Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Câu trong văn bản (04 tiết)

1) Vậy xứng đáng là học sinh giỏi.

2) Môn học nào Yến cũng đạt 8,0. Vậy xứng đáng

 là học sinh giỏi.

 ở ví dụ (1) cụm từ “ Vậy xứng đáng là học sinh giỏi” chưa

phải là câu, vì :

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Câu trong văn bản (04 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên thực hiện : Vũ Thị Dương Lan Ban : Văn -Sử -GDCD Bài giảng tiếng Việt - Lớp 10Trường THPT Chu Văn An1Bài: Câu trong văn bản(4 tiết)Tiết 1: Liên hệ qua lại của câu về mặt cấu tạo ngữ pháp - Thực hành...Tiết 2+3+4: Liên kết câu: Phép liên kết - Thực hành.....2 ở ví dụ (1) cụm từ “ Vậy xứng đáng là học sinh giỏi” chưaphải là câu, vì : I- Liên hệ qua lại của câu về mặt cấu tạo ngữ pháp* Ví dụ :1) Vậy xứng đáng là học sinh giỏi.2) Môn học nào Yến cũng đạt 8,0. Vậy xứng đáng là học sinh giỏi. *Phân tích ví dụ :- Về mặt ngữ nghĩa : không xác định là nói tới đối tượng nào.- Không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ.3- ở ví dụ (2) cụm từ " Vậy xứng đáng là học sinhgiỏi" được coi là một câu. Vì:Nó có giá trị ngữ pháp.Nó có giá trị ngữ nghĩa.Nhờ sự liên hệ với câu trước đó về mặt cấu tạo ngữ pháp4Nhận xét : Trong giao tiếp, việc liên hệ ngữ pháp giữa các câu giúp cho sự diễn đạt ngắn gọn, không lặp từ.Ví dụ 2 :Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (1) Tôi sung sướng. (2) Nhưng vội vàng một nửa (3) Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân....(4) ( Vội vàng - Xuân Diệu )Phân tích ví dụ :Nếu tách rời cụm từ số 3 ra khỏi văn cảnh thì nó không có cơ sở để tồn tại vì :- Không xác định rõ cấu trúc ngữ pháp.- Không hiểu được nghĩa.5Sử dụng việc liên hệ qua lại về mặt ngữ pháp giữa các câu trong văn chương đem lại những giá trị tu từ nhất định. Phải dựa trên những từ ngữ có mặt và tình huống sử dụng để phát hiện giá trị tu từ chứ không thể võ đoán. Nhưng đặt trong văn cảnh này nó lại có tác dụng diễn đạt rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả trướcvẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân, của tuổi trẻ.Lưu ý :Nhận xét6Tách vế của câu ghép chính phụ ra thành câu riêng Tạo câu ghépTạo câu có đề ngữTạo câu có độngtừ hoặc tính từđứng trước danh từ, chủ thểLiên hệ qua lại giữa các câu về mặt cấu tạo ngữ pháp thể hiện rõ nhất ở các hiện tượng sau đây : 71) Tách vế của câu ghép chính phụ ra thành câu riêng  Ví dụ: 1. Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu? Tách ví dụ trên thành hai câu riêng, ta có hai câu đơn như sau:  Còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu ? Nếu cụ chỉ cho một đồng. 2. Mặc dù tớ đã nhắc nhiều lần, nhưng bạn ấy vẫn quên.  Bạn ấy vẫn quên. Mặc dù tớ đã nhắc nhiều lần. 3. Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao.  Nước sông dâng cao. Vì trời mưa to. 4. Chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để buổi học có kết quả tốt.  Chúng ta phải chuẩn bị chu đáo.Để buổi học có kết quả tốt.8 - Chỉ tách được vế câu có quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, mục đích. - Đưa vế chính lên đầu và xoá bỏ quan hệ từ ở đầu vế đó. 2. Tạo câu ghép :* Ví dụ : Chúng con bắt tên Dậu phải nộp thay. Vì tên này là thân nhân của hắn. Cách 1 : Dùng quan hệ từ : Vì tên Dậu là thân nhân của hắn nên chúng con bắt phải nộp thay. Cách 2 : Ghép chuỗi ( Dùng trật tự trước sau của các vế)Tên Dậu là thân nhân của hắn, chúng con bắt nộp thay.Chú ý:9 3. Tạo câu có đề ngữ4. Tạo câu có động từ hoặc tính từ đứng trướcdanh từ - chủ thểVí dụ :Thân cò lặn lội khi quãng vắngMặt nước eo sèo buổi đò đôngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông... (Thương vợ - Tú Xương)Ví dụ: Tôi đã làm bài tập này rồi.  Bài tập này, tôi đã làm rồi. Lặn lộiEo sèoBài tập nàyTạo câu có đề ngữ, ta có:10a) Nhưng thóc cao, gạo kém quá, công làm thì vẫn thế. Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ.....( Nam Cao )* Bài số 3 : Các câu có đề tài được thể hiện nhờ đề ngữ:II- Thực hành : Bài số 3 trang 87, bài số 4 trang 88 b)Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy- hồi ấy tôi gọi các đồng chí của tôi như thế - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu. ( Hồ Chí Minh )11 Bài tập số 4 : Các câu có động từ, tính từ đứng trước danh từ chỉ chủ thể là : . Bài tập về nhà : Bài số 1, 2, 3 (trang 88 - sgk )a) Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy. b) Bỗng nổi lên một mùi khét beo béo như mùi thịt thú rừng bị lửa vây lại trong trận đốt nương cỏ tranh mùa xuân.12 1) Câu trong hoàn cảnh sử dụng có thể khác với câu tách khỏi hoàn cảnh sử dụng. 2) Một số hiện tượng thể hiện sự liên hệ qua lại với nhau về mặt cấu tạo ngữ pháp :- Tách vế của câu ghép chính phụ ra thành câu riêng.- Tạo câu ghép.- Tạo câu có đề ngữ.- Tạo câu có động từ, tính từ đứng trước danh từ, chủ thể. Ghi nhớ : 13Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,cô giáo và toàn thể các em. Xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các em lời chúc tốt đẹp nhất !Trường THPT Chu Văn An- Ngày 20/2/200414

File đính kèm:

  • pptCau trong van ban.ppt