Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Nguyên Hoàng Nhi - Tuần 30, 31 - Tiết 62, 63: Nghiệm của đa thức một biến

 I- Mục tiêu:

1- Về kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến

- Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.

- HS biết được một đa thức có thể có bao nhiêu nghiệm.

2- Về kỹ năng:

- Có kĩ năng kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.

3- Về tư duy thái độ:

 - Phát triển tư duy, trí lực cho HS

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Nguyên Hoàng Nhi - Tuần 30, 31 - Tiết 62, 63: Nghiệm của đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30,31 Tiết 62,63: NGHIệM CủA ĐA THứC MộT BIếN I- Mục tiêu: 1- Về kiến thức: - HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không. - HS biết được một đa thức có thể có bao nhiêu nghiệm. 2- Về kỹ năng: - Có kĩ năng kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không. 3- Về tư duy thái độ: - Phát triển tư duy, trí lực cho HS II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập Học sinh: Ôn tập “ quy tắc chuyển vế”. Bảng phụ nhóm, bút dạ III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, đan xen HĐ nhóm IV- Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Cho đa thức: P(x) = 3x2 – 2x + 1 Q(x) = 2x4 – 4x3 + x +4 Hãy tính : HS1: P(x) + Q(x) HS2: P(x) – Q(x) GV: Nhận xét, cho điểm Hoạt động 2: Nghiệm của đa thức một biến Bài toán: Cho M(x) = 3x2 – 2x – 1 Hãy tính: M(-1), M(0), (1) GV: Cho HS nhận xét GV: tại x = 1 thì giá trị của M(x) bằng 0. Ta nói x = 1 là nghiệm của đa thức M(x), vậy một số khi nào là nghiệm của một đa thức ? Vậy khi nào thì x = a là nghiệm của P(x)? GV: treo bảng phụ nghiệm của một đa thức. Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a )là nghiệm của đa thức đó. Hoạt động 3: Ví dụ Cho đa thức P(x) = 2x + 1 Tại sao x = - là nghiệm của P(x)? Cho đa thức Q(x) = x2 – 1 Với giá trị nào của x thì Q(x) = 0 ? Cho đa thức G(x) = x2 + 1. Hãy tìm nghiệm của đa thức G(x) ? GV: vậy theo em, một đa thức (khác đa thức không) có thể có bao nhiêu nghiệm ? GV: Khẳng định lại về số nghiệm của một đa thức và giới thiệu chú ý GV: Yêu cầu HS làm ?1 GV: Treo bảng phụ ghi đề bài GV: Muốn kiểm tra một số có phải là nghiệm của đa thức hay không ta làm thế nào ? GV: treo bảng phụ ?2 Làm thế nào để biết được trong các số đã cho, số nào là nghiệm của đa thức ? GV: yêu cầu HS kiểm tra ở vở nháp và lên bảng khoanh tròn vào số mà em cho là nghiệm. Hoạt động 4: Củng cố – luyện tập Cho HS làm BT54SGK/48 GV treo bảng phụ ghi đề bài GV tổ chức” trò chơi toán học” Luật chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 người, chỉ có một bút lông hoặc viên phấn chuyền tay nhau viết lên bảng phụ. Mỗi người chỉ được viết một đáp số, trong vòng 3phút, đội nào viết được nhiếu đáp số đúng thì sẽ thắng cuộc GV: Đưa ra đề bài: Cho đa thức P(x) = x3 – 3x Hãy tìm x sao cho P(x ) bằng 0 GV: Kiểm tra kết quả và tuyên bố đội thắng cuộc 2HS lên bảng thực hiện Cả lớp làm vở HS thực hiện M(-1) = 3.(-1)2 – 2.(-1) – 1 = 3 + 2 – 1 = 4 M(0) = -1 M(1) = 0 HS: Nghe giảng HS: Trả lời HS: Khi P(a) = 0 HS: Thay x = - vào P(x) ta được: P(- ) = 0 ị x = - là nghiệm của P(x) HS: ta có Q(1) = 0 Q(-1) = 0 ị Q(x) có nghiệm là 1 và -1 HS: Đa thức G(x) không có nghiệm vì x2³0 với mọi x ị x2 + 1 ³ 1 >0 với mọi x, tức là không có một giá trị nào của x để G(x) bằng 0. HS: trả lời. HS: Nghe giảng và theo dõi HS: Thực hiện HS: Trả lời HS: Trả lời HS:Thực hiện vào vở HS: Nghe phổ biến luật chơi và tiến hành chơi HS: Cùng GV kiểm tra kết quả Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà Làm Bt 55, 56SGK/48 Xem lại các ví dụ trong bài Tiết sau tiếp tục luyện tập

File đính kèm:

  • docTiet 62,63.doc