1- Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số và so sánh các số hữu tỉ.
- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập hợp số:
N ZQ.
2- Về kỹ năng:
- Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, so sánh 2 số hữu tỉ trên trục số
3- Về tư duy thái độ:
- Rèn luyện tư duy linh hoạt trong khi giải toán.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Tập hợp q các số hữu tỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../....../2012 Ngày dạy:...../....../2012
Tuần 1
Chương I: Số hữu tỉ- Số thực
Tiết 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số và so sánh các số hữu tỉ.
- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập hợp số:
N ZQ.
2- Về kỹ năng:
- Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, so sánh 2 số hữu tỉ trên trục số
3- Về tư duy thái độ:
- Rèn luyện tư duy linh hoạt trong khi giải toán.
- Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận.
- Phát triển tư duy lôgíc, trí tưởng tượng. Biết quy lạ về quen.
II. Phương pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm.
III- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Bảng phụ vẽ sơ đồ quan hệ giữa 3 tập hợp số N, Z, Q và bài tập
Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ
Học sinh: Ôn tập các kiến thức: Phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân
số, quy đồng mẫu các phân số, so sánh số nguyên, so sánh phân số,
biểu diễn số nguyên trên trục số.
Phiếu học tập, Thước thẳng có chia khoảng.
III- Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 7A: ../ ...............
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ GV treo bảng phụ có ND:
1) Nêu khái niệm phân số?
Viết mỗi số sau thành 3 phân số bằng nó
3; -0,5; 0;
2) biểu diễn các số nguyên -1; 1; 2 trên trục số?
3) Hãy so sánh 2 phân số và ?
+ Hãy nhận xét câu trả lời và bài làm của các bạn trên bảng
+ GV uốn nắn sửa chữa sai sót ( nếu có )
+ 3 HS lên bảng kiểm tra:
HS1: Nêu khái niệm phân số
3 = ==
0,5 ===
0 ===
2===
HS2: Làm bài tập 2
HS3: so sánh 2 phân số và
+ HS dưới lớp nhận xét câu trả lời và bài làm của các bạn trên bảng
Hoạt động 2: Giới thiệu chương trình đ/s7
- GV giới thiệu chương trình đại số lớp 7
- Nêu yêu cầu học bộ môn
- Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn, giáo viêngiới thiệu nội dung chương I (SGK)
- HS nghe và theo dõi phụ lục
- HS ghi các yêu cầu của GV
Hoạt động 3: Số hữu tỉ
+ GV lấy phần kiểm tra để giảng bài mới
- Có thể viết mỗi số trên thành bao nhiêu phân số bằng nó?
GV: ở lớp 6 ta đã biết : Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số, số đó được gọi là số hữu tỉ.
- GV: Vậy các số trên là số hữu tỉ không
- GV: Số hữu tỉ là gì?
Kí hiệu: Tập hợp các số hữu tỉ Q
+ GV yêu cầu học sinh trả lời
Vì sao các số 0,6; -1,25; 1 là các số hữu tỉ?
- GV : Yêu cầu học sinh lên viết các số trên dưới dạng phân số?
+ GV: Yêu cầu học sinh trả lời
- Số nguyên a có là số hữu tỉ không?
vì sao?
- Số tự nhiên n có là số hữu tỉ không?
vì sao?
Qua đây em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 3 tập hợp N, Z, Q ?
+ GV treo bảng phụ có ND sơ đồ và giới thiệu sơ đồ biểu thị mối quan hệ giưa 3 TH
+ GV treo bảng phụ có bài tập1/ 7 sgk
+ GV yêu cầu HS điền vào phiếu học tập
Gọi 1 HS điền vào bảng phụ
-Sau 3 phút GV yêu cầu HS trao đổi phiếu chấm điểm
- Có thể viết mỗi số trên thành vô số phân số bằng nó
- HS: các số 3; -0,5; 0; 2 đều là số hữu tỉ
- HS: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với các số a,b, Z, b 0
0,6 = ...
-1,25 =
HS : các số trên là số hữu tỉ vì đều viết dưới dạng phân số với tử, mẫu là số nguyên
+ HS trả lời
số nguyên a có là số hữu tỉ vì mọi số nguyên đều được viết dưới dạng phân số với mẫu số là 1
với a Z thì a = => a Q
với n N thì n = => n Q
N Z; Z Q
+ HS quan sát sơ đồ
+ HS điền kí hiệu , , thích hợp vào ô trống
-3 N -3 Z -3 Q
Z Q N Z; Z Q
+ HS trao đổi phiếu chấm điểm theo đáp án và biểu điểm của GV
Hoạt động 4: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
- VD1:Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
- GV:Hướng dẫn học sinh chia đoạn thẳng đơn vị(SGK)
- VD2: Biểu diễn số trên trục số
- Viết dưới dạng phân số mẫu dương?
- chia đoạn thẳng đơn vị làm bao nhiêu phần bằng nhau ?
- Điểm biểu diễn số hữu tỉ xác định ntn?
* Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x
HS lên bảng biểu diễn
Học sinh làm từng bước dưới sự h/s của GV
- chia đoạn thẳng đơn vị làm 3 phần bằng nhau
=> đoạn thẳng đơn vị mới bằng Đv cũ
biểu diễn bởi điểm N nằm bên trái và cách điểm 0 một đoạn bằng 2 ĐV mới
Hoạt động 5 :So sánh 2 số hữu tỉ
Cho hs làm
-VD So sánh : a) -0,6 và
Để so sánh 2 số hữu tỉ ta làm ntn?
b) so sánh 0 và -3
- GV gthiệu số hữu tỉ dương, âm
- GV nhận xét: > 0 nếu a, b cùng dấu
< 0 nếu a,b khác dấu
- Viết chúng dưới dạng phân số, so sánh
- HS làm
- HS làm
HS làm số hữu tỉ dương:
Số hữu tỉ âm : :
Hoạt động 5: Luyện tập - Củng cố
- Cho 2 số hữu tỉ -0,75 và
a) So sánh 2 số đó
b) Biểu diễn 2 số đó trên trục số, nêu nhận xét vị trí 2 số đó với nhau, đối với 0.
- HS thực hiện bài tập:
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Học bài; - Bài tập về nhà: 3; 4; 5 (SGK), 1; 3; 4; 8 (SBT)
- Ôn quy tắc cộng trừ phân số, dấu ngoặc, chuyển vế
File đính kèm:
- Tiet 1-DS.doc