Kiến thức.
- HS nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato trong mỗi loại máy.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tư duy kĩ thuật cho HS.
3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong thảo luận nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 38: Máy phát điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2011
Ngày giảng:30/12/2011.
Tiết 38. máy phát điện xoay chiều
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato trong mỗi loại máy.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tư duy kĩ thuật cho HS.
3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong thảo luận nhóm.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 mô hình máy phát điện xoay chiều..
III. Phương pháp dạy học: Phương pháp hoạt động nhóm, trực quan, đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học.
* Khởi động.
- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về dòng điện xoay chiều.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành :
+ GV chỉ định HS trả lời: Em hãy nêu các kết luận về dòng điện xoay chiều.
+ HS trả lời khi GV chỉ định.
+ GV nêu nhận xét câu trả lời của HS, cho điểm.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Mục tiêu :
+ HS nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato trong máy.
+ Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Thời gian : 18 phút.
- Đồ dùng dạy học : Mô hình máy phát điện xoay chiều.
- Cách tiến hành : Phương pháp trực quan, hoạt động nhóm, thực nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV thông báo : Chúng ta đã biết nhiều cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dòng điện ta dùng trong nhà là do các nhà máy phát điện rất lớn tạo ra như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Ialy, đèn xe đạp là do đinamô tạo ra.
- GV yêu cầu HS trả lời:
Đinamô xe đạp và máy phát điện khổng lồ trong các nhà máy có gì giống và khác nhau?
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
- Cho HS quan sát thông tin hình 34.1, 34.2, trả lời C1, C2:
Vì sao khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều?
Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo giống nhau, nguyên tắc hoạt động có giống nhau không? Vì sao?
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
* Kết luận. Yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- HS nghe, ghi nhớ thông tin.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS quan sát thông tin hình 34.1, 34.2, trả lời C1, C2, HS khác nêu nhận xét, bổ sung (nếu có) :
C1. Hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
Khác nhau : một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên, loại thứ hai có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên. Loại có cuộn dây quay còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét.
C2. Khi nam châm hay cuộn dây quay số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
- Cá nhân rút ra ra kết luận về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu một số đặc điểm của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
- Mục tiêu : Biết đặc tính kĩ thuật và cách làm quay máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
- Thời gian : 10 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bước 1. Đặc tính kĩ thuật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu đặc tính kĩ thuật phần II-1 SGK, trả lời câu hỏi :
Nêu những đặc tính kĩ thuật của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
- GV gợi ý :
- Một số đặc tính kĩ thuật như :
+ Cường độ dòng điện.
+ Hiệu điện thế.
+ Tần số.
+ Kích thước máy.
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
* Bước 2. Cách làm quay máy phát điện.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần II-2 SGK tìm hiểu cách làm quay máy phát điện, trả lời:
Có những cách nào làm quay máy phát điện?
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
* Kết luận. Yêu cầu HS nhắc lại đặc tính kĩ thuật và cách làm quay máy phát điện xoay chiều.
- HS nghiên cứu thông tin phần II-1 SGK tìm hiểu một số đặc tính kĩ thuật như :
+ Cường độ dòng điện.
+ Hiệu điện thế.
+ Tần số.
+ Kích thước máy.
- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV, HS khác nêu nhận xét, bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin phần II-2 SGK tìm hiểu cách làm quay máy phát điện, trả lời câu hỏi của GV : Có nhiều cách làm quay máy phát điện như dùng động cơ nổ, tuabin nước, dùng cánh quạt gió
- HS nhắc lại đặc tính kĩ thuật và cách làm quay máy phát điện xoay chiều.
* Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu : Sô sánh được sự giống và khác nhau giữa đinamô và máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS tìm câu trả lời C3, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời, GV gợi ý :
Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều như thế nào? Khi nào thì tạo ra dòng điện xoay chiều?
Kích thước, hiệu điện thế, cường độ dòng điện đầu ra ở hai máy phát điện như thế nào so với nhau.
* Kết luận. GV tiêủ kết hoạt động 3.
- HS tìm câu trả lời C3, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời:
C3. Giống nhau : Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Khác nhau : Đinamô có kích thước nhỏ hơn, hiệu điện thế và cường độ dòng điện đầu ra nhỏ hơn.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS trả lời:
Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều rôto là bộ phận nào, stato là bộ phận nào? Vì sao một bộ phận quay thì tạo ra dòng điện xoay chiều?
Nêu đặc tính kĩ thuật và cách làm quay máy phát điện xoay chiều.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung bài học, nghiên cứu trước bài 35 SGK.
File đính kèm:
- t38.doc