MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp hs:- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự.
- Rèn thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sgk, sgv.
- Hs đọc trước bài học.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 3: Ôn tập đầu năm lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT Bám sát : 3
Lớp dạy:10A6, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng:
Lớp dạy:10A7, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng:
Ôn tập đầu năm
lập dàn ý bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự.
- Rèn thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
B. Phương tiện thực hiện:
- Sgk, sgv.
- Hs đọc trước bài học.
- Gv thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Qua những câu tục ngữ “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, cha ông ta đã răn dạy chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng mọi điều trước khi nói. Quá trình làm một bài văn cũng vậy. Muốn viết được một bài văn hay, chúng ta cần phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện hoàn chỉnh, lôgíc. Để hiểu rõ hơn về vai trò, cách lập dàn ý, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
Để viết được một văn bản tự sự, cần phải?
Bài tập
Đề tài: Một hs tốt, nhất thời phạm lỗi lầm nhưng kịp thời tỉnh ngộ.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
Để viết được một văn bản tự sự, cần phải:
+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện (mở đầu và kết thúc).
+ Suy nghĩ, tưởng tượng, hư cấu một số nhân vật, sự việc và mối quan hệ giữa chúng.
+ Xây dựng tình huống, các chi tiết đặc biệt, tiêu biểu để câu chuyện phát triển một cách lôgíc, giàu kịch tính.
+ Lập dàn ý cụ thể, chi tiết.
II. Lập dàn ý:
- Tên truyện: Sau một lần lầm lỗi,...
- Xác định đề tài: Một hs tốt, nhất thời phạm lỗi lầm nhưng kịp thời tỉnh ngộ.
- Dự kiến cốt truyện:
+ Sự việc 1:
Nguyệt- 1 hs khá, đạo đức tốt đang phải chịu một hình phạt nghiêm khắc do lỗi lầm, sa ngã nhất thời.
+ Sự việc 2:
Tình huống Nguyệt bị ngộ nhận, sa ngã, lầm lạc.
+ Sự việc 3:
Các tác động tích cực của thầy cô, bố mẹ giúp Nguyệt kịp thời tỉnh ngộ, sửa chữa.
- Lập dàn ý:
*MB: Giới thiệu Nguyệt- 1 hs khá, đạo đức tốt đang ngồi một mình ở nhà vì bị đình chỉ học tập.
*TB: - Nguyệt nghĩ lại các việc làm sai lầm của mình:
+ Buồn bực vì bị mẹ mắng giận, Nguyệt nghe lời rủ rê của Nam (một hs cá biệt) bỏ học đi chơi game.
+ Biết rồi ham, Nguyệt đã trốn tiết nhiều hôm sau đó. Nguyệt nói dối bố mẹ để xin tiền chơi điện tử.
+ Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm phê bình, Nguyệt quanh co trối cãi. Cô đưa ra bằng cớ mà ban quản sinh thu thập được và nghiêm khắc đọc quyết định của ban giám hiệu nhà trường đình chỉ hai bạn một tuần học.
- Sửa lỗi, tiến bộ:
+ Sự nghiêm khắc, ân cần của cô chủ nhiệm và bố mẹ khiến Nguyệt hiểu rõ sai lầm của mình.
+ Nguyệt cố gắng học tập, khuyên nhủ, giúp đỡ Nam cùng tiến bộ.
+ Kết quả cuối năm hai bạn đạt hs tiên tiến.
* KB: Suy nghĩ của Nguyệt sau lễ phát thưởng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự.
- Rèn thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
File đính kèm:
- T3 On tap dau nam Bai van TS.doc