- HS củng cố dấu hiệu nhận biết của hai đường thẳng song song.
- HS vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng thành thạo tính chất về hai đường thẳng song song.
- HS rèn luyện tư duy suy luận, linh hoạt trong vẽ hình.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 7 - Luyện tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 04.09.2012
Tiết 7 LUYỆN TẬP Ngày giảng:11.09.2012
I. Mục tiêu:
- HS củng cố dấu hiệu nhận biết của hai đường thẳng song song.
- HS vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng thành thạo tính chất về hai đường thẳng song song.
- HS rèn luyện tư duy suy luận, linh hoạt trong vẽ hình.
*HSKT: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng được tính chất về hai đường thẳng song song.
- HS rèn luyện tư duy suy luận.
II. Chuẩn bị: GV: sgk, êke, thước đo góc, Bp1(27/91), Bp2(29/92).
HS: sgk, êke, thước đo góc, bảng con, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra
- HS 1: Phát biểu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song? Vẽ đường thẳng b đi qua 1 điểm A cho trước và song song với đường thẳng a cho trước.
- HS 2: Giải bài tập 25/91 SGK.
- Nhận xét, kết luận.
2 HS trả bài
HS khác nhận xét,
Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc đề bài 26, sau đó gợi ý và gọi 1 học sinh lên bảng vẽ.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 27:
+ Bài toán cho ta điều gì? Yêu cầu ta điều gì?
+ Muốn vẽ AD // BC ta làm thế nào?
+ Muốn vẽ AD = BC ta làm thế nào?
(HS hoạt động theo nhóm)
+ Có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD theo yêu cầu của bài toán?
- YC hs làm bài tập 28/91sgk:
+ Dựa vào kiến thức nào để vẽ.
- Hãy vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 29/92sgk?
+ Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ góc xOy và điểm O’
+ HS khác vẽ O’x’ // Ox; O’x’// Oy.
+ Theo em còn vị trí nào của điểm O’ đối với góc xOy.
+ Hãy vẽ trường hợp đó.
+ Hãy dùng thước đo góc kiểm tra xem và có bằng nhau không?
Bài 26/91 SGK
HS lên bảng vẽ
Vì = mà và là 2 góc so le trong nên Ax // By
Bài 27/91 SGK
- HS trả lời
- Đại diện nhóm lên bảng vẽ.
Bài 28/91 SGK
HS trả lời
Bài 29/92 SGK.
HS thực hành kiểm tra
Củng cố
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập sau:
+ Bài 1(Bài 24/78sbt):
* YC hs hoạt động cá nhân và trình bày trên bảng con?
* Chọn 2 bảng trình bày và nhận xét?
- Nhận xét, kết luận.
- Bài 2(bài 21/77sbt):
+ Treo bảng phụ lên bảng và YC hs trả lời miệng
- Bài 3(bài 23/77sbt):
YC hs hoạt động cá nhân và trả lời miệng
- Nhận xét, kết luận.
Bài 1(Bài 24/78sbt):
HS quan sát hình vẽ và trả lời
a. AB // CD b. EG // HF
Nhận xét,...
Bài 2(bài 21/77sbt):
HS trả lời
a, c, d, đúng b, sai
Bài 3(bài 23/77sbt):
a, b, c, đúng
Hướng dẫn về nhà:
- Ôn định nghĩa về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Làm bài tập 30/92 SGK; Bài tập 22, 24, 25, 26/78 SBT
- Chuẩn bị bài: “Tiên đề Ơclít về hai đường thẳng song song”:
+ Nội dung tiên đề ơclít?
+ Soạn bài tập ? Suy ra tính chất về hai đường thẳng song song?
- Chuẩn bị êke, thước đo góc, bảng con, phấn.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 7.doc