Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Tiết: 23: Bài tập

1.Về kiến thức:

 - Hiểu và nắm quy tắc cộng và quy tắc nhân

 2. Về kĩ năng:

 -Bước đầu vận dụng được quy tắc nhân và giải các bài toán liên quan

 -Giải được các bài tập trong SGK và một số bài tập trong sách bài tập.

 3.Về tư duy thái độ:

 - Biết toán học có ứng dụng trong thực tiễn

 - Rèn luyện tư duy lôgíc.

 - Hứng thú trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Tiết: 23: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 23 Bài tập I- Mục tiêu: 1.Về kiến thức: - Hiểu và nắm quy tắc cộng và quy tắc nhân 2. Về kĩ năng: -Bước đầu vận dụng được quy tắc nhân và giải các bài toán liên quan -Giải được các bài tập trong SGK và một số bài tập trong sách bài tập. 3.Về tư duy thái độ: - Biết toán học có ứng dụng trong thực tiễn - Rèn luyện tư duy lôgíc. - Hứng thú trong học tập. II- Chuẩn bị của GV và HS 1.GV: chuẩn bị 1 số bài tập để làm tại lớp 2.HS: làm bài tập về nhà. III-Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, vấn đáp - gợi mở, HS làm bài tập. IV-Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ: quy tắc cộng và quy tắc nhân? 3. Phát biểu Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: gọi HS lên làm bài 1: -HS: lên bảng làm -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: gọi HS lên làm bài 2: -HS: lên bảng làm -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: gọi HS lên làm bài 3: -HS: lên bảng làm -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: gọi HS lên làm bài 4: -HS: lên bảng làm -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: bài 5: Có bao nhiêu số tự nhiên có tính chất: a,Là số chẵn và có 2 chữ số(không nhất thiết khác nhau) b,Là số lẻ và có 2 chữ số(không nhất thiết khác nhau) c,Là số lẻ và có 2 chữ số khác nhau. d,Là số chẵn và có 2 chữ số khác nhau. -HS: 3 HS lên bảng làm -HS1: - HS2: - HS3: -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: Bài 6: Có 10 cặp vợ chồng di dự tiệc. Tính ssố cách chọn một người đàn ông và một người đàn bà trong bữa tiệc để phát biểu ý kiên, sao cho; a,Hai người đó là vợ chồng. b, Hai người đó là vợ chồng. -HS: 2 HS lên bảng làm -HS1: -HS2: -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm -GV: Bài 7:Một lớp có 40 học sinh, đăng kí chơi ít nhất một trong hai môn thể thao bóng đá và cầu lông. Có 30 em đăng kí môn bóng đá, 25 em đăng kí môn cầu lông. Hỏi có bao nhiêu em đăng kí cả 2 môn thể thao? -HS: lên bảng làm -GV: gọi HS nhận xét, đánh giá, cho điểm Bài 1: a,Có 4 số tự nhiên có 1 chữ số. b,Có 4 cách chọn chữ số hàng chục. Có 4 cách chọn chữ số hàng đơn vị THeo quy tắc nhân ta có: 4.4 = 16 số tự nhiên có 2 chữ số. c, Có 4 cách chọn chữ số hàng chục. Sau khi đã chọn chữ số hàng chục rồi, có 3 cách chọn chữ số hàng đơn vị Theo quy tắc nhân ta có: 4.3 = 12 số tự nhiên có 2 chữ số khác nhau. Bài 2: Có 6 số tự nhiên có 1 chữ số. Có 6.6 = 36 số tự nhiên có 2 chữ số.Theo quy tắc cộng có: 6 + 36 = 42 số tự nhiên bé hơn 100. Bài 3: a,Có 4 cách đi từ A đến B Có 2 cách đi từ B đến C Có 3 cách đi từ C đến D Theo quy tắc nhân ta có: 4.2.3 = 24 cách. b, Có 4 cách đi từ A đến B Có 2 cách đi từ B đến C Có 3 cách đi từ C đến D Theo quy tắc nhân ta có: 4.2.3 = 24 cách đi từ A đến D, ngược lại từ D về A có 24 cách Vậy: có 24.24 = 576 cách. Bài 4: Có 3 cách chọn mặt đồng hồ Có 4 cách chọn kiểu dây Vậy: có 3.4 = 12 cách chọn 1 chiếc đồng hồ. Bài 5: Giải: a,Có 5 cách chọnchữ số hàng đơn vị là số chẵn Có 9 cách chọnchữ số hàng chục Theo quy tắc nhân, có 5.9 = 45 số chẵn có 2 chữ số. b, Có 5 cách chọnchữ số hàng đơn vị là số lẻ Có 9 cách chọnchữ số hàng chục Theo quy tắc nhân, có 5.9 = 45 số lẻ có 2 chữ số. c, Có 5 cách chọnchữ số hàng đơn vị là số lẻ Có 8 cách chọnchữ số hàng chục Theo quy tắc nhân, có 5.8 = 40 số lẻ có 2 chữ số khác nhau. d,Số các số chẵn có 2 chữ số tận cùng bằng 0 là 9 Để tạo nên số chẵn không chẵn chục, ta chọn chữ số hàng đơn vị khác 0.Có 4 cách chọn.Tiếp theo chọn chữ số hàng chục, có 8 cách chọn.Vậy theo quy tắc cộng và quy tắc nhân có: 9 + 8.4 = 41 số chẵn gồm 2 chữ số khác nhau. Bài 6: Giải: a,Có 10 cách chọn người đàn ông.Khi đã chọn người đàn ông rồi, chỉ có 1 cách chọn người đàn bà là vợ của người đàn ông đó. Vậy: có 10 cách chọn. b,Có 10 cách chọn người đàn ông. Khi đã chọn người đàn ông rồi, có 9 cách chọn người đàn bà không là vợ của người đàn ông đó. Vậy: có 10.9 = 90 cách chọn. Bài 7: Giải: Kí hiệuA và B lần lượt là tập các em đăng kí môn bóng đá và cầu lông. Ta có : AB = 40. Theo quy tắc cộng mở rộng, ta có: n(A B) = n(A) + n(B) – n(AB) = 30 + 25 – 40 = 15 *Củng cố - dặn dò: -Nắm chắc quy tắc cộng và quy tắc nhân. -Xem lại các ví dụ và bài tập đã chữa.

File đính kèm:

  • docchuong II bai 1tiet 23.doc
Giáo án liên quan