. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Giúp học sinh
- Nắm được định nghĩa thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc
- Đọc và hiểu được nội dung của bảng phân bố của một biến ngẫu nhiên rời rạc.
2. Kĩ năng :
- Biết lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc.
- Biết cách tính xác suất liên quan tới một biến ngẫu nhiên rời rạc từ bảng phân bố xác suất của nó.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Biến ngẫu nhiên rời rạc (tiết 39), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC
(tiết 39)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Giúp học sinh
- Nắm được định nghĩa thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc
- Đọc và hiểu được nội dung của bảng phân bố của một biến ngẫu nhiên rời rạc.
2. Kĩ năng :
- Biết lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc.
- Biết cách tính xác suất liên quan tới một biến ngẫu nhiên rời rạc từ bảng phân bố xác suất của nó.
3. Tư duy : Linh hoạt
4. Thái độ : Chính xác - Cẩn thận
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Nghiên cứu sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên.
- Chuẩn bị các bảng phụ.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Gợi mở - vấn đáp.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ (2 bàn gồm 4 hs)
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
* Hoạt động 2 : Xác lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
* Hoạt động 3 : - Xây dựng tập giá trị X (dòng đầu tiên của bảng)
- Thiết lập dòng thứ 2 của bảng
* Hoạt động 4 : Dùng VD 4 (SGK trang 87) để kiểm tra đánh giá xem học sinh có nắm được bài hay không ?
* Hoạt động 5 : Dựa vào bảng để đọc các số liệu.
1/ Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nhớ lại kiến thức, tính xác suất của 1 biến cố - trả lời.
Tính xác suất của 1 biến cố “Gieo 2 con súc sắc cân đối. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của 2 con súc sắc bằng 7.
2/ Hoạt động 2 : KHÁI NIỆM - PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Dự kiến :
- X là 1 số thuộc {0, 1, 2, 3, 4, 5}
- Giá trị X ngẫu nhiên, không đoán trước được.
? Hỏi 1 : Gieo một đồng xu 5 lần liên tiếp. Kí hiệu : X là số lần xuất hiện mặt ngửa. Em hãy cho biết đại lượng X có các đặc điểm gì ?
* Tổng quát (SGK) trang 86
Dự kiến :
? Hỏi 2 :
Giao nhiệm vụ cho các nhóm (có hướng dẫn)
Tính xác suất để X nhận giá trị (X=0, 1, 2, 3, 4, 5)
Đặt
Hãy nhận xét tổng
3/ Hoạt động 3 : TRÌNH BÀY HĐ2 DƯỚI DẠNG BẢNG ĐỂ BIẾT THÔNG TIN VỀ X
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Dự kiến :
X
0
1
2
3
4
5
P
Gọi 1 học sinh trung bình -khá lên bảng.
* Tổng quát : Bảng 1 SGK trang 87
4/ Hoạt động 4 : VD4 SGK TRANG 87 CỦNG CỐ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Dự kiến : Lập bảng như HĐ 2
X
0
1
2
3
P
- X nhận giá trị trong {0, 1, 2, 3}
- Hãy tính xác suất khi x = 0, x = 1, x = 2, x = 3.
4/ Hoạt động 5 : KHI TA CÓ BẢNG PHÂN BỐ XÁC SUẤT, THÌ TA ĐỌC ĐƯỢC CÁC SỐ LIỆU TRÊN BẢNG.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Có 2 vụ vi phạm LGT : 0,3
- Có nhiều hơn 2 vụ là :
0,2 + 0,1 + 0,1 = 0,4
- Nhiều nhất là 1 vụ là :
0,1 + 0,2 = 0,3
- Từ bảng 2 SGK (về số vụ vi phạm) LGT trên đoạn đường A vào tối thứ 7.
X
0
1
2
3
4
5
P
0,1
0,2
0,3
0,2
0,1
0,1
-----------------***---------------
* Bài tập về nhà : 4.3 ; 4.4 ; 4.5 ; 4.6 trang 90, 91/SGK
File đính kèm:
- DS11 Tiet 39.doc