I - MỤC TIÊU
- HS biết được khái niệm hàm số.
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức).
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
II - CHUẨN BỊ
- Bảng phụ bài 24 (SGK-Trang 63), thước thẳng.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 29 - Bài 5: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29:
Bài 5: Hàm số
(Ngày soạn: 05/12/2006; Ngày dạy: /12/2006)
I - Mục tiêu
- HS biết được khái niệm hàm số.
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức).
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
II - Chuẩn bị
- Bảng phụ bài 24 (SGK-Trang 63), thước thẳng.
III - các hoạt động dạy, học
Tổ chức.
7A :
7C :
7D :
2. Kiểm tra.
- Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
3. Bài mới.
- GV nêu như SGK
- HS đọc ví dụ 1
? Nhiệt độ cao nhất khi nào, thấp nhất khi nào.
- HS đọc ví dụ 2.
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- HS đọc ví dụ 3.
? t và v là 2 đại lượng có quan hệ với nhau như thế nào.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
? Trong ví dụ 1, nhiệt độ T phụ thuộc vào yếu tố nào
? Với mỗi thời điểm t ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng.
- HS rút ra nhận xét tương tự ở ví dụ 2 và ví dụ 3.
- GV thông báo T là hàm số của t; m là hàm số của V; t là hàm số của v ở ba ví dụ trên.
? Qua các ví dụ trên, hãy cho biết đại lượng y gọi là hàm số của x khi nào.
? Đại lượng y là hàm số của đại lượng x thì y phải thoả mãn mấy điều kiện là những điều kiện nào.
- GV thông báo khái niệm hàm hằng, cách cho một hàm số và kí hiệu hàm số.
- GV treo bảng phụ bài tập 24
? Phải kiểm tra những điều kiện nào.
1. Một số ví dụ về hàm số.
Ví dụ1: (SGK-Trang 62).
Ví dụ 2: m = 7,8V
V (cm3)
1
2
3
4
M (kg)
Ví dụ 3:
v (km/h)
5
10
15
20
t (h)
Nhận xét: (SGK-Trang 63).
2. Khái niệm hàm số.
Khái niệm: (SGK-Trang 63).
Điều kiện để y là hàm số của x:
- x, y đều nhận giá trị số.
- y phụ thuộc và x.
- Với mỗi giá trị của x xác định chỉ một giá trị tương ứng của y.
Chú ý: SGK-Trang 63).
- y = a (a là hằng số) gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc công thức.
- Kí hiệu hàm số: y = f(x), y = g(x)
y = f(a) là giá trị của hàm số tại x = a
Bài tập 24 (SGK- Trang63).
y là hàm số của đại lượng x
4. Củng cố.
- Học sinh làm bài tập 25 (SGK-Trang 64).
y = f(x) = 3x2 + 1
,
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nẵm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
- Làm các bài tập 26, 27, 28, 29, 30 (SGK-Trang 64).
Tiết 30
Luyện tập
(Ngày soạn: 05/12/2006; Ngày dạy: /12/2006)
I - Mục tiêu
- Củng cố khái niệm hàm số.
- Rèn luyện khả năng nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia không.
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số theo biến số và ngược lại.
II - Chuẩn bị
- Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
III - các hoạt động dạy, học
Tổ chức.
7A :
7C :
7D :
2. Kiểm tra.
- Khi nào y được gọi là hàm số của x, làm bài tập 27 (SGK-Trang 64).
- Bài tập 26 (SGK-Trang 64).
3.Bài mới.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 28
- HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu học sinh tự làm câu a.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV đưa nội dung câu b bài tập 28 lên bảng phụ.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày lời giải.
- Cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài tập 29.
- cả lớp làm bài vào vở.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm giải thích cách làm.
- GV đưa nội dung bài tập 31 lên bảng phụ.
- 1 học sinh lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét.
Bài tập 28 (SGK-Trang 64).
Cho hàm số
a)
b)
x
6
4
3
2
5
6
12
2
3
4
6
2
1
Bài tập 29 (SGK-Trang 64).
Cho hàm số . Tính:
Bài tập 30 (SGK-Trang 64).
Cho y = f(x) = 1 8x.
Bài tập 31 (SGK-Trang 65).
Cho
x
0,5
3
0
4,5
9
y
2
0
3
6
4. Củng cố.
- Đại lượng y là hàm số của đại lượng x nếu:
+ x và y đều nhận các giá trị số.
+ Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x.
+ Với 1 giá trị của x chỉ có 1 giá trị của y.
- Khi đại lượng y là hàm số của đại lượng x ta có thể viết y = f(x), y = g(x) ...
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 36, 37, 38, 39, 43 (SBT-Trang 48, 49).
- Đọc trước bài 6 “Mặt phẳng toạ độ”.
- Chuẩn bị thước thẳng, com pa.
Tiết 31
Bài 6: Mặt phẳng toạ độ
(Ngày soạn: 05/12/2006; Ngày dạy: /12/2006)
I - Mục tiêu
- Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ.
- Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
II - Chuẩn bị
- Phấn màu, thước thẳng, com pa.
III - các hoạt động dạy, học
Tổ chức.
7A :
7C :
7D :
2. Kiểm tra.
- Làm bài tập 36 (SBT-Trang 48).
3.Bài mới.
- HS đọc ví dụ trong SGK, nghe GV giứi thiệu về ví dụ đó.
- HS quan sát chiếc vé xem phim hình 15.
? Hãy cho biết trên vé số ghế cho ta biết điều gì.
- Hãy tìm thêm các ví dụ thực tiễn.
- GV giới thiệu mặt phẳng toạ độ.
- HS nghe và vẽ hệ trục toạ độ Oxy theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Hai trục số vuông góc với nhau tại gốc của mỗi trục.
+ Các đơn vị dàI trên hai trục chọn bằng nhau
+ Trục hoành Ox, trục tung Oy.
- GVđưa bảng phụ hệ trục toạ độ.
- GV nêu cách xác định điểm P.
- HS xác định theo và làm ?1
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 18.
- GV nhận xét dựa vào hình 18.
- HS làm ?2
-
1. Đặt vấn đề
VD1: Toạ độ địa lí mũi Cà Mau
VD2:
Số ghế H1
2. Mặt phảng tọa độ.
3. Toạ độ một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
Điểm P có hoành độ là 2, tung độ là 3.
Ta viết P(2; 3)
Chú ý: (SGK-Trang 67).
4. Củng cố.
- Toạ độ một điểm thì hoành độ luôn đứng trước, tung độ luôn đứng sau.
- Mỗi điểm xác định một cặp số, mỗi cặp số xác định một điểm.
- Làm bài tập 32 (SGK-Trang 67).
M(-3; 2), N(2; -3), Q(-2; 0).
5. Hướng dẫn về nhà.
- Biết cách vẽ hệ trục Oxy
- Làm bài tập 33, 34, 35, 36 (SGK-Trang 68).
- Chuẩn bị giấy kẻ ôli.
Ngày 11 tháng 12 năm 2006.
Kí duyệt
File đính kèm:
- Tuan 15.doc