Mục tiêu
– HS nắm được khái niệm, tính chất, công thức diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
– Rèn kỹ năng nhận dạng được hình trụ, sử dụng các công thức để tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
– Giáo dục tính chính xác, cẩn thận trong khi tính toán
Phương tiện dạy học:
– GV: Mô hình hình trụ, giáo án, SGK, SGV, SBT.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 58: Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: 29/03/2006 Ngày giảng: 01/04/2006
CHƯƠNG IV HÌNH TRỤ – HÌNH NÓN – HÌNH CẦU
Tiết 58: HÌNH TRỤ. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH HÌNH TRỤ
Mục tiêu
– HS nắm được khái niệm, tính chất, công thức diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
– Rèn kỹ năng nhận dạng được hình trụ, sử dụng các công thức để tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
– Giáo dục tính chính xác, cẩn thận trong khi tính toán
Phương tiện dạy học:
– GV: Mô hình hình trụ, giáo án, SGK, SGV, SBT.
– HS: Xem lại các kiến thức về hình không gian đã học ở lớp 8.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 9/6 9/7
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu chương IV
GV giới thiệu các nội dung của chương: nghiên cứu về hình trụ, hình nón, hình cầu, các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của các hình đó.
HS nghe GV giới thiệu
Hoạt động 2: Hình trụ
Cho HS đọc phần 1 trong SGK trong 3 phút sau đó trả lời: Hình trụ là hình như thế nào? Thế nào là đáy của hình trụ, đường sinh của hình trụ?
Cho HS làm ?1/107
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Cho HS đọc phần 2 trong SGK/108
GV sử dụng mô hình có đựng nước để giới thiệu về mặt cắt, cần chú ý cắt theo mặt phẳng song song với đáy hoặc song song với đường sinh.
HS đọc phần 1 trong SGK sau đó trả lời các câu hỏi trên
HS làm bài ?1 vào vở sau đó lần lượt HS đứng tại chỗ trả lời.
Một HS đọc phần 2 trong SGK, HS cả lớp theo dõi
HS quan sát và trả lời.
1. Hình trụ
Xem SGK/107
?1/107.Miệng và đáy của lọ gốm là đáy của hình trụ, mặt xung quanh của lọ gốm là mặt xung quanh của hình trụ, các đường thẳng song song là đường sinh của hình trụ.
2. Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng.
Xem SGK/108
?2/108. Mặt nước trong cốc và trong ống nghiệm là những hình tròn khi ta để vuông góc với mặt đất.
Hoạt động 2: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
Giới thiệu hình khai triển của hình trụ hỏi: mặt xung quanh của hình trụ khi khai triển có hình gì? Đáy hình trụ khi khai triển có hình gì?
Cho HS làm ?3/109
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
GV nhận xét câu trả lời của HS
Qua đó GV giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
HS quan sát và trả lời
HS làm ?3 vào vở của mình
HS đứng rại chỗ trả lời.
HS nge GV giới thiệu và ghi bài
3. Diện tích xung quanh
?3/109. Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi của đáy hình trụ và bằng: 10(cm)
Diện tích hình chữ nhật 100(cm2)
Diện tích một đáy của hình trụ: 25(cm2)
Diện tích toàn phần của hình trụ: 150(cm2)
Hình trụ bán kính đáy r và chiều cao h ta có:
– Diện tích xung quanh: Sxq=2rh
– Diện tích toàn phần: Stp=2rh+2r2.
Hoạt động 4: Thể tích hình trụ
Cho HS nhắc lại công thức tính thể tích hình lăng trụ và thể tích hình trụ đã học ở các lớp dưới
Cho HS đọc nội dung của ví dụ.
Muốn tính thể tích vòng bi ta làm như thế nào?
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
HS nhắc lại các công thức đã học
HS đọc nội dung của ví dụ
Ta tính hiệu của thể tích hình trụ lớn và thể tích hình trụ nhỏ
HS đứng tại chỗ trả lời.
4. Thể tích hình trụ
V=Sđáyh=r2h
Ví dụ: Thể tích của hình trụ bán kính là a chiều cao là h bằng: V1= a2h
Thể tích của hình trụ bán kính là b, chiều cao là h bằng: V2= b2h.
Thể tích của vòng bi là
V =V1 – V2= (a2– b2)h
Hoạt động 5: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4/110, 5, 6, 7, 8/111 SGK.
Học thuộc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ
Xem trước các bài tập phần luyện tập
File đính kèm:
- t58.doc