* Khái niệm.
Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
*Phân loại ca dao theo chủ đề:
+ Ca dao than thân
+ Ca dao yêu thương tình nghĩa.
+ Ca dao hài hước, trào phúng.
17 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨAI. TÌM HIỂU CHUNG.HS đọc phần tiểu dẫn. Nhắc lại khái niệm ca dao? Ca dao chia làm mấy loại? * Khái niệm. Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. *Phân loại ca dao theo chủ đề: + Ca dao than thân + Ca dao yêu thương tình nghĩa. + Ca dao hài hước, trào phúng.* Nghệ thuật của ca dao: - Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian.II. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT. * Đọc diễn cảm - Giọng điệu phù hợp cả 6 bài ca dao. cú ý cách ngắt nhịp, các điệp từ, hô ngữ...GV NX cách đọc. Theo em có thể chia theo chủ đề 6 bài ca dao trên ntn? * Chủ đề: - Bài 1,2: ca dao than thân. - BÀi 3,4,5,6: ca dao yêu thương tình nghĩa – tình yêu, nỗi nhớ thương và mơ ước của lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng...1.BÀI 1, 2. * Hai lời than thân đều mở đầu bằng thân em như...với âm điệu xót xa, ngậm ngùi.Người than thân là ai? Thân phận họ ntn? - Người phụ nữ sống trong XH cũ. Họ đã tự khẳng định về mình. Qua cách so sánh tu từ khiến người đọc liên tưởng đến thân phận của họ. + “ Tấm lụa đào ”: gợi ra vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, tha thướt mà quí báu. + “ Củ ấu gai ”: mang đến vẻ đẹp, phẩm chất bên trong, nấp dưới hình thức có vẻ xấu xí. -> Nổi bật số phận của người phụ nữ: + Mở đầu “ thân em ” diễn tả sự phụ thuộc, người phụ nữ không quyết định được số phận của cuộc đời mình. + “ Thân em ” là lời chung của họ với thân phận nhỏ bé, đắng cay tội nghiệp, gợi cho người nghe sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc.Hai bài chung chủ đề tiếng hát than thân. Giữa chúng có điểm chung và điểm riêng gì? * Điểm chung: - Mô típ mở đầu “ thân em ” hoặc “ em ”: chỉ cuộc đời, số phận người phụ nữ trong XHPK ( thân em như tấm lụa đào, như hạt mưa xa, như giếng giữa đàng, em như con hạc...) + Than thở về nỗi khổ, số phận. + Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình. + Biện pháp so sánh - tượng trưng. * Nét riêng: - Ở bài 1: + Người thiếu nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình qua hình ảnh so sánh - tượng trưng “ tấm lụa đào phất phơ giữa chợ ” + Nét đẹp đó thật chông chênh, không có gì đảm bảo, không biết ai sẽ mua tấm lụa đó? Thân người con gái xưa có khác chi một món hàng để mua bán. Cô gái không làm chủ được tương lai và số phận của mình. - Ở bài 2: + Nhấn mạnh, khẳng định giá trị thực của cô gái, giá trị bản chất bên trong không dễ nhận ra, bởi bên ngoài gai góc, đen đủi, không được hấp dẫn, bắt mắt các chàng trai. + Thái độ của cô gái cũng mạnh dạn hơn, thể hiện trong lời mời gọi tha thiết vì giá trị thực của cô gái không được ai biết đến. + Trong sự khẳng định và gọi mời có cả sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận không may của cô gái nghèo khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.Từ bài 2, em liên tưởng đến bài thơ nào, của ai đã học ở THCS? Bài 3 câu mở đầu có gì khác lạ với 2 bài trên? Hiểu thé nào về từ “ ai ” trong câu “ Ai làm chua xót lòng này khế ơi ” ntn?2.BÀI 3 * Chủ đề bài ca này khác với hai bài trên. - Ta khó xác định đây là lời của chàng trai hay cô gái. Khẳng định đây là tâm sự, lời than thở của người lỡ duyên. - “ Ai ” là đại từ phiếm chỉ: + Chỉ chung tất cả mọi người. + Trong bài ca từ “ ai ” chỉ người trong cuộc ( chàng trai hoặc cô gái ). + Chỉ cha mẹ ép duyên chia cắt mối tình của họ. + Do lễ giáo XHPK bất công, bất bình đẳng. -> Từ “ ai ” gợi sự trách móc, oán giận, nghe xót xa đến tận đáy lòng.Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thuỷ chung. điều đó được thể hiện qua hệ thống so sánh ẩn dụ ntn? vì sao tác giả dân gian lại lấy hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người? * Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thuỷ chung. Điều đó được khẳng định: + Mặt trăng so sánh với mặt trời. \ Đây là tình cảnh hiện tại, người bị lỡ duyên so sánh với người mình thương yêu như mặt trăng. \ Người mình không thuật, không ưng như mặt trời + Sao hôm, sao mai, sao vượt mang tầm vóc vũ trụ phi thường, mãi mãi. Cách nói cũng dứt khoát. \ Điệp ngữ so sánh với tính từ bổ sung: “ chằng chằng ” ( khắng khít không thể tách rời ). + Tiếng gọi “ Mình ơi! ”: tha thiết, gợi nhớ, gợi thương. Khẳng định tình cảm son sắt của chàng trai. + Hình ảnh “ Sao vượt chờ trăng giữa trời ”: cô đơn, vô vọng trong đợi chờ của chàng trai. -> Đó là vẻ đẹp của lòng chung thuỷ, sức mạnh TY, tình yêu đích thực.3. BÀI 4. Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: Đọc hai câu cuối còn có thể hiểu được. Nhưng đọc hai câu đầu thì chỉ thấy hay mà không hiểu hay ntn? vì dao? Theo em, ý kiến trên của nhà phê bình có đúng không? Tại sao đây lại coi là một trong những bài ca dao hay nhất của người Việt Nam nói về tình yêu và nỗi nhớ?HS BÀN LUẬN VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO. - Bằng những hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ đã diễn tả tình cảm nhớ thương của tình yêu lứa đôi khi xa cách. + Hình ảnh: khăn, đèn, mắt ( hoán dụ ) kết hợp với các từ “ ai ” phiếm chỉ, câu hỏi tu từ, cấu trúc câu trùng điệp, lặp lại. \ Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt mình nhưng chính là tự hỏi lòng mình, bày tỏ tâm trạng mình, mỗi lúc một thêm nồng nhiệt, khắc khoải. \ Tại sao hỏi khăn đầu tiên? Vì khăn thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm nhớ thương người xa cách. VD: “ Sẵn đây khăn gấm, quạt quỳ Với cành thoa ấy tức thì đổi trao ” - Truyện Kiều - VD: Gửi khăn, gửi áo, gửi lời. Gửi đôi chàng mạng cho người ở xa Nhớ khi khăn mở, trầu trao; Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình. + Cái “ khăn ” luôn quất quýt bên người con gái: lúc rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt...những hành động tự nhiên như vô cảm, vô thức với cái “ khăn ”. -> Diễn tả tâm trạng nhớ thương da diết, mòn mỏi, đau khổ, ngổn ngang trăm mối tơ vò của cô gái. \ Nhớ đến mức không còn tự chủ được cả đến bước đi dáng đứng. \ Nỗi nhớ trải ra theo không gian nhiều chiều. \ Đó là sự bồn chồn, thấp thỏm, lo lắng, ngẩn ngơ. VD: Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa - Hình ảnh ẩn dụ “ Ngọn đèn ” cháy trong đêm không tắt thứ ánh sáng của TY vượt thời gian. - “ Con mắt chong chong ”: thương nhớ mỏi mòn. * Đến hai câu cuối “đêm qua một bề ” “ một nỗi ”,“Một bề” mà hoá thành nhiều điều vấn vương thao thức. ? Vì sao? Cô gái lo chàng trai hay lo cho mình, hay lo chàng trai không còn yêu thương mình như mình đã yêu thương. -> Đây là tâm trạng của những người phụ nữ đang yêu.4. BÀI 5.“ Chiếc cầu giải yếm ” là một mô típ NT chỉ có trong ca dao để nói lên mơ ước mãnh liệt của người bình dân trong TY. Hãy PT để làm rõ vẻ đẹp độc đáo này? - Chiếc cầu là một trong mô típ của ca dao trữ tình. + Khi thì bắc qua sông bằng cành hồng: Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. + Khi thì chỉ có con sông rộng một gang: Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. -> Làm gì có con sông nào rộng một gang cũng như chiếc cầu dải yếm thì thật phi lí, rất ảo. Nhưng cái hay của bài ca dao lại ở tình huống phi lí không có thực ấy và tình ý mà nó gợi lên. + Họ muốn con sông chỉ một gang để gần gũi nhau. + Cô gái bắc chiếc cầu đón chàng trai bằng dải yếm mềm mại mang hơi ấm, nhịp đập của trái tim. -> Ước muốn thật táo bạo nhưng đằm thắm mang nét riêng của nữ tính. Tình yêu thật mãnh liệt.5. BÀI 6. ? Vì sao nói tới tình nghĩa của con người a dao lại dùng hình ảnh muối - gừng? - Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng vì muối mặn, gừng cay. +Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng. + Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.- Ở câu ca dao này chúng ta hiểu: + Muối ba năm còn mặn nhưng thời gian có thể làm cho muối nhạt dần. + Gừng chín tháng còn cay nhưng thời gian sẽ làm cho gừng không còn cay nữa. nhưng với đôi ta: Tình nặng nghĩa dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. -> Bài ca có kết cấu theo thời gian. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn: tình ta là mãi mãi. + Nếu có xa nhau cũng phải ba vạn sáu nàn ngày, một trăm năm, một đời người + Nghĩa nặng tình dày bởi gắn bó cả một đời một kiếp.HS tìm một số câu ca dao có hình ảnh muối gừng? * VD: + Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. + Muối càng mặn, gừng càng cay Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!III. TỔNG KẾT.Qua chùm ca dao đã học em thấy những biện pháp NT nào đã được dùng trong ca dao? những biện pháp đó có nét riêng gì khác với NT thơ của VHViết? - Cách nói bằng hình ảnh: so sánh công khai, so sánh ngầm ( ẩn dụ ). - Những biện pháp NT có nét riêng: + Lấy những SVật gần gũi cụ thể với đời sống của người lao động để so sánh, để gọi tên, để trò chuyện như: Nhện, sao, mận, đào, vườn hồng, cái đó, con sông, chiếc cầu, chiếc khăn, cái đèn, đôi mắt... + Văn học viết sử dụng trang trọng hơn. \ Một bên đậm chất dân gian. \ Một bên mang tính chất bác học.* GHI NHỚ ( SGK \ 85 ).
File đính kèm:
- Ca dao than than yeu thuong tinh nghia(3).ppt