. Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Thế nào là phép chiếu song song theo một phương lên đường thẳng.
- Các tính chất của phép chiếu song song,đặc biệt là tính chất giữ nguyên sự thẳng hàng của các điểm,giữ nguyên tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song(hoặc trùng nhau).
- Thế nào là một hình biểu diễn của một hình của một hình trong không gian và cách vẽ các hình biểu diễn.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Tiết 28-29 - Bài 5: Phép chiếu song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25-12-2008
Tiết 28-29
§5. PHÉP CHIẾU SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Thế nào là phép chiếu song song theo một phương lên đường thẳng.
- Các tính chất của phép chiếu song song,đặc biệt là tính chất giữ nguyên sự thẳng hàng của các điểm,giữ nguyên tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song(hoặc trùng nhau).
- Thế nào là một hình biểu diễn của một hình của một hình trong không gian và cách vẽ các hình biểu diễn.
2. Kĩ năng:
-Biết dùng phép chiếu song song để vẽ hình biểu diễn của hình không gian và áp dụng phép chiếu song song để giải toán.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: phiếu học tập, một số hình vẽ biểu diễn hình không gian.
- Học sinh: học bài cũ, đọc bài mới ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu điều kiện để hai mặt phẳng song song ? các tính chất?
2. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Định nghĩa phép chiếu song song:
giáo viên giới thiệu định nghĩa cho học sinh và các khái niệm
(P) gọi là mặt phẳng chiếu, đường thẳng l gọi là phương chiếu; điểm M’ gọi là hình chiếu song song của điểm M qua phép chiếu song song; hình chiếu song song của hình (H)
Cho VD gọi HS lên vẽ hình chiếu song song.
Nếu điểm M thuộc mặt phẳng chiếu thì hình chiếu song song của nó là điểm nào?
Cho đường thẳng a song song với phương chiếu l thì hình chiếu song song của a là hình nào?
2. Tính chất:giới thiệu t/c 1
hướng dẫn hs chứng minh
nếu đường thẳng a nằm trong mặt phẳng chiếu (P)thì hình chiếu song song của a là hình nào?
nếu đường thẳng a cắt mặt phẳng chiếu (P) tại điểm A thì hình chiếu song song của a có đi qua điểm A không?
Gv giới thiệu hệ quả
Gv giới thiệu tính chất 2:Hình chiếu song song của 2 đường thẳng song song là hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
Gv giới thiệu tính chất 3:Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song(hoặc trùng nhau)
(hình 76 –sgk)
* Cũng cố:
Nắm vững định nghĩa phép chiếu song song và các tính chất
3. Hình biểu diễn của một hình song song:
Gv giới thiệu định nghĩa
Nhấn mạnh hs muốn vẽ đúng hình biểu diễn ta phải áp dụng 3 tính chất trên của phép chiếu song song.
Nhấn mạnh hs quy tắc vẽ hình biểu diễn.
Hình biểu diễn của hình bình hành là hình gì?
Chú ý:
Phép chiếu song song không giữ nguyên tỉ số của hai đoạn thẳng không nằm trên hai đường thẳng song song và không giữ nguyên độ lớn của một góc.
Hình biểu diễn của hình thang,hình thoi,hình chữ nhật,hình vuông là hình gì?
Có phải một tam giác bất kì có thể xem là hình biểu diễn của tam giác cân,tam giác vuông,tam giác đều hay không?
Hình biểu diễn của một đường tròn:
Hình biểu diễn của một đường tròn là gì?
-Gv giới thiệu
Hình chiếu song song của một đường tròn là một đường elip hoặc một đường tròn hoặc đặc biệt có thể là một đoạn thẳng.
Nhấn mạnh HS dùng đường elip để biểu đường tròn, tâm elip biểu diễn cho tâm đường tròn
- Nhấn mạnh với HS là một hình có thể có nhiều hình biểu diễn khác nhau.
Cho HS tiến hành hoạt động 1
GV nhận xét và sửa chữa.
Cho HS tiến hành hoạt động 2.
Gv nhận xét và sửa chữa.
Theo dõi tiếp nhận kiến thức mới
Theo dõi tiếp nhận kiến thức mới
điểm M thuộc mặt phẳng chiếu thì hình chiếu song song của nó là chính nó
khi a song song với phương chiếu l thì hình chiếu song song của a là giao điểm của a và mặt phẳng chiếu (P)
Nếu đường thẳng a nằm trong mặt phẳng chiếu (P)thì hình chiếu song song của a là chính nó
Nếu đường thẳng a cắt mặt phẳng chiếu (P) tại điểm A thì hình chiếu song song của a đi qua điểm A
Tiếp nhận kiến thức mới
Tiếp nhận kiến thức mới
Theo dõi nắm định nghĩa
Hình biểu diễn của hình bình hành là hình bình hành (đặc biệt là một đoạn thẳng)
Hình biểu diễn của hình thang là hình thang (đặc biệt là một đoạn thẳng)
Hình biểu diễn của hình thoi,hình chữ nhật,hình vuông nói chung là hình bình hành
(đặc biệt là một đoạn thẳng)
HS suy nghĩ trả lời
theo dõi tiếp nhận kiến thức
Trao đổi nhóm
Trả lời kết quả:hình biểu diễn của tâm đưởng tròn ngoại tiếp tam giác đều chính là trọng tâm O của tam giác ABC
Trao đổi nhóm vẽ hình biểu diễn
Củng cố:
Nắm được phép chiếu song song theo một phương lên một mặt phẳng.
Nắm được các tính chất của phép chiếu song song
Biết cách vẽ hình biểu diễn của một hình không gian
Hướng dẫn HS làm bài tập sách giáo khoa
File đính kèm:
- HH11 Tiet 28-29.doc