Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Quan sát và thể nghiệm đời sống

Câu 1: Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết

 tiêu biểu trong bài văn tự sự?

 A. Vì bài văn rất cần sát với thực tế

 B. Vì bài văn rất cần có những dẫn chứng cụ thể

 C. Vì bài văn rất cần các sự việc, chi tiết cụ thể

 D. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu

 Câu 2: Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu –

 Trọng Thuỷ, sự việc nào thể hiện rõ nhất cái nhìn

 nhân ái bao dung của nhân dân lao động?

 A. An Dương Vương kiên quyết xây kỳ được Loa Thành

 B. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ

 C. Mị Châu chết nhưng xác biến thành ngọc thạch

 D. Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng tự tử.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Quan sát và thể nghiệm đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xin nhiệt liệt chào mừng cỏc thầy cụ giỏo tới dự giờ với lớp 10 VănKiểm tra bài cũCâu 1: Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? A. Vì bài văn rất cần sát với thực tế B. Vì bài văn rất cần có những dẫn chứng cụ thể C. Vì bài văn rất cần các sự việc, chi tiết cụ thể D. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu Câu 2: Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, sự việc nào thể hiện rõ nhất cái nhìn nhân ái bao dung của nhân dân lao động? A. An Dương Vương kiên quyết xây kỳ được Loa Thành B. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ C. Mị Châu chết nhưng xác biến thành ngọc thạch D. Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng tự tử.Câu 3: - Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa - Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ - Ngọc lành hay có vết Những câu ca dao, tục ngữ trên là sản phẩm của hoạt động nào?Quan sát C. Tưởng tượngB. Thể nghiệm D. Liên tưởngQuan sát C. Tưởng tượngB. Thể nghiệm D. Liên tưởngQuan sát và thể nghiệm đời sốngNgười soạn: Nguyễn Thị ChâmTrường THPT Chuyên Hạ LongI. Lý thuyết:a. Tìm hiểu ví dụ:Lập ý cho bài văn miêu tả con chim vàng anh bị nhốt trong lồng:1. Quan sát: Hoàn cảnh nhìn thấy chim vàng anh bị nhốt trong lồng Miêu tả ngoại hình: kích thước, hình dáng, lông, đầu, mỏ, cánh,chânMiêu tả hoạt động: nhảy nhót, hót / rũ cánh, im lặngMiêu tả sự thay đổi ngoại hình và trạng thái theo thời gian Miêu tả trong quan hệ với không gian xung quanh Nhận xét: Xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng, bằng mọi giác quan (nhìn, nghe)Xem xét có trình tựQuan sát có chú ý các mối quan hệ Quan sát có nhận xét, đánh giá Bài văn chi tiết, cụ thể, xác thựcI. Lý thuyết:1. Quan sát:a. Tìm hiểu ví dụ: b. Kết luận:Quan sát: là sử dụng tất cả các giác quan để nhận biết đối tượng một cách đầy đủ và sâu sắc.Chú ý những điều ẩn kín, những đổi thay, các biểu hiện lặp lại, mối quan hệ bên trong và bên ngoài.Có phương pháp quan sát: quan sát kỹ lưỡng, có trình tự, có đối chiếu, phân tích, có nhận xét, đánh giá, có vận dụng liên tưởng, tưởng tượng.Vai trò: đem lại vốn sống dồi dào – nguồn ý cho viết vănI. Lý thuyết: 2. Thể nghiệm: a. Tìm hiểu ví dụ: Lập ý cho bài văn tưởng tượng mình là con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mìnhNhớ lúc bị bắt: hoảng sợ, đau đớnNhớ những ngày đầu: nhớ cha mẹ, anh chị, bạn bè, nhớ cuộc sống tự do, hy vọng được giải thoát và cố gắng tự giải thoátTâm trạng hiện tại: tuyệt vọng, thèm khát được tự doDự định tương lai: sẵn sàng đánh đổi mọi giá để được tự do Nhận xét:Nhập thân vào đối tượng để nhớ lại những điều nó từng trải quaĐặt mình bên trong đối tượng để hình dung những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, dự tínhThực chất là những điều mình không chứng kiến, chưa từng trải quaBài văn sâu sắc, sinh động, sáng tạo, dấu ấn chủ quanI. Lý thuyết: b. Kết luận:Thể nghiệm là quá trình chủ động sử dụng giác quan để tìm hiểu sự vật Thể nghiệm còn là tự đặt mình vào đối tượng để cảm nhận về bản thân đối tượng và thế giới. 2. Thể nghiệm:a. Tìm hiểu ví dụ:Vai trò: Thể nghiệm đem lại tri thức, ấn tượng cảm tính, chủ quan -> tích luỹ vốn sống, sống nhạy cảm, sâu sắcII. Luyện tập:Bài tập 1 (SGK – Trang 126-127)a. Đoạn văn 1: Miêu tả cách hút thuốc lào: Động tác chuẩn xác, cụ thể, theo trình tự liên tiếp: cầm đóm, vo viên, rít một hơi, thông điếu, thở khói, gà gà đôi mắt vì say thuốc Hai cách hút khác nhau: + ông giáo - động tác liên tục, chỉ chú mục vào việc hút ->vô tư.+ Lão Hạc: vừa chuẩn bị hút, vừa nói, động tác ngập ngừng, không liên tục -> có tâm sự, muốn chia sẻ.b. Đoạn văn 2: Cảnh trời khuya và tâm trạng nhân vật: Quan sát và miêu tả: Trời sao, sương khuya, ngôi nhà và lão Khúng, biển khơi, phía làng quê, chân trời, âm thanh của biển, của đất đai và mồ mả cha ông (quan sát bằng mắt, tai, cảm giác, tưởng tượng..) Cảnh trong cái nhìn của nhân vật lão Khúng- Tái hiện tâm trạng: hướng về quê hương và cha ông, thấy âm thanh quen thuộc của biển – như một phần máu thịt cuộc đờic. Quan hệ giữa quan sát và thể nghiệm:- Hai đoạn văn đều có quan sát và thể nghiệm- Gắn bó, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Bài tập vận dụng: Quan sát và miêu tả một góc trường chuyên từ góc nhìn của một học sinh lớp 12 vào thời điểm đầu tháng 5Tổ 2: Quan sát và miêu tảTổ 1 và Tổ 3: Thể nghiệm quan sát và cảm nhận của HS lớp 12So sánhQuan sátNhìn đối tượng từ bên ngoàiDùng cảm nhận trực quan là chủ yếuGiúp vốn sống phong phú hơnHỗ trợ cho việc viết vănThể nghiệmCảm nhận đối tượng và thế giới bằng cách nhập thân vào đối tượng ấy.Dùng tưởng tượng, liên tưởng là chủ yếu.Giúp vốn sống phong phú hơn, sống sâu sắc hơn.Hỗ trợ cho việc viết vănHướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:1. Học bài: - Nắm vững lí thuyết về quan sát và thể nghiệm (khái niệm, vai trò, phương pháp). Hoàn thiện bài tập. - Biết vận dụng trong viết văn. - Có ý thức quan sát và thể nghiệm trong cuộc sống hàng ngày để đời sống của mình phong phú hơn.2. Soạn bài: Đọc văn Xuý Vân giả dại (trích chèo Kim Nham) – 2 tiết - Đọc kỹ văn bản, thuộc một số câu hay. - Soạn theo câu hỏi phần Hướng dẫn học bài, có kết hợp sử dụng các tư liệu liên quan. - Xem lại bài học về chèo ở THCS ( đoạn Nỗi oan hại chồng trích vở Quan Âm Thị Kính). Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinhGợi ý:Quan sát: - Có những cảnh vật, sự vật nào- Đặc điểm của chúng: hình dáng, kích thước, màu sắc, vị trí- Nhận xét về quan hệ giữa các sự vật, hình ảnh- Nhận xét về sự thay đổi, khác biệt của cảnh trong cảm nhận của mìnhThể nghiệm:- Cảm giác về thời tiết, âm thanh, tiếp nhận hình ảnh- Cảm xúc, suy nghĩ: thân thuộc và mới lạ, gợi nhắc kỷ niệm, nghĩ tới sự thay đổi của không gian trường, nghĩ tới ngày xa trường, khẳng định tình cảm với trường lớp, thầy cô, bè bạn...

File đính kèm:

  • pptQuan sat va the nghiem doi song.ppt