Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 53 - Bài 3: Đơn thức

Mục tiêu:

- HS nhận biết được biểu thức nào đơn thức, đơn thức thu gọn, phần hệ số, phần biến của đơn thức, tìm bậc của đơn thức.

- HS viết gọn một đơn thức thành một đơn thức thu gọn, biết nhân hai đơn thức.

- HS tính toán cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị: GV: sgk, Bp1(?1), Bp2(bt điền khuyết).

 HS: sgk, ôn quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 53 - Bài 3: Đơn thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 28.02.2009 Tiết 53 §3. ĐƠN THỨC Ngày giảng: 03.03.2009 I. Mục tiêu: - HS nhận biết được biểu thức nào đơn thức, đơn thức thu gọn, phần hệ số, phần biến của đơn thức, tìm bậc của đơn thức. - HS viết gọn một đơn thức thành một đơn thức thu gọn, biết nhân hai đơn thức. - HS tính toán cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: GV: sgk, Bp1(?1), Bp2(bt điền khuyết). HS: sgk, ôn quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. III. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Kiểm tra bài cũ: - Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biểu thức ta làm thế nào? - Làm bài 9/29SGK - Nxét, kl, ghi điểm. 1 hs trả bài HS lớp làm nháp Nhận xét,... 1. Đơn thức - Đưa đề bài ?1 lên bảng(Bphụ1). - Các biểu thức ở nhóm 2 là các đơn thức. Vậy đơn thức là gì? - Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao? - GV cho HS làm ?2 - Hai học sinh lên bảng sắp xếp. Nêu Khái niệm: sgk Chú ý: Số 0 cũng là một đơn thức vì số 0 cũng là một số. - Ba học sinh lên bảng cho ví dụ 2. Đơn thức thu gọn - Xét đơn thức: 10x6y3 trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần và được viết dưới dạng nào? - Ta nói 10x6y3 là đơn thức thu gọn. - Vậy thế nào là đơn thức thu gọn? - Đơn thức thu gọn có mấy phần? - Cho ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số và phần biến? - Yêu cầu học sinh đọc chú ý. - HS trả lời Ví dụ: Đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn. Số 10 là phần hệ số, x6y3 là phần biến. Nêu Khái niệm: sgk HS cho ví dụ. Đọc Chú ý: sgk 3. Bậc của một đơn thức - Trong đơn thức 5x5y3z, số mũ của các biến x , biến y , biến z là bao nhiêu? - Làm thế nào để biết bậc của đơn thức này là bao nhiêu? - Tổng các số mũ của các biến là 5 +3 +1 = 9. Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. - Vậy bậc của đơn thức là gì? - Giới thiệu: Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. HS trả lời Nêu cách tính. Định nghĩa : SGK Chú ý : + Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. + Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. 4. Nhân hai đơn thức - Cho hai biểu thức: A = 33 . 167 , B = 34 . 166 Tính A. B = ? - Tương tự tính tích của 2x2y và 9xy4 - Vậy để nhân hai đơn thức ta làm thế nào? - Giới thiệu chú ý sgk. - Yc hs làm bài tập ?3 sgk. - Nx, Kl. - HS lên bảng thực hiện. Nêu cách tính Ghi nhớ Chú ý: sgk. ?3 HS thực hiện: (-x3).(-8xy2) = [-.(-8)].(x3.x).y2 = 2x4y2. HS khác nx, ... Củng cố: - YC hs nhắc lại các khái niệm: Đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức, nhân hai đơn thức? HS nhắc lại các nội dung kiến thức Hướng dẫn về nhà - Ôn kỹ nội dung kiến thức đã học về đon thức. - Làm bài tập 10, 11, 12, 13 ,14/32SGK. - Tiết sau chuẩn bị bài “Đơn thức đồng dạng”. + Soạn ?1 => Khái niệm đơn thức đồng dạng? + Soạn ?2, ?3. + Xem các nội dung ví dụ sgk. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiết 53.doc