Mục tiêu:
- HS giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Hiểu thế nào là đường thẳng trung trực của đoạn thẳng.
- HS công nhận tính chất có duy nhất 1 đường thẳng a’ qua A và a’a. Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đương thẳng cho trước, đường trung trực của đoạn thẳng.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 3: Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 20.08.2012
Tiết 3 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC Ngày giảng:27.08.2012
I. Mục tiêu:
- HS giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Hiểu thế nào là đường thẳng trung trực của đoạn thẳng.
- HS công nhận tính chất có duy nhất 1 đường thẳng a’ qua A và a’^a. Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đương thẳng cho trước, đường trung trực của đoạn thẳng.
- HS bước đầu tập suy luận.
*HSKT: - Biết được thế nào là hai đường thẳng vuông góc. Biết thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng.
- Công nhận tính chất có duy nhất 1 đường thẳng a’ qua A và ^a. Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc.
II. Chuẩn bị: GV: sgk, êke, giấy màu, Bp1(BT đúng, sai), Bp2(11/88)
HS: sgk, êke, thước kẻ, giấy màu, bảng con.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiễm tra bài cũ
- Thế nào là hai góc đối đỉnh?
- Nêu tính chất hai góc đối đỉnh?
- Vẽ góc xÂy = 900. Vẽ góc x’Ay đối đỉnh với góc xAy?
HS lên bảng trả lời câu hỏi và vẽ hình; Cả lớp nhận xét và đánh giá.
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc
CHo HS làm: ?1 ?2
- Hướng dẫn HS tập suy luận ở ?2.
- Sau khi giải, câu hỏi trên GV hỏi tiếp: Vậy thế nào là 2 đường thẳng vuông góc?
- Sau đó GV nêu các cách diễn đạt như SGK
y Kí hiệu: xx’^ yy’
x x'
O
y'
- HS theo gợi ý của GV suy luận.
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
- Cho HS hoạt động theo nhóm ?4.
Yêu cầu HS nêu vị trí có thể xảy ra giữa điểm O và đưòng thẳng a rồi vẽ theo các trường hợp đó.
- Củng cố bằng bài tập 11, 12/86 SGK.
- Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với a?
- Hãy phát biểu tính chất thừa nhận.
HS vẽ hình:
a. Trường hợp O nằm trên a.
a’
a O
b. Trường hợp O nằm ngoài a
a’
O·
a
3. Đường trung trực của đoạn thẳng
- Cho bài toán:
Cho đoạn thẳng AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB?
- d chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là gì?
- Giới thiệu điểm đối xứng.
- Cho đoạn thẳng CD = 3 cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy?
- HS vẽ vào vở:
d
A I B
HS phát biểu định nghĩa: SGK.
Một HS lên bảng vẽ.
Củng cố
- Cho HS nêu lại các kiến thức cần ghi nhớ
HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo vở ghi kết hợp với SGK.
- Bài tập 14-20/86-87 SGK và làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Cho đoạn thẳng MN dài 5cm. Hãy dùng thước êke để vẽ đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng MN.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Hãy vẽ đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 3: Cho đoạn thẳng MN, đường thẳng d cắt MN tại trung điểm I sao cho MI dài 3cm. Tính MN.
- Chuẩn bị thước kẻ, êke để tiết sau giải bài tập.
- Chuẩn bị giấy màu, bảng phụ nhóm, kéo.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 3.doc