I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các tính chất cơ bản của phép nhân nhiều số, phép nâng lên luỹ thừa.
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng các t/c cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
3. Thái độ:
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 6 - Tiết 63 – luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2012
Ngày giảng:11/01/2012.
Tiết 63 – luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các tính chất cơ bản của phép nhân nhiều số, phép nâng lên luỹ thừa.
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng các t/c cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu, thước thẳng.
2. HS : Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp: Dạy học tích cực và học hợp tác.
IV. Tổ chức giờ học
* Khởi động/ Mở bài (10’):
- Mục tiêu: KT các tính chất của phép nhân và áp dụng làm BT.
- ĐDDH: Thước thẳng, phấn màu.
- Cách tiến hành: Gọi 2 HS lên bảng:
HS1: Phát biểu các tính chất của phép nhân các số nguyên. Viết công thức tổng quát.
Chữa BT 92a ( SGK/95).
HS 2: Thế nào là luỹ thừa bậc n của số nguyên a ? Chữa BT 94 ( SGK/95).
BT 92a ( SGK/95): Tính:
( 37- 17). (- 5) + 23 . ( - 13 – 17)
= 20 . (- 5) + 23 . (- 30)
= - 100 – 690
= - 790
BT 94 ( SGK/95):
a, (- 5). (- 5). (- 5). (- 5). (- 5) = (- 5)5
b, (- 2). (- 2). (- 2). (- 3). (- 3). (- 3)
= [( -2).(- 3)]. [( -2).(- 3)]. [( -2).(- 3)]
= 6.6.6 = 63
- Gọi HS khác nhận xét. GV NX cho điểm.
*Hoạt động 2: Luyện tập (32’)
- Mục tiêu: Biết áp dụng các t/c cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
- ĐDDH: Thước thẳng, phấn màu, BP
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bước 1: HĐ cá nhân.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài 92 ( mỗi em giải bằng 1 cách khác nhau) và giải thích cách làm
- So sánh 2 cách làm?
- GVNX chốt lại cách làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 96
? Dưới lớp làm việc cá nhân
-Yêu cầu hs nhận xét bổ sung
-Ta đã vận dụng t/c nào vào bài tập trên?
Gọi HS trả lời
GV chốt lại câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ bài 97
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích
Gọi HS khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt lại KQ.
*Bước 2: HĐ nhóm làm bài 98
- Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm ntn?
- Y/c HS thảo luận nhóm làm BT.
? N1,2 làm phần a
? N3,4 làm phần b
Gọi đại diện nhóm b/c KQ.
GV xử lý KQ và chốt lại cách làm dạng bài tính giá trị.
*Bước3: HĐ cá nhân làm BT99 trên BP.
Bài toán nay ta đã dựa vào tính chất nào?
+ KL: GV NX chốt lại cách làm các dạng bài.
Bài tập 92/SGK-95 : Tính
b) (-57).( 67 – 34) – 67.(34 – 57)
= (-57).33 - 67(-23)
= - 1881 + 1541
= -340
C2:
=-57.67 -57.(-34) – 67.34 - 67.(-57)
= -57(67 – 67) – 34(-57 + 67)
= -57.0 – 34.10 = - 340
Hs:Cách 2 nhanh gọn dễ nhẩm
Bài tập 96 /SGK-95:Tính
a) 237.(-26) + 26 .137
= 26.137 – 26.237
= 26(137 – 237)
= 26 .(-100) = - 2600
b) 63.(-25) + 25.(-23)
= 25.( - 63) + 25.(-23)
= 25.[(- 63) + (-23)]
= 25 .(- 86) = -2150
Bài tập 97/SGK-95:) So sánh:
a) (-16).1253 .(- 8) .(- 4) . (-3) > 0
Vì trong tích có 4 thừa số âm nên tích dương
b) 13.(-24).(-15).(- 8).4 < 0
vì trong tích có 3 thừa số âm nên tích âm
Bài tập 98/SGK-96: Tính giá trị của bthức:
HS nêu cách làm
a) (-125).(-13).(-a)
= (-125).(-13).(-8)
= [(-125).(-8)].(-13)
= 1000 .(-13) = -13000
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= - ( 2.3.4.5.20)
= - ( 12.10.20)
= - 240
Bài tập 99/SGK-96:
a).(-13) + 8 (-13) = (-7 + 8).(-13) =
b) (-5).(- 4 -)
= (-5).(- 4) – (-5) . (-14) =
-Hs:Dựa vào tính chất phân phối
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (2’).
- Ôn lại các tính chất của phép nhân trong Z
- BTVN: 143; 144; 145; 146; 148/SBT.
File đính kèm:
- t63.doc