Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 5: Hàm số và kiểm tra 15 phút

. Mục tiêu:

- HS biết được khái niệm hàm số.

- HS nhận biết được đại lượng này phải là hàm số của đại lượng kia không trong những cách cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng biểu thức).Tìm được giá trị của hàm số khi biết gia trị tương ứng của biến số.

- HS làm quen với khái niệm mới, bước đầu tập suy luận.

II. Chuẩn bị : GV: sgk, Bp1(KT), Bp2(?1,?2), thước kẻ.

 HS: sgk, Bp nhóm, thước kẻ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 5: Hàm số và kiểm tra 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn : 26.11.2008 Tiết 29 §5. HÀM SỐ +KT 15’ Ngày giảng: 02.12.2008 I. Mục tiêu: - HS biết được khái niệm hàm số. - HS nhận biết được đại lượng này phải là hàm số của đại lượng kia không trong những cách cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng biểu thức).Tìm được giá trị của hàm số khi biết gia trị tương ứng của biến số. - HS làm quen với khái niệm mới, bước đầu tập suy luận. II. Chuẩn bị : GV: sgk, Bp1(KT), Bp2(?1,?2), thước kẻ. HS: sgk, Bp nhóm, thước kẻ. III. Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Một số ví dụ về hàm số (10’) - Trình bày các ví dụ 1, 2, 3 như SGK, rồi cho HS làm ?1, ?2 - Nhìn vào bảng ở ví dụ 1 em có nhận xét gì? - Với mỗi thời diểm t, ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng? - ở Vd 2 em có nhận xét gì? - Ta nói nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t, khối lượng m là một hàm số của thể tích V. - Ở ví dụ 3 thời gian t là hàm số của đại lượng nào? - HS tính các gia trị tương ứng của khi V = 1, 2, 3, 4. - HS tính các giá trị tương ứng của khi V = 5, 10, 25, 30. HS nêu nhận xét. 2. Khái niệm hàm số (10’) - Qua các ví dụ trên em hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào? - Để đại lượng y là hàm số của đại lượng x cần có 3 điều kiện sau: * Các đại lượng y và x đều nhận các giá trị số. * Đại lượng y phụ thuộc đại lượng x. * Với mỗi giá trị của x luôn tìm được 1 giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y. - Nêu chú ý SGK. - Cho ví dụ về hàm số được cho bởi công thức. - Xét hàm số: y = f(x) = 3x. Tính f(1) =?; f(5) = ?; f(0) = ? - HS trả lời HS đọc chú ý(sgk). HS cho ví dụ. y = f(x) = 3x f(1) = 3.1 = 3; f(5) = 3.5 = 15 f(0) = 3.0 = 0 Củng cố(8’) - Bài 24/63 SGK: HS trả lời y là hàm số của x vì y phụ thuộc vào sự biến đổi của x, với mỗi giá trị của x ta chỉ có một giá trị tương ứng của y. - Bài 25/64 SGK: Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1 Tính f(1/2); f(1); f(2). 3 HS lên bảng tính f(1) = 3.12 + 1 = 3 + 1 = 4 f(2) = 3.22 + 1 = 12 + 1 = 13. HS khác nhận xét. Kiểm tra 15’ Đề : Câu 1(6,0đ): Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Khi x = 2 thì y = - 4. Tìm hệ số tỉ lệ. Hãy biểu diễn y theo x. Tính y khi x = -1. Câu 2(4,0đ): Cho biết 5 người làm cỏ một cánh đồng hết 8 giờ. Hỏi 8 người (với cùng năng suất như thế) làm cỏ cánh đồng đó hết bao nhiêu giờ ? Đáp án: Câu 1(6,0đ): Tìm được hệ số tỉ lệ là k = - 2. 2.0 Bd y = - 2x. 2,0 Tính đúng y = 2. 2,0 Câu 2(4,0đ): Xác định được mối liên hệ giữa hai đại lượng 2,0 Tính đúng 5 giờ. 2,0 Hướng dẫn về nhà(2’) - Nắm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x. - Làm bài tập 27, 28 ,29, 30 /64 SGK. - Ôn tập nội dung đề cương chương II. - Chuẩn bị bài “Mặt phẳng tọa độ”. + Mặt phẳng tọa độ là gì ? + Cách biễu diển các điểm trên mp tọa độ như thế nào ? IV. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiết 29.doc