I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề: các đường đồng quy trong tam giác
2. Kĩ năng: kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế.
3. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, compa, êke, phấn màu; bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước các yêu cầu mà GV đã cho ở tiết trước
+) Thước thẳng, compa, êke, bảng nhóm.
I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 64: Ôn tập chương III ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25-04-2008
ÔN TẬP CHƯƠNG III ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề: các đường đồng quy trong tam giác
2. Kĩ năng: kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế.
3. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, compa, êke, phấn màu; bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước các yêu cầu mà GV đã cho ở tiết trước
+) Thước thẳng, compa, êke, bảng nhóm.
I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph)
GV kiểm tra việc ôn tập ở nhà của HS, nhận xét việc học của các em.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1ph): Hôm nay ta tiến hành ôn tập chương III tiếp theo về : Các đường đồng quy trong một tam giác.
b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
12
ph
Hoạt động 1: Ôn tập và trả lời các câu hỏi lí thuyết
IV) Các đường đồng quy trong một tam giác.
1) Lí thuyết:
Câu 4: a--- d/; b---a/
c---b/; d---c/
Câu 5:
a---b/; b---a/
c---d/ ; d---c/
Câu 6:a)
b) Bạn Nam nói sai vì 3 trung tuyến của tam giác đều nằm trong tam giác.
GV: Cho HS trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 8 SGK
GV: Cho HS thực hiện tiếp câu 6 SGK
GV: Câu 6b hỏi chung toàn lớp.
GV: Đưa bảng tổng kết về các đường đồng quy của tam giác ( trang 85 SGK)
GV: Cho HS trả lời câu 7 và câu 8 SGK
GV: Đưa tiếp hình vẽ tam giác cân ; tam giác đều và tính chất của chúng ( trang 85 SGK) cho HS quan sát.
HS: 2 HS lên bảng thực hiện đồng thời câu 4 và câu 5 SGK.
HS:
+) Nêu tính chất trọng tâm của tam giác
+) Có 2 cách xác định trọng tâm của tam giác:
Xác định giao của hai trung tuyến
Xác định trên một trung tuyến điểm cách đỉnh 2/3 độ dài trung tuyến đó.
HS: Nhắc lại tính chất từng loại đường như cột bên phải của mỗi hình.
15
ph
Hoạt động 2: luyện tập
2-)Bài tập:
Bài 68/ SGK:
a) Muốn M cách đều 2 cạnh của góc xOy thì M phải nằm trên tia phân giác của góc xOy.
+) Muốn M cách đều hai điểm A và B thì M phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB
Do đó M phải là giao điểm của tia phân giác của góc xOy với đường trung trực của đoạn thẳng AB.
b) Nếu OA = OB thì phân giác Oz của góc xOy trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB , do đó mọi điểm trên tia Oz đều thoả mãn các điều kiện trong câu a) ( vô số điểm M như vậy )
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài tập 68 SGK và cho HS thực hiện.
GV:(gợi ý) Gọi một HS lên bảng vẽ hình : Vẽ góc xOy, lấy A thuộc O x; B thuộc Oy.
GV: Muốn cách đều 2 cạnh của góc xOy thì điểm M nằm ở đâu?
GV: Muốn cách đều 2 điểm A và B thì M phải nằm ở đâu?
GV: Vậy để vừa cách đều hai cạnh của góc xOy, vừa cách đều 2 điểm A, B thì M phải nằm ở đâu?
GV: Yêu cầu HS lên vẽ tiếp hình ban đầu.
GV: Nếu OA = OB thì có bao nhiêu điểm M thoả mãn các điều kiện trong câu a) ?
GV: Đưa hình vẽ lên bảng:
A
O z
B
HS: Đọc đề bài toán
HS: Lên bảng vẽ hình.
HS:
HS:
HS: Nêu được cách xác định điểm M.
HS: Vẽ tiếp hình.
HS: suy nghĩ.
8
ph
Hoạt động 3:Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà
Câu 1: Giao điểm ba dường cao của một tam giác là điểm gì?
A.trực tâm B. trọng tâm C. điểm cách đều 3 đỉnh D.điểmnằm trong tam giác
Câu 2: Trọng tâm của tam giác là giao điểm của Bài đường?
A.Ba đường cao B. Ba đường trung trực
C. Ba đường trung tuyến D.Ba đường phân giác.
Câu 3: Góc ở đáy của một tam giác cân bằng 500. Hỏi cạnh nào của tam giác cân là cạnh lớn nhất?
A.Cạnh đáy B. không xác định C. cạnh bên
Câu 4: Có thể có tam giác nào mà có độ dài 3 cạnh như sau không?
A. 2cm, 3cm, 6cm B. 1cm, 2cm, 3cm
C.1,2cm; 1cm; 2,2cm D. 3cm, 4cm, 6cm
Câu 5: Cho PQR, PM là đường trung tuyến ( M QR) , G là trọng tâm:
A. B. C. D.
Câu 6: Tam giác cân có độ dài hai cạnh là 7cm và 3cm thì chu vi của tam giác đó là:
A. 17cm B. 15cm C. 13cm D. 11cm
Câu 7: Cho tam giác EFH, biết EF = 5cm, FH = 8cm, EH= 9cm. ta có.
A. B. C. D.
Câu 8: Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm:
A. thẳng hàng
B. có một điểm cách đều ba điểm còn lại.
C. trùng nhau
D.có một điểm cách điều ba cạnh của một tam giác có đỉnh là ba điểm còn lại.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph).
+) Ôn tập lại toàn bộ lí thuyết của chương III
+) Làm các bài tập: 82;84;85 SBT ( trang 33, 34)
+) Hôm sau kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
File đính kèm:
- h7-tu33-ti64-on tap chuon.doc