Bài giảng môn Hình học lớp 9 - Tuần 31 - Tiết 62, 63 - Bài 1: Hình trụ – diện tích xung quanh và thể tích hình trụ

Qua bài này HS cần:

- Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm hình trụ ( đáy, trục, mặt xung quanh, đường kính, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy).

- Nắm chắt và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ.

- Nắm chắt và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ.

- Giúp HS có kĩ năng vẽ hình nhất là các yếu tố hình học không gian.:

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 9 - Tuần 31 - Tiết 62, 63 - Bài 1: Hình trụ – diện tích xung quanh và thể tích hình trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 62+63 Chương IV: HÌNH TRỤ – HÌNH NÓN – HÌNH CẦU §1 HÌNH TRỤ – DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH HÌNH TRỤ I .MỤC TIÊU * Qua bài này HS cần: Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm hình trụ ( đáy, trục, mặt xung quanh, đường kính, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy). Nắm chắt và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ. Nắm chắt và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ. Giúp HS có kĩ năng vẽ hình nhất là các yếu tố hình học không gian.: HS có thái độ học tập đúng đắn ( tự giác, tích cực và nghiêm túc ). II .CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS GV: bảng phụ, mô hình hình trụ, que thẳng có gắn hình chữ nhật, thước, compa, phấn màu. HS: bìa cứng hình êlíp, thước, bút nhiều màu, xem bài trước. III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG -GV: giới thiệu nội dung chính của chương và các yêu cầu cần thiết khi học tập chương này. * Hoạt động 2: HÌNH TRỤ -GV: sử dụng các thiết bị hình học đã chuẩn bị sẵn tổ chức cho HS nhắc lại và khắc sâu các khái niệm hình trụ. -GV: sử dụng que thẳng có gắn hình chữ nhật rồi xoay quanh một điểm cố định để hình thành khái niệm hình trụ. -GV: dùng mô hình giới thiệu các khái niệm của hình trụ. -GV: cho HS làm ? 1 -GV: dùng mô hình cho HS nêu cụ thể. -GV: gọi HS khác đứng tại chỗ nhận xét. *Hoạt động 3 CẮT HÌNH TRỤ BỞI MỘT MẶT PHẲNG -GV: cho HS hoạt động nhóm + Mỗi nhóm chuẩn bị một củ cải đỏ và một dao. + Lần lượt cắt củ cải theo hai cách ( song song với đáy và sóng song với trục. -GV: Cho HS quan sát mặt cắt và rút ra kết luận. -GV: sử dụng dụng cụ ( mô hình)cho HS làm ? 2 -GV: lấy một số hình ảnh phản ví dụ để củng cố *Hoạt động 4 3/ DIỆN TÍCH HÌNH -GV: vẽ hình 77 SGK và giới thiệu hình triển khai của hình trụ. -GV: dùng bảng phụ ghi ? 3 cho HS lên điền. -GV: Cho HS khác nhận xét. -GV: giới thiệu công thức như bên. *Hoạt động 5 THỂ TÍCH HÌNH TRỤ -GV: cho HS nhắc lại công thức thể tích của hình trụ ( ở lớp 7 đã học ). -GV: gọi một HS đọc to ví dụ. -GV: cho HS quan sát hình và đưa ra cách tính thể tích của vòng bi? -HS: nghe và theo dõi phần mục lục trong SGK -HS: quan sát suy nghĩ và nêu các khái niệm hình trụ sau: -HS: thực hiện ? 1. + Hai mặt trên dưới là hai đáy. + Toàn bộ bề mặt bên ngoài là mặt xung quanh. + Các sọc song song là các đường sinh. -HS: hoạt động nhóm. + Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là một hình tròn bằng hình tròn đáy. + Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với trục DC thì mặt cắt là hình chữ nhật. -HS: làm ? 2 + Mặt nước trong cốc thủy tinh là hình tròn. + Mặt nước trong ống nghiệm không là hình tròn -HS: quan sát và vẽ hình vào vở. -HS: lên bảng điền vào bảng phụ để hoàn thành ? 3 + Chiều dài: 31,4 cm. + Diện tích hình chữ nhật: 31,4 . 10 = 314 cm2 + Diện tích đáy: 3,14 . 5 . 5 = 78,5 cm2 + Tổng diện tích : 314 + 78,5 . 2 = 471 cm2 -HS: nêu công thức tính thể tích của hình trụ. - HS đọc to ví dụ - HS quan sát hình và đưa ra cách tính thể tích của vòng bi? 1/ HÌNH TRỤ + Hai đáy của hình trụ là hai đường tròn bằng nhau nằm trong hai mặt phẳng song song, có tâm là D và C. + Cạnh AB quét nên mặt xung quanh, mỗi vị trí của AB gọi là một đường sinh ( ví dụ: EF ). + Độ dài đường sinh gọi là chiều cao của hình trụ. + DC gọi là trục của hình trụ. ? 1. + Hai mặt trên dưới là hai đáy. + Toàn bộ bề mặt bên ngoài là mặt xung quanh. + Các sọc song song là các đường sinh. 2/ CẮT HÌNH TRỤ BỞI MỘT MẶT PHẲNG + Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là một hình tròn bằng hình tròn đáy. + Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với trục DC thì mặt cắt là hình chữ nhật. ? 2 + Mặt nước trong cốc thủy tinh là hình tròn. + Mặt nước trong ống nghiệm không là hình tròn 3/ DIỆN TÍCH HÌNH ? 3 + Chiều dài: 31,4 cm. + Diện tích hình chữ nhật: 31,4 . 10 = 314 cm2 + Diện tích đáy: 3,14 . 5 . 5 = 78,5 cm2 + Tổng diện tích : 314 + 78,5 . 2 = 471 cm2 * Diện tích xung quanh: Sxq = ( h: là chiều cao, r: bán kính đáy ) * Diện tích toàn phần: Stp = + 4/ THỂ TÍCH HÌNH TRỤ V = S. h = S: diện tích đáy H: chiều cao. * Ví dụ: tr 109 SGK. Giải Gọi V là thể tích vòng bi V1 là thể tích hình trụ có đường tròn đáy là b. V2 là thể tích hình trụ có đường tròn đáy là a. Vậy V = V2 – V1 Hay: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút ) Học thuộc lý thuyết. Làm các bài tập: 7; 8; 9; 10 tr 111 + 112 SGK. Chuẩn bị tiết sau luyện tập. Ký duyệt Ngày ..thang 04 năm 2008

File đính kèm:

  • docT62,63.doc