí khí phi thường, mu cầu nghiệp lớn lẫy lừng;
+ Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình dứt khoát, kiên quyết nhng không thô lỗ mà khá tâm lí.
- Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du khắc hoạ bằng những hình tợng kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ nh: “lòng bốn phương”; “mặt phi thường”; “chim bằng”; => Lí tưởng về của Nguyễn Du về nhân vật anh hùng.
3. Tâm trạng của Thuý Kiều trớc sự quyết chí ra đi của Từ Hải
- Kiều không chỉ yêu mà còn khâm phục, kính trọng Từ Hải .
- Tình cảm gắn bó của Kiều với Từ Hải sau những tháng ngày chung sống và không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn.
=> Từ Hải quả quyết khi thành công lớn sẽ “rước nàng” với nghi lễ cực kì sang trọng.
+ Niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường, niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng
- Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.
- Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du.
=> Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (người chồng
3- Củng cố:
- Học sinh tóm lược lại nội dung và nghệ thuật.
- Kiều tìm cách thuyết phục trao duyên cho thuý vân
- Thuý Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thuý Vân
4- Dặn dò:
- Nắm nội dung, tư tưởng đoạn trích.
- Chuẩn bị “Nỗi thương mình” theo hướng dẫn SGK.
File đính kèm:
- Tiet 30.doc