Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết

 Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:

 -Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a, có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?

 Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

 - Sao không chịu?

 - Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?

 - Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ y như vậy, tôi chịu hết.

( Những đứa con trong gia đình)

- Nguyễn Thi -

 

ppt10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viếtI. Lý thuyết: Phân tích : Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy: -Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a, có gì nó quét dọn cho. Thằng út cũng học ở đây. Mầy chịu không? Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay: - Sao không chịu? - Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen? - Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ y như vậy, tôi chịu hết.( Những đứa con trong gia đình)- Nguyễn Thi -a. Ngữ liệu 1:Đối thoại trực tiếp, tức thờiĐổi vai giữa người nói và người nghe (Chiến - Việt) Có phối hợp giữa lời nói với cử chỉ, giọng điệu: giọng rành rọt, chụp một con đom đóm.. Dùng từ địa phương: chị Hai, thằng út, ba má,con nít, chịu Dùng từ khẩu ngữ: mầy, nghen Kiểu câu: hỏi - đáp; câu tỉnh lược1. Tìm hiểu ngữ liệu:I. Lý thuyết: 1. Tìm hiểu ngữ liệu:Thể hiện bằng chữ viết, tiếp nhận bằng thị giácCó sự hỗ trợ của hệ thống đề mục, bố cục trình bày kích cỡ chữ, dấu câuNội dung và cách viết đã được cân nhắc chọn lựa kỹ càngTừ ngữ: chính xác, có sử dụng hệ thống thuật ngữ Không hạn chế về số lượng người đọc, không gian và thời gian tiếp nhậnb. Ngữ liệu 2: Bài học Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viếtPhân tích :2. Kết luận:Văn bản nóiĐiều kiện sử dụng:- Đối thoại trực tiếp- Luân phiên lượt lời- Không gian, thời gian hạn chế- Không được dàn dựng trước, không có cơ hội gọt giũa, kiểm tra.Phương tiện thể hiện:- Âm thanh và ngữ điệu- Ph. tiện hỗ trợ: cử chỉ, nét mặt (phương tiện phi ngôn ngữ)Đặc điểm ngôn ngữ:- Từ: đa dạng (khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương)- Ngữ: câu đối đáp, tỉnh lược, lặpTránh: nói như viếtVăn bản viết Điều kiện sử dụng:- Giao tiếp gián tiếp- Không luân phiên, phản hồi ngay- Không gian, thời gian không hạn chế- Có điều kiện dàn dựng, được cân nhắc, gọt giũa, kiểm tra Phương tiện thể hiện:- Chữ viết- Dấu câu, kích cỡ chữ, đề mục, bố cục trình bày, bảng biểu, sơ đồ Đặc điểm ngôn ngữ:- Từ: độ chính xác cao, thuật ngữ, tránh dùng khẩu ngữNgữ: đúng ngữ pháp, câu dài được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc..Tránh: viết như nóiII. Luyện tập:Bài tập SGK (Trang 168 – 169)Bài 2: những trường hợp văn bản nói được ghi lại bằng chữ viết:- Các đoạn đối thoại trong văn bản văn học- Lời phát biểu, lời tranh luận, đối thoại trong các diễn đàn, hội nghị được ghi lại..Được “biên tập” lại để đảm bảo tính nghiêm túc nhất định; mất tính phong phú, đa dạng về ngữ điệu, tính cảnh huống cụ thểBài 3: những văn bản viết được trình bày bằng hình thức nói- Các bài phát biểu, tham luận được viết sẵn- Các bài báo được chuyển thành bản tin phát thanh, truyền hìnhCó biến đổi chút ít để phù hợp với dạng nói, kèm theo phương tiện phi ngôn ngữ.Bài 4: phân tích đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong ba đoạn văn bản.Đoạn a và b: là đoạn văn bản viếtGiao tiếp gián tiếp giữa người viết-người đọc, không giới hạn thời gian, không gianSử dụng chữ viết có phối hợp với dấu câu, ngoặc, gạch ngang.Câu chặt chẽ, đầy đủ các thành phần.Đoạn c: là đoạn văn bản nóiGiao tiếp trực tiếp trong tình huống cụ thể.Sử dụng hình thức câu tỉnh lược, câu đặc biệtSử dụng từ khẩu ngữ, từ cảm thán..Bài 5: viết lại truyện Tam đại con gà, không dùng hình thức đối thoại.Bài 6: trình bày miệng phần Tiển dẫn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Bài tập vận dụng:Tổ 2: nói chuyện về nhân vật trong ảnh.Tổ 2 và Tổ 3: viết đoạn giới thiệu về nhân vật trong ảnhHướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới:1. Học bài:- Nắm vững lí thuyết, hoàn thành bài tập- Có ý thức vận dụng, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong làm văn và trong cuộc sống.2. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Luyện tập về biện pháp tu từ- Làm trước bài tập.- Sưu tầm các đoạn văn – thơ hay có sử dụng các biện pháp tu từ.- Tìm ở các bài viết đã trả những trường hợp có sử dụng biện pháp tu từ.xin trân trọng cảm ơncác thầy cô giáovà các em học sinh

File đính kèm:

  • pptDac cua van ban noi va van ban viet.ppt